Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước

Một phần của tài liệu 133 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU vực bắc NINH bắc GIANG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 104 - 106)

Nhà nước

- Ban hành văn bản quy phạm phát luật, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan trong việc ban hành văn bản chỉ đạo, thông tư hướng dẫn

kịp thời đồng bộ để hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước qua hệ thống

VDB phát huy hiệu quả và là công cụ tài chính đắc lực của Chính phủ trong

điều hành kinh tế vĩ mô.

- Quy định rõ ràng, cụ thể đối tượng được hưởng ưu đãi TDĐT của Nhà nước, các chương trình mục tiêu của Chính phủ, kế hoạch phát triển

kinh tế

theo các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã

hội, thể hiện một cách rõ ràng với định hướng dài hạn, không nên thay đổi

hàng năm hoặc dàn trải như trong thời gian qua, bởi lẽ sự bất ổn định không

chỉ làm VDB lúng túng, bị động trong việc bố trí các nguồn vốn mà còn hạn

hàng mới.

- Điều chỉnh lại công tác xử lý nợ cho phù hợp với thực tế:

+ Về xử lý rủi ro, xử lý rủi ro cho dự án bán nợ cần quy định cụ thể về việc xác định giá bán nợ, mở rộng quy định về đối tượng mua nợ TDĐT của Nhà nước, giao VDB quyết định xoá nợ (gốc, lãi) đối với trường hợp CĐT bị giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà việc xử lý tài sản hoặc phân chia tài sản đã được hoàn tất, bán nợ trong trường hợp giá bán nợ bằng hoặc cao hơn nợ gốc. Bỏ quy định yêu cầu phải có văn bản đề nghị xử lý rủi ro của cơ quan cấp trên trong hồ sơ xử lý nợ và xác nhận tình hình tài chính của các CĐT là hộ gia đình, tổ hợp tác, cho phép VDB có nhiều lựa chọn trong việc mở rộng đối tượng mua bán nợ và điều kiện áp dụng biện pháp bán nợ và không tính thuế giá trị gia tăng đối với bán nợ TDĐT của Nhà nước tồn đọng. Đồng thời, bổ sung về giá bán nợ và đối tượng chịu chi phí để có căn cứ rõ ràng trong việc đàm phán và lập hồ sơ bán nợ. Một mặt, tăng thẩm quyền xử lý rủi ro cho Bộ tài chính, Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc thực hiện để đẩy nhanh tiến độ xử lý rủi ro thu hồi vốn về cho Nhà nước.

+ Về xử lý tài sản đảm bảo, các CĐT khi vay vốn hoặc được bảo lãnh các dự án do Quốc hội thông qua, các dự án theo chỉ định của Chính phủ, các dự án nhóm A được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh. Các CĐT, khi vay vốn có tài sản thế chấp tối đa bằng 30% tổng mức vốn vay (mức bảo đảm thấp hơn do VDB quyết định trên cơ sở đánh giá hiệu quả dự án/khoản vay), phần vốn vay còn lại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay. CĐT không được chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm khi chưa trả hết nợ. Trường hợp CĐT không trả được nợ hoặc giải thể, phá sản, VDB được áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, được cải tạo, sửa chữa, nâng

cấp tài sản để bán, cho thuê khai thác hoặc được góp vốn liên doanh bằng tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật đối với các TCTD để thu hồi nợ, Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện việc rà soát các quy định hiện hành, trong đó cần nghiên cứu tập trung các quy định về giao dịch bảo đảm tiền vay giao về một đầu mối, hạn chế số lượng văn bản quá nhiều gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng, VDB và khách hàng trong quá trình theo dõi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu 133 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU vực bắc NINH bắc GIANG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w