Có chính sách hợp lý về tỷ giá và lãi suất

Một phần của tài liệu 130 HIỆU QUẢ đầu tư tín DỤNG THEO dự án tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH hà NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 96 - 99)

c. Cơ cấu lại tài sản có

3.3.2.1. Có chính sách hợp lý về tỷ giá và lãi suất

Chính sách tỷ giá và lãi suất đối với cho vay theo dự án có một ý nghĩa quan

trọng. Do nguồn vốn cho vay các dự án của Nhà nước hầu hết đều có vốn ngoại tệ, đồng thời thường là khoản vay lớn có thời hạn lâu dài. Vì vậy, khi có biến động tỷ giá

sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ, thu hồi vốn của các nhà đầu tư đòi hỏi tỷ giá Đồng Việt Nam so

với các loại ngoại tệ phải tương đối ổn định có tính lâu dài. Do đó, để đảm bảo quyền

lợi của các ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng khi cho vay vốn ngoại tệ các dự án, Nhà nước cần có chính sách

hợp lý

để ngân hàng yên tâm khi đầu tư vốn.

3.3.2.2.Kiến nghị về cơ chế bảo đảm tiền vay

-Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Việc quy định TCTD giữ bản chính giấy chứng nhận sở hữu tài sản trước khi đưa tài sản vào sử dụng là bất hợp

lý, vì

hiện tại các cơ quan chức năng không làm thủ tục chứng nhận quyền sở hữu khi tài sản

chưa hoàn chỉnh.

- Điều kiện khách hàng vay khơng có bảo đảm bằng tài sản:

+ Khách hàng phải có tín nhiệm với TCTD cho vay, ... Điều này là rất khó cho

ngân hàng khi xem xét cho vay lần đầu tại TCTD của mình đối với các doanh nghiệp

đã có tín nhiệm với các TCTD khác cho vay trước đó ; trong khi đó tình hình tài chính

và khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất tốt, đảm bảo được khả năng trả nợ. + Doanh nghiệp phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong hai năm liền

kề với thòi điểm xem xét cho vay: quy định này là đặc biệt vướng mắc trong thực hiện.

Rất cần được xem xét lại cho các trưịng hợp: doanh nghiệp có lỗ luỹ kế trong hai năm

giảm dần, doanh nghiệp bị lỗ do phải sáp nhập với các doanh nghiệp bị thua lỗ khác,

Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo thực hiện một số biện pháp sau:

-Chỉ đạo Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) và bộ phận này của các chi nhánh NHNN, phối họp với các tổ chức tín dụng thực hiện tốt cơng tác thơng tin tín

dụng trong hệ thống ngân hàng.

-Khẩn trưong hướng dẫn các trung tâm, bộ phận thông tin của các NHTM trong công tác thu thập thông tin theo chế độ báo cáo mới phù họp với chế độ kế tốn

hiện hành. Sớm chỉnh sửa chưong trình hệ thống mẫu biểu để đảm bảo tính đồng bộ

trong cơng tác truyền tin giữa Trung ương và địa phương.

-Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra xử lý đối với các TCTD thực

hiện không nghiêm túc các quy định về thông tin, báo cáo và cơng tác tín dụng. -Chỉ đạo các NHTM để từng bước tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật một cách đồng bộ cho hệ thống thơng tin tín dụng, từng bước hồn thiện cơng tác tổ chức

và nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ làm cơng tác thơng tin.

-Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin rủi ro của Ngân hàng Nhà

nước và của các tổ chức tín dụng, mở rộng các hình thức hoạt động của thị trường liên

ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng trong việc phối họp quản lý tín dụng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ lừa đảo phát sinh liên quan đến vốn cho vay của ngân hàng.

-Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp, cơ chế quản lý, thanh tra, kiểm tra và

quy định cụ thể đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh

tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Các tổ chức tài chính, ngân hàng nước

ngồi, tổ

chức tín dụng quốc doanh và ngồi quốc doanh phải thực hiện đúng theo một cơ chế

tín dụng chung của Ngân hàng Nhà nước, khơng đưọc hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để

cạnh tranh, giành giật khách hàng.

-Ngân hàng Nhà nước cần ban hành một cẩm nang chung về quy trình, nội dung thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, của Bộ Kế hoạch Đầu tư và của

ngân hàng phù họp với thực tiễn Việt Nam hiện nay, đồng thời để hòa nhập dần với thơng lệ quốc tế. Chẳng hạn như việc tính tốn chỉ tiêu điểm hồ vốn, NPV, IRR của

dự án có vay vốn ngân hàng trong điều kiện có lạm phát. Mốc để so sánh các chỉ tiêu

đó của dự án nhằm đưa ra quyết định có cho vay hay khơng hoặc quan điểm về tính nguồn trả nọ hàng năm.

Một phần của tài liệu 130 HIỆU QUẢ đầu tư tín DỤNG THEO dự án tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH hà NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w