Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Bắc Ninh Bắc

Một phần của tài liệu 133 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU vực bắc NINH bắc GIANG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 85 - 87)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA

NHÀ

NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU VựC BẮC NINH- BẮC GIANG

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Bắc Ninh-Bắc Bắc

Giang giai đoạn năm 2011 đến 2015

Trong xu hướng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang có vị trí rất quan trọng, thể hiện trên các mặt là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội và khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn, cảng biển nước sâu Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang có điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải, về vị trí để phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp xuất khẩu, là ngoại vi của khu vực kinh tế Thủ đô Hà Nội tăng trưởng nhanh và được hưởng tác động lan toả, có nguồn nhân lực năng động và giàu kinh nghiệm phát triển kinh tế hàng hoá. Với lợi thế đó, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang được dự báo sẽ có sự tăng tốc phát triển trong giai đoạn 2011 đến 2015 qua các lĩnh vực:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung sẽ được cải thiện hơn giai đoạn trước, tỉnh Bắc Ninh dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 14 đến 15%/năm, chiếm 1,7-

1,8% GDP của cả nước. Tỉnh Bắc Giang sẽ đạt mức tăng trưởng 12,5%/năm.

nghiệp chất lượng cao, dịch vụ tài chính, tư vấn, thương mại sẽ tăng tốc với tốc độ nhanh hơn. Theo dự kiến công nghiệp tỉnh Bắc Giang sẽ tăng khoảng 18% đến năm 2015 sẽ chiếm khoảng 44,7% giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh. Về cơ bản các hướng phát triển của hai tỉnh phù hợp với chính sách ưu đãi của VDB và Chi nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang sẽ có không gian hoạt động rộng mở hơn.

- Khu vực nông, lâm nghiệp của hai tỉnh, nhất là tỉnh Bắc Giang là đối tượng ưu tiên trong chính sách cấp tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Trong 5

năm tới, nông nghiệp, lâm nghiệp xuất khẩu của Bắc Giang sẽ có nhiều điều

kiện phát triển thuận lợi khi Trung Quốc tiếp tục giảm hàng rào thuế quan

theo cam kết với WTO. Hỗ trợ lĩnh vực này sẽ là lĩnh vực có nhiều đổi mới

với Chi nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang. Đồng thời, chính quyền

hai tỉnh

cam kết dỡ bỏ mọi trở ngại về thủ tục hành chính, thực thi các chính

sách thu

hút đầu tư, phát huy các lợi thế về vị trí, tiềm năng và nguồn nhân lực

của tỉnh

để phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ như vậy, Chi nhánh khu vực Bắc Ninh-

Bắc Giang chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cơ quan quản

lý nhằm đẩy nhanh và mở rộng quy mô TDĐT của mình.

- Thuận lợi đối với các CĐT trên địa bàn tỉnh, qua thời gian hợp tác với chi nhánh, đã tích luỹ được thông tin, kỹ năng và kinh nghiệm trong tiến

nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang khó khởi sắc.

- Khó khăn tác động đến các nhà đầu tư, qua đó tác động đến khả năng thu nợ của chi nhánh là việc mở cửa biên giới mạnh hơn sẽ làm cho luồng

hàng từ Trung Quốc tràn vào nhiều hơn, có thể làm cho các dự án đã,

đang và

sẽ triển khai gặp khó khăn về sức cạnh tranh. Nếu Chi nhánh khu vực Bắc

Ninh- Bắc Giang không chủ động tư vấn, giám sát chặt chẽ các chủ đầu

tư, dự

án thì nguy cơ rủi ro rất lớn và có khả năng xảy ra mất vốn.

Nhìn tổng thể, điều kiện hoạt động của Chi nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang trong 5 năm tới có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn. Vấn đề là chi nhánh phải biết tận dụng thuận lợi và khắc phục được các khó khăn bằng các hoạt động tích cực, sáng tạo.

Một phần của tài liệu 133 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU vực bắc NINH bắc GIANG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w