- Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 825/QĐ-NHPT ngày 25/12/2008 do Tổng Giám
đốc VDB ký và là đơn vị trực thuộc VDB để triển khai thực hiện chính sách
TDĐT, TDXK của Nhà nước trên địa bàn hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
- Chức năng của Chi nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang là triển khai thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước trên địa bàn hai
tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang và có nhiệm vụ: huy động vốn, tiếp nhận và quản lý các
nguồn vốn; bảo lãnh TDĐT, bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay các
dự án đầu tư trong nước và cho vay dự án theo hiệp định của Chính phủ; HTSĐT; cho vay xuất khẩu; bảo lãnh TDXK (theo Nghị định 75/2011/NĐ-
CP ngày 30/8/2011 thì nghiệp vụ bảo lãnh TDĐT và bảo lãnh doanh nghiệp
toán theo quy định của VDB và có tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh gồm: Ban giám đốc (5 người: 01 Giám đốc và 04 phó giám đốc), 1 phòng giao dịch và 7 phòng nghiệp vụ (trong đó có 15 lãnh đạo cấp phòng và 60 viên chức thừa hành). Ngoại trừ 8 lao động hợp đồng, cán bộ viên chức trong chi nhánh đều có trình độ đại học trở lên. Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng tài chính- kế toán do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy chế quản lý cán bộ của VDB. Theo quyết định số 39/QĐ-NHPT ngày 09/2/2009 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các phòng thuộc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang, chi nhánh có 1 phòng giao dịch và 7 phòng nghiệp vụ.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Chi nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ như sau:
❖
- Phòng giao dịch Bắc Ninh, được thành lập để giúp Giám đốc chi nhánh tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nhiệm vụ của
phòng là huy động vốn, tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn; tổ chức triển khai thực hiện công tác TDĐT và TDXK trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo sự phân công, phân cấp, uỷ quyền của Giám đốc, bao gồm: cho vay, thu hồi nợ vay vốn TDĐT các dự án; cho vay, thu hồi nợ vay vốn TDĐT; cấp HTSĐT; quản lý vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nước ngoài của Chính phủ và của VDB dùng để cho vay các dự án đầu tư trên địa bàn Bắc Ninh; thực hiện nghiệp vụ quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác của các đơn vị, tổ chức kinh tế trên địa bàn; tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện chế độ tài chính kế toán, thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ, chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ và đột xuất theo quy định của VDB.
- Phòng tổng hợp, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, đánh giá thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn; tổ chức huy động vốn, quản lý điều hành sử
dụng các nguồn vốn; tổ chức thực hiện công tác thẩm định; tổng hợp,
báo cáo,
xây dựng các chương trình công tác của Chi nhánh. Với nhiệm vụ, là
chủ chỉ
việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch cho vay, thu nợ (đối với hoạt động tín
dụng); xây dựng kế hoạch hỗ trợ sau đầu tư, kế hoạch bảo lãnh tín dụng; kế
hoạch huy động vốn của Chi nhánh trình VDB phê duyệt; chủ trì công
tác huy
động vốn, điều hành nguồn vốn; chủ trì công tác thẩm định cho vay
TDĐT và
công tác báo cáo thống kê.
- Phòng tín dụng đầu tư, có nhiệm vụ chủ động thu nhập thông tin kinh tế, xã hội trong tỉnh, trong nước; tích luỹ kiến thức tổng hợp về tài chính
phòng tổng hợp thẩm định, trình duyệt hồ sơ vay vốn của các dự án; chủ trì công tác xử lý nợ đối với TDĐT, TDXK, vay thí điểm, bảo lãnh. Thực hiện công tác giải ngân thu nợ theo đúng HĐTD, quản lý dư nợ, tài sản bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.
- Phòng tín dụng xuất khẩu, có nhiệm vụ triển khai thực hiện nhiệm vụ TDXK trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và phối hợp với Phòng giao dịch Bắc
Ninh thực hiện nhiệm vụ TDXK trên địa bàn Bắc Ninh bao gồm, thực hiện
cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện
hợp đồng.
- Phòng bảo lãnh, uỷ thác, HTSĐT, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh doanh nghiệp thuộc đối tượng được bảo lãnh theo quy định; cấp phát
vốn uỷ
thác; HTSĐT. Cụ thể là, tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh và thực hiện bảo lãnh
cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM để sản xuất kinh doanh; thực hiện nhiệm vụ quản lý, thanh toán vốn đầu tư uỷ thác các ngành; tiếp nhận, thẩm
định,cấp HTSĐT theo quy định.
- Phòng kiểm tra, giám sát, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ và công tác pháp chế của chi nhánh. Nhiệm vụ của phòng là chủ trì hoặc phối
hợp tổ chức kiểm tra các phòng nghiệp vụ theo chương trình, kế hoạch được
duyệt tại chi nhánh; làm đầu mối quan hệ và báo cáo với Ban kiểm tra
34
hạch toán kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác và tổng hợp thông tin về nghiệp vụ; tiếp nhận nguồn vốn được cấp, vốn tự huy động, vốn nhận uỷ thác cấp phát; tổng hợp tình hình cho vay, thu nợ, thu phí lãi, lãi phạt (nếu có) tình hình thanh toán, tình hình sử dụng tài sản; tổng hợp, lập và nộp báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán theo quy định.
- Phòng hành chính và quản lý nhân sự, quản lý cán bộ và xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, hành chính, quản trị; tổ chức điều hành và thực hiện các công tác, lao động, tiền lương, sắp xếp quản lý lao động một cách hợp lý; tổ chức công tác thi đua khen thưởng; quản lý sử dụng, bảo quản toàn bộ tài sản, phương tiện của Chi nhánh; thực hiện công tác văn thư lưu trữ...