Định hướng hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB

Một phần của tài liệu 133 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU vực bắc NINH bắc GIANG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 87 - 90)

Để phát huy được hiệu quả thiết thực trong quá trình tái cơ cấu toàn hệ thống, chiến lược hoạt động TDĐT của Nhà nước tại VDB, trong 5 năm tới ban lãnh đạo của VDB đưa ra chủ trương, chính sách điều hành và hướng các chi nhánh hoạt động theo sát định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tập trung vốn cho đầu tư các chương trình dự án, sản phẩm trọng điểm nhằm góp phần chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát huy lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu các ngành hàng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, hỗ trợ các vùng miền gặp khó khăn trong phát triển kinh tế và có định hướng cho từng lĩnh vực, cụ thể:

- Về huy động vốn, VDB tập trung triển khai huy động vốn tối đa các nguồn lực tiềm tàng trong và ngoài nước đáp ứng vốn cho ĐTPT, thúc

trong và ngoài nước, vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (vay tái cấp vốn, cầm cố, chiết khấu các giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở “OMO”). Mặt khác, tận dụng tối đa nguồn tiền gửi, tiền hỗ trợ của các tổ chức kinh tế thông qua cung cấp một số dịch vụ tiện ích cho các tổ chức này.

- Về cho vay, VDB đang từng bước tiến tới việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ

giao, từng bước hướng tới thị trường, công khai minh bạch, phát triển

đa dạng

nghiệp vụ ngân hàng để tăng nguồn thu, giảm dần cấp phí quản lý từ ngân

sách Nhà nước. Đặc biệt, trong thời gian tới VDB rất chú trọng và tập trung

cơ cấu tổ chức lại hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt

động cho vay, cho vay lại các dự án vay vốn ODA theo uỷ quyền của Chính

phủ, mở rộng hình thức vay lại từ Bộ tài chính để cho vay theo nguyên tắc

VDB tự chịu trách nhiệm thẩm định, quyết định cho vay, hoàn trả vốn

vay và

tự chịu rủi ro tín dụng, phát triển hoạt động của VDB theo hướng hiện

đại và

đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Về lĩnh vực đầu tư, VDB chú trọng xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại dựa trên cơ sở thực tế hoạt động để đem lại

VDB hiện đại trong tương lai, đồng thời thực hiện thắng lợi, có hiệu quả các chính sách TDĐT và TDXK của Chính phủ.

- Toàn bộ định hướng nêu trên phải được tiến hành theo nguyên tắc an toàn và hiệu quả, hàng năm lượng vốn thông qua VDB để dành cho đầu tư

phát triển là rất lớn, nên việc đảm bảo an toàn đồng vốn của Nhà nước

có ý

nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với VDB nói riêng mà còn đối

với tài

chính công và nền kinh tế nói chung. Vì thế, việc chú trọng mở rộng mô hình,

quy mô hoạt động hoặc tốc độ phát triển cần hết sức thận trọng, việc

bảo đảm

an toàn vốn trong hoạt động để phát triển bền vững phải trở thành một phương châm chiến lược quan trọng trong thời gian tới đối với toàn hệ thống

VDB. Cùng với việc đảm bảo an toàn, hoạt động của VDB phải góp phần

nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung và hiệu quả cá biệt của ngân hàng

nói riêng thông qua việc cung ứng vốn cho đầu tư phát triển các ngành nghề,

lĩnh vực trọng điểm và các vùng, miền khó khăn của đất nước phù hợp với

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả

đầu tư,

nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát

Chính phủ trong tài trợ đầu tư phát triển mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch vụ, hoạt động năng động trên thị trường vốn khu vực và quốc tế, có tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Một phần của tài liệu 133 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU vực bắc NINH bắc GIANG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w