c. Cơ cấu lại tài sản có
3.2.5. Dự báo các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng đầu tư theo dự án của
một
hoạt động kinh doanh tiền tệ mà để một lượng vốn đông cứng là điều không thể,
nên sẽ
đưa quỹ này vào hoạt động trên thị trường ngoại hối trên nguyên tắc: an tồn là chính,
sinh lời là phụ để đảm bảo khả năng đối phó khi rủi ro hối đối xảy ra.
3.2.5. Dự báo các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng đầu tư theo dự áncủa của
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam trong
thịi gian tói
Thời gian qua nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng
khích lệ, các chỉ số nền kinh tế tuy giảm xuống so với kế hoạch ban đầu song đều khá
hơn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên tình hình chính trị và kinh tế tại một số
nước tiếp tục diễn biến phức tạp như: chiến tranh, dịch bệnh ... cũng làm ảnh hưởng
không nhỏ với nền kinh tế Việt Nam. Do đó có thể thấy thuận lợi và khó khăn đan xen
đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư theo dự án nói riêng.
Trong thời gian tới, dự báo các nhân tố có thể tác động đến hoạt động tín dụng đầu tư
theo dự án của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, bao gồm các nhân tố:
- Lãi suất trên thị trường quốc tế giảm liên tục
Lãi suất trên thị trường quốc tế duy trì ở mức thấp và giảm liên tục, lãi suất chỉ
đạo của FED rơi xuống mức thấp nhất trong vịng 44 năm qua (1,25%/năm) gây khó
hoạt động của các NHTM nói chung, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng trong thời gian tới.
- Chính sách ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu của chính phủ
Để triển khai định hướng này, vừa qua Chính phủ đã thực thi hàng loạt các giải
pháp như giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, và mới đây nhất là việc thành
lập Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Theo đó hàng loạt các mặt hàng truyền thống chiếm
tỷ trọng vay lớn của ngân hàng trong thời gian qua như gạo, thuỷ sản, cà phê,... đều nằm trong danh mục được vay vốn ưu đãi. Như vậy, định hướng ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ một mặt có tác động thuận lợi đến hoạt động đầu tư của ngân
hàng trong lĩnh vực xuất khẩu song đồng thời cũng là một thách thức lớn vì ngân hàng
sẽ phải đối mặt với việc chuyển dời vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu lớn sang Quỹ
hỗ trợ phát triển, thị phần cho vay của ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
-Xuất hiện nhân tố thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
+ Tình hình chính trị và trật tự xã hội tại Việt Nam đang được đánh giá có
độ an
tồn cao nhất trong vùng, tốc độ phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng cao liên tục qua
các năm, đảm bảo các điều kiện làm ăn yên ổn lâu dài. Chính vì vậy, rất có khả năng
các nhà đầu tư nước ngồi sẽ chuyển dịch vùng đầu tư từ các nước kém an toàn hon
như: Thái Lan, Philipin, Indonexia,... sang Việt Nam, đây vừa là thuận lợi vừa là thách
thức cho NHTM nói chung, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng trong đầu tư dự án.
+ Để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn như: dầu khí, điện lực, viễn thơng, ....đều đang phát triển, triển
khai các dự án lớn. Nhu cầu vốn cho các dự án này là rất lớn.
+ Do môi trường kinh doanh được cải thiện nên các thành phần kinh tế tư nhân
và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tỏ ra n tâm hơn trong đầu tư, vì vậy
nhu cầu vốn tăng lên nhanh chóng.
- Quyền tự quyết và tính tự chủ của các ngân hàng được nâng cao
+ Chủ trương nâng cao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong đầu tư cho vay.
+ Cơ chế chính sách Nhà nước tiếp tục được ban hành theo hướng thơng thống
hơn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các NHTM nói chung, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng trong việc cấp tín dụng đến khách hàng. Như vậy, định hướng đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá danh mục đầu tư của Chi nhánh
NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam có điều kiện tốt để triển khai. - Xu hướng phát triển của nền kinh tế
+ Xu hướng chuyển sang đầu tư dự án, mở rộng SXKD thay vì đơn thuần kinh
doanh thương mại tiếp tục phổ biến và có hướng phát triển nhanh trong thời gian tới
tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM Việt Nam, mà cụ thể là Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cho vay trung dài hạn nhưng cũng tạo ra những thách thức trong quản trị thanh khoản và cân đối vốn.
+ Định hướng chiến lược của Nhà nước là phát triển các ngành cơng nghiệp mũi nhọn. Đây chính là cơ hội để các NHTM thực hiện việc cho vay trung dài hạn đối
vói các dự án trọng điểm của Nhà nước.
-Mức độ cạnh tranh cho vay giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt
+ Mặc dù nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn song nhìn chung do tình hình
tài chính của các doanh nghiệp chưa thực sự khỏe mạnh, phát triển SXKD chưa ổn định, năng lực quản lý cịn yếu kém...Vì vậy số lượng các dự án và phương án kinh doanh khả thi và hiệu quả khơng nhiều. Trong khi đó số vốn huy động được của các
NHTM lại khá cao vì vậy xuất hiện tình trạng cạnh tranh gay gắt, thậm chí đơi khi thiếu lành mạnh giữa các NHTM.
+ Các chi nhánh ngân hàng nước ngồi có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tín dụng đầu tư theo dự án, ngồi những khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi trong thời gian tới các ngân hàng này sẽ mở rộng sang các đối
tượng cho vay khác nhằm cạnh tranh, giành giật thị phần từ hệ thống NHTM Nhà nước nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng.
+ Cạnh tranh từ các NHTM cổ phần: Với một tỷ trọng thị phần đang tăng
lên so
với thị phần của các NHTM Nhà nước; mức độ cạnh tranh với các NHTM Nhà nước
nói chung và với Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng của các NHTM cổ
phần là tương đối mạnh.
- Môi trường đầu tư
+ Có thể nhận định rằng mặc dù cấu trúc thị trường ngân hàng đã được cải thiện
đáng kể, song hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn không thay đổi tương ứng như
những gì diễn ra đối với cơ cấu: khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng tuy có tăng
lên nhưng vẫn còn rất thấp. Các chỉ tiêu lợi nhuận/tổng tài sản và lợi nhuận/tổng
giá trị
vốn vay trong toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng đều tăng lên nhưng rất chậm.
thu hồi các khoản vay).
+ Một yếu tố quan trọng khác tạo nên các chỉ tiêu lọi nhuận còn khá thấp
của hệ
thống ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng nằm
ở chính trong sự yếu kém của các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, các tiêu thức phân loại các khoản vay của Ngân hàng Trung ương cũng chưa
họp lý, hầu hết vẫn dựa trên thời gian phát sinh quá hạn, mà chưa phân loại trên cơ sở
rủi ro các khoản vốn vay. Việc ban hành Nghị định 163 về đăng ký giao dịch bảo đảm
trong thực tế đã tháo gỡ khó khăn cho các NHTM nói chung, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng trong việc đưa ra quyết định cho vay, nhưng đối
với cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản thì ngân hàng vẫn khơng biết dựa trên tiêu
thức nào để đưa ra quyết định cho vay.
- Quá trình hội nhập
Việc hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và tham gia vào tiến trình tồn
cầu hố với các thoả thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia (AFTA, APEC, WTO....) là một vấn đề tất yếu khách quan đối với các nền kinh tế nói
chung và
nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh thực hiện các điều khoản của tiến trình
tự do hố, hội nhập như vậy thì các thách thức mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt lại
trở nên khốc liệt hơn. Xu hướng tự do hoá thương mại và mở cửa hơn nữa của thị trường tài chính ngân hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam sẽ dẫn tới những thay đổi
cơ chế và môi trường hoạt động, gây tác động mạnh tới hoạt động ngân hàng. 3.3. KIẾN NGHỊ