Căn cứ vào thời gian cho vay của dự án, tín dụng đầu tư được phân thành tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
- Tín dụng trung hạn: Là loại có thời gian cho vay từ trên 1 năm cho đến 5 năm.
Loại tín dụng này phục vụ nhu cầu cho vay để đầu tư tạo ra tài sản cố định như: mua sắm thiết bị, kỹ thuật công nghệ, mua sắm dây chuyền sản xuất, nâng cấp mở rộng cơ sở sản xuất.... có quy mơ vừa và nhỏ, thời gian thu hồi vốn đến 5 năm.
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời gian cho vay trên 5 năm, được áp dụng để cho vay đầu tư các cơng trình có quy mơ lớn, thời gian thu hồi vốn dài như: xây dựng mới các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất có quy mơ lớn, các cơng trình cơ sở
hạ tầng kỹ thuật (đường xá, cảng biển, sân bay...), thời gian thu hồi vốn của các dự án này thường trên 5 năm.
* Nguồn vốn tín dụng đầu tư dự án:
Để đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng, mà đặc biệt là các nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án thì ngân hàng phải cân đối và sử dụng nhiều nguồn vốn, cụ thể nguồn vốn đầu tư dự án của NHTM bao gồm:
- Nguồn vốn huy động
Nghiệp vụ chủ yếu nhất của bất cứ một ngân hàng thương mại nào là thu hút tiền gửi, cịn gọi là cơng tác huy động vốn trong xã hội. Đó là vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền tiết kiệm của dân cư, các khoản tiền tiết kiệm khơng kỳ hạn và có kỳ
hạn, phát hành trái phiếu...
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và là nguồn chủ yếu cho các nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng. Theo thời hạn, nguồn vốn huy động được chia làm hai loại:
+ Loại tiền gửi có kỳ hạn: Tiền tiết kiệm là những thu nhập bằng tiền mặt và tiền để dành của dân cư nên nó phù hợp với loại tiền gửi có kỳ hạn, người gửi tiền tiết
kiệm nhằm mục đích thu lợi tức. Do đó để thu hút nguồn này các NHTM cần thực thực hiện chính sách lãi suất phù hợp hấp dẫn.
+ Phát hành các loại giấy tờ có giá, đó là: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.... Đây là nguồn vốn quan trọng của các ngân hàng để sử dụng cho vay trung dài hạn.
- Nguồn vốn tự có
Vốn tự có là những khoản vốn và quỹ mà về mặt lý thuyết phải thuộc quyền sử dụng một cách chủ động và thường xuyên của một NHTM, hay nói cách khác đó là vốn chủ hữu. Bao gồm:
+ Vốn điều lệ chủ yếu được dùng để mua sắm động sản và bất động sản, phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, góp vốn liên doanh, cho vay và mua cổ phần các tổ
chức tín dụng khác.
+ Các quỹ ngân hàng được trích từ lợi nhuận rịng (Lợi nhuận rịng = tổng thu nhập - tổng chi phí - thuế) của ngân hàng; bao gồm: quỹ dự trữ, quỹ phát triển kỹ thuật
nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi...
+ Các quỹ khơng hình thành từ lợi nhuận ngân hàng; như: quỹ khấu hao cơ bản,
quỹ khấu hao sửa chữa lớn và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng nó đóng vai trị quan trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh doanh, tiến hành thu hút nguồn vốn khác.
- Nguồn vốn ủy thác
Nguồn vốn ủy thác là nguồn vốn mà các NHTM nhận uỷ thác từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước, từ Ngân sách Nhà nước để cho vay trung dài hạn thuộc kế hoạch xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước để thực hiện những chương trình và dự
- Nguồn vốn đi vay
Các ngân hàng có thể vay vốn của NHNN khi NHNN nhận cho vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM, hoặc vốn đi vay của các TCTD khác.
- Nguồn vốn khác
Các nguồn vốn khác như: vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như khi làm đại lý, dịch vụ thanh tốn, phát hành - thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế, bán chứng phiếu có giá, làm trung gian thanh tốn...
1.3. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TÍN DỤNG THEO Dự ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI