c. Cơ cấu lại tài sản có
3.1.2. Một số quan điểm về nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng theo dự án
THEO DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦUTƯ TÍN DỤNG THEO DỰ ÁN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƠNG TƯ TÍN DỤNG THEO DỰ ÁN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM
3.1.1. Định hướng về hoạt động tín dụng
NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nói riêng đã hoàn thành giai đoạn 1 cơ cấu lại ngân hàng và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. Đây là giai đoạn vừa kết họp phát triển theo chiều sâu trên cơ sở áp
dụng và hồn thiện các mơ thức quản lý ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế vừa phát
triển theo chiều rộng trên cơ sở gia tăng tốc độ phát triển và mở rộng thêm nhiều sản
phẩm, dịch vụ mới. Do vậy, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cần xác định mục
tiêu gắn với tiến trình hội nhập của NHNo&PTNT Việt Nam là đến năm 2013 đạt trình
độ so với khu vực trên cả 2 phương diện: quy mơ và chất lưọng. Do vậy, ngồi việc phải đạt đưọc những chỉ số cơ bản về kinh doanh: lọi nhuận trên vốn, lọi nhuận trước
khi nộp thuế, đối với cơng tác tín dụng cần thực hiện theo định hướng sau: - Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn đạt từ 22 - 25%/năm.
- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn so với tổng dư nợ chiếm khoảng 40%. - Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ ở mức dưới 2%.
3.1.2. Một số quan điểm về nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụngtheo dự án theo dự án
Hiệu quả đầu tư tín dụng theo dự án có những nét khác biệt so với đầu tư tín
dụng ngắn hạn; do vậy cần phải có quan điểm nhất quán trong đầu tư tín dụng theo dự
án. Những quan điểm này thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau đây:
-Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng huy động vốn và mở rộng đầu tư tín dụng; trong
đó chú trọng đến đầu tư tín dụng theo dự án trên cơ sở mở rộng mạng lưới theo hướng
ưu tiên các địa bàn có tiềm lực kinh tế, có điều kiện phát triển kinh tế theo hướng hội
nhập tốt nhất.
-Đẩy mạnh huy động vốn, song song với việc cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng
nâng cao tỷ trọng nguồn vốn VNĐ, nguồn vốn từ dân cư; duy trì và mở rộng nguồn vốn từ tổ chức kinh tế; tranh thủ nguồn vốn đầu tư, vốn nhàn rỗi của các Công ty Bảo
hiểm, Kho bạc... Đặc biệt lưu ý các giải pháp huy động các nguồn vốn trung dài hạn,
coi đây là khâu then chốt có tính quyết định tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng
tín dụng trung dài hạn phục vụ nhu cầu ngày một tăng của tín dụng theo dự án trong
những năm tới.
-Tiếp tục đẩy mạnh tín dụng một cách vững chắc, có chất lượng trên cơ sở tiếp
tục đầu tư vào các chương trình đầu tư, dự án đầu tư; chú trọng đầu tư cho các ngành,
lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ. Tiếp tục phát huy thế mạnh của
Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong việc cho vay vốn đối với các dự án có
- Việc đầu tư tín dụng sẽ tập trung vào các dự án của những doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao, khả năng thu hồi vốn nhanh, tạo ra sản phẩm và
tăng thêm công ăn việc làm cho người lao động.
- Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, các ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước, của địa phương, ... Những lĩnh vực này có hiệu quả kinh tế
chắc chắn, thị trường ổn định, khả năng cạnh tranh cao.
- Tiếp tục tham gia đồng tài trợ đối với một số dự án trên địa bàn, nhằm đảm
bảo dư nợ cao và ổn định lâu dài. Đẩy mạnh đầu tư vào các khu cơng nghiệp, khu kinh
tế, chú trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
- Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã - hội của Nhà nước nói chung,
của địa phương nói riêng trong những năm tới và thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá đất nước; hoạt động tín dụng đầu tư dự án tại Chi nhánh NHNo&PTNT
tỉnh Hà Nam cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
+ Đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng xã hội, những dự án phát triển kinh tế theo
chiến lược chung của Nhà nước, của địa phương.
+ Đầu tư cho những dự án hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
ngành, của địa phương nhằm tận dụng, khai thác thế mạnh và tiềm năng của từng ngành, của địa phương. Đặc biệt là những ngành mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm.