Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư và vấn đề thẩm định dự án

Một phần của tài liệu 130 HIỆU QUẢ đầu tư tín DỤNG THEO dự án tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH hà NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 25 - 31)

* Khái niệm về dự án đầu tư.

Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được

những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Trên góc độ ngân hàng, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, đổi mới kỹ

thuật và công nghệ, những đối tượng là tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ trong một khoảng

thời gian nhất định.

Dự án đầu tư khả thi là một dự án được lập một cách khoa học và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tính khoa học và tính hệ thống: Số liệu thông tin của dự án phải đảm bảo trung thực, phải chứng minh nguồn gốc và xuất sứ của những thông tin và những số liệu thu thập được. Phương pháp tính tốn phải đảm bảo tương đối chính xác các số liệu, việc sử dụng các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thước

và tỷ lệ. Phương pháp lý giải phải đảm bảo tính logic và chặt chẽ giữa các nội dung trong dự án.

- Tính pháp lý: Dự án phải tuân thủ những quy định của pháp luật và chính sách

của nhà nước về đầu tư. Do đó dự án đầu tư phải được lập bởi những chuyên gia am hiểu hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Tính khả thi: Dự án đầu tư phải có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực

tế. Muốn vậy dự án phải được xây dựng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể: về mặt bằng, khả năng về vốn, điều kiện cung ứng vật tư, môi trường đầu ra của sản phẩm ...

- Tính chuẩn mực: Việc xây dựng dự án, từ các bước tiến hành đến nội dung, hình thức, cách trình bày dự án đều phải tuân thủ theo những quy định chung mang tính quốc gia và quốc tế tạo điều kiện cho các bên liên quan đến dự án đầu tư hiểu và có thể quyết định đầu tư như cơ quan cấp giấy phép đầu tư; các nhà kinh doanh muốn tham gia đầu tư; các ngân hàng, tổ chức tài chính muốn tài trợ ngồi dự án...

- Tính giả định: Dự án dù được tính tốn kỹ lưỡng đến đâu cũng chỉ có tính chất

dự trù, dự báo vì nó khơng thể phản ánh hết mọi yếu tố sẽ tác động, chi phối hoạt động

của dự án trong thực tiễn.

Một dự án đầu tư đảm bảo các yêu cầu cơ bản trên sẽ giúp các nhà đầu tư giảm đến mức tối thiều các rủi ro có thể xảy ra trong q trình thực hiện và giúp cho cơ quan

thẩm định dễ dàng có quyết định cấp giấy phép đầu tư và các nhà kinh doanh có quyết

định đầu tư.

* Vai trị của dự án đầu tư:

- Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để chủ đầu tư ra quyết định đầu tư vốn thực

hiện dự án. Do dự án đầu tư được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các mặt về thị trường, tài chính, kỹ thuật, yếu tố mơi trường, nguồn

nguyên nhiên vật liệu, tổ chức quản lý và lọi ích kinh tế - xã hội. Vì vậy sẽ làm cho chủ

đầu tư yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khả năng mang lại lợi

nhuận và ít rủi ro.

- Dự án đầu tư là phương tiện để thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngồi nước liên doanh hoặc bỏ vốn tài trợ dự án. Thông qua việc thẩm định về mặt kinh tế tài chính, các tổ chức tài chính tiền tệ xem xét để quyết định đầu tư, hoặc không

- Dự án đầu tư là cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đơn đốc và kiểm

tra q trình thực hiện đầu tư. Trên cơ sở dự án đầu tư, nhà đầu tư lập kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch xây dựng, thi cơng... Đối với tổ chức tài chính tiền tệ, dự án đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch cấp vốn, hoặc cho vay theo mức độ hoàn thành kế hoạch đầu tư.

- Dự án đầu tư là văn bản chủ yếu để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư.

- Dự án đầu tư là cơ sơ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư. Khi dự án được phê duyệt thì các bên liên quan đến dự án đầu phải tuân thủ

nội dung, yêu cầu của dự án.

Do vai trò quan trọng của dự án đầu tư, nên không thể coi việc xây dựng dự án là một việc làm chiếu lệ để xin giấy phép, tìm đối tác, để xin cấp vốn, vay vốn mà phải

coi đây là công việc quan trọng, cần được thực hiện nghiêm túc vì nó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trước đối tác và Nhà nước.

* Đặc trưng cơ bản của Dự án đầu tư:

Một là, Dự án đầu tư có thời hạn dài, vốn đầu tư lớn, nguồn vốn dự án

rất đa dạng

- Thời gian kể từ khi bắt đầu tiến hành triển khai một dự án đầu tư, cho đến khi các thành quả của cơng cuộc đầu tư đó hồn thành và phát huy tác dụng đem lại lợi ích

kinh tế - xã hội phải kéo dài trong nhiều năm, thậm chí kéo dài trong hàng chục năm. Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức, quản

lý, phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Thời gian phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chính là đời của dự án, nó gắn với đời sống của sản phẩm (do dự án tạo ra)

trên thị trường.

- Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá, để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải có tiền. Số tiền cần thiết để tiến hành các hoạt động trên là rất lớn,

khơng thể trích ra cùng một lúc từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các nhà kinh doanh, doanh nghiệp, của xã hội vì điều này sẽ làm xáo trộn mọi hoạt động bình thường của sản xuất và sinh hoạt xã hội. Mặt khác, số tiền cần chi phí cho một cơng cuộc đầu tư khá lớn, khơng vận động trong suốt q trình đầu tư. Do đó, tiền sử dụng cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, ngồi vốn tự có đầu tư cho dự án thì tiền đó có

thể là tiền đi huy động và vay từ ngân hàng.

- Một dự án đầu tư có những nguồn vốn đầu tư sau:

+ Vốn tự cô'. Là vốn của bản thân chủ đầu tư, chủ sở hữu, hoặc các bên tham gia đầu tư đóng góp.

+ Vốn Ngân sách: Theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước giao vốn, quyền sử dụng đất đai, tài nguyên, mặt đất, mặt nước, hoặc nhà nước trực tiếp tự bỏ vốn đầu tư.

+ Vốn đi vay: Để bù đắp khoản thiếu hụt vốn đầu tư, các doanh nghiệp thường vay trung và dài hạn hoặc vay ngắn hạn để đảm bảo cơng trình đầu tư có thể đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ dự án đề ra; Vốn đi vay gồm:

-> Vay ngắn hạn dùng để bổ sung vốn lưu động.

-> Vay trung dài hạn chủ yếu để đầu tư vào tài sản cố định, như: cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ,....

+ Ngồi ra cịn một số nguồn vốn khác như:

-> Vốn huy động dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu... -> Nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài.

Hai là, Dự án thường gắn liền với việc lựa chọn chuyển giao công

nghệ thiết bị hiện đại và các biện pháp hô trợ thực hiện

Việc lựa chọn cơng nghệ phải đảm bảo nâng cao trình độ cơng nghệ và hiệu quả sản xuất, khai thác họp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, sử dụng nguồn lao động dồi dào, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, không gây ảnh hưởng xấu cho môi sinh, mơi trường kể cả trên khía cạnh văn hố tư tưởng, đảm bảo an toàn cho người lao động khi sử dụng công nghệ.

Các biện pháp hỗ trọ thực hiện dự án:

- Do đặc điểm của dự án đầu tư thường là những dự án lớn hình thành nên những nhà máy, xí nghiệp có quy mơ lớn; cơ sở sản xuất kinh doanh mới; hay đổi mới

dây chuyền cơng nghệ... Vì vậy, để đảm bảo cho các cơng trình này đi vào hoạt động cần phải có những bộ phận hỗ trọ đi kèm. Ví dụ để một nhà máy sản xuất giấy đi vào hoạt động địi hỏi phải có nguồn ngun liệu gỗ cung cấp đầy đủ, phải có nguồn nước thuận tiện, phải có nguồn điện để máy móc hoạt động... Muốn vậy, cùng với việc đầu tư xây dựng nhà máy, đòi hỏi phải thực hiện một số biện pháp hỗ trọ đồng bộ để đảm bảo dự án có thể thực hiện đưọc.

- Ngồi ra, dự án cịn gắn liền với quy hoạch phát triển của ngành, lãnh thổ thuộc dự án đầu tư, môi trường xã hội, chịu ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro về kinh tế

- chính trị - xã hội. Một dự án ra đời và đi vào hoạt động khơng những chỉ đảm bảo lọi

ích cho các chủ đầu tư mà cịn phải thể hiện đưọc lọi ích kinh tế xã - hội do khai thác tài nguyên, lao động... Nếu tính khả thi về thu lọi nhuận của dự án là động lực thúc đẩy

sự đầu tư của các nhà kinh doanh thì lọi ích kinh tế - xã hội của dự án là căn cứ chủ yếu

để các cơ quan chủ quản Nhà nước xem xét và cho phép đầu tư.

Ba là, Dự án cần được phân tích đánh giá trước khi đưa vào triển khai

Hoạt động đầu tư dự án là một hoạt động mang nhiều rủi ro bỏi dự án đưọc tiến hành trong một khoảng thời gian dài và chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố, diễn biến

bất thường khác nhau. Do đó dự án cần phải được phân tích đánh giá trước khi đưa vào

triển khai.

Phân tích đánh giá dự án là một phương pháp biểu thị sự lựa chọn giữa các cách

sử dụng tài nguyên có thể thay thế nhau với một cách thức phù hợp. Nói cách khác, phân tích và đánh giá dự án là việc ước định những lợi ích và chi phí của một dự án trên cơ sở biến chúng thành một chuẩn mực so sánh chung. Nếu lợi ích thu được nhiều

hơn chi phí thì dự án đó có thể triển khai được và ngược lại sẽ bị bác bỏ.

Phân tích và đánh giá dự án là một cơng việc khó khăn, phức tạp vì dự án đầu tư

thường liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và thường chịu ảnh hưởng của nhiều

yếu tố mà những yếu tố này thường xuyên thay đổi do những nhân tố khách quan như:

lạm phát, chính sách của Nhà nước...

* Các nguyên tắc cơ bản trong phân tích đánh giá dự án:

Để đảm bảo việc lụa chọn và tìm ra những dự án tối ưu, cơng tác phân tích đánh

giá dự án đầu tư cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

- Đảm bảo sự đúng đắn về mục tiêu: các lợi ích dự án mang lại phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của khu vực, địa phương nói riêng;

khơng ảnh hưởng xấu tới các mục tiêu khác.

- Đảm bảo tính hiện thực: Trong quá trình hình thành và triển khai, dự án có khả

năng thực hiện với mức độ chắc chắn cao, phù hợp với điều kiện và khả năng của chủ đầu tư.

- Đảm bảo hiệu quả: Sau khi đi vào vận hành, các dự án phải mang lại các hiệu

quả kinh tế - xã hội cụ thể, đồng thời phù hợp với các chuẩn mực hiệu quả sử dụng các

nguồn lực.

- Đảm bảo tính tiến bộ: Các yếu tố kinh tế kỹ thuật liên quan đến việc phân tích

và đánh giá dự án phải được xem xét trong điều kiện kinh tế thị trường để đảm bảo sức

sống của dự án trước mắt và lâu dài.

- Cần kết hợp nhiều mặt, đảm bảo tính chất tồn diện trong khi xem xét và đánh

giá dự án: Kết hợp đúng đắn giữa cái chung và cái riêng; giữa các mặt kinh tế, kỹ thuật

với chính sách xã hội; đảm bảo các điều kiện về an ninh quốc phịng và mơi trường...

* Nội dung phân tích và đánh giá dự án đầu tư:

Phân tích, đánh giá dự án đầu tư thực chất là nghiên cứu đánh giá tính khả thi của dự án trên tất cả các mặt làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư. Nghiên cứu, đánh

giá tính khả thi của dự án bao gồm:

- Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt kỹ thuật: xem xét, đánh giá tính tiên tiến và thích hợp của thiết bị cơng nghệ được lụa chọn; địa điếm xây dựng, cơ sở hạ tầng hiện có; khả năng cung cấp nguyên nhiên vật liệu, năng lượng,... sự hợp lý của giải pháp xây dựng...

- Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính: xem xét, đánh giá về khả năng tài chính cũng như sự quản lý tài chính. Xác định chi phí và lợi nhuận của dự án như: chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, khấu hao, lãi, các khoản thu tài chính, thời gian hồn vốn đầu tư,...

- Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt kinh tế: phân tích, đánh giá chi phí và lợi ích trên quan điếm toàn bộ nền kinh tế quốc dân (phản ánh các chi phí thực các nguồn lực của nền kinh tế quốc dân và lợi ích thực sự mà nền kinh tế quốc dân có thế nhận được), cũng như hiệu quả đối với chủ đầu tư, tức là lợi nhuận thu được trên số vốn bỏ ra.

Ngồi ra người ta cịn đánh giá tính khả thi theo nhiều khía cạnh khác của dự án

như về thương mại, về xã hội, về tổ chức, về bảo vệ môi trường...

Một phần của tài liệu 130 HIỆU QUẢ đầu tư tín DỤNG THEO dự án tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH hà NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w