Phát triển cơ sở hạ tầng ngành ngân hàng:

Một phần của tài liệu 135 HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 80 - 81)

- Xây dựng chuẩn kết nối chia sẻ dữ liệu (open API) giữa các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác;

- Xây dựng, tổ chức triển khai Đề án Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng;

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hạ tầng hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hệ thống Thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ giá trị thấp (ACH), hệ thống chia sẻ dữ liệu chung ngành ngân hàng (CIC)...;

- Mở rộng hợp tác với các ngân hàng quốc tế về Ngân hàng số, với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về Fintech;

- Ứng dụng công nghệ vào công tác giám sát và quản lý để tăng cường năng lực quản lý, giám sát đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động (SupTech).

- Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về định danh cá nhân và Cơ chế chia sẻ thông tin để góp phần thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số và các dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại đến tay người tiêu dùng mà không phụ thuộc vào khoảng cách không gian;

- Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển cho các nhà nghiên cứu, công ty công nghệ tài chính. Chính phủ và các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện và/hoặc hình thành các chương trình vườn ươm (Incubator), chương trình gia tốc (Accelerator) dành cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech; Khuyến khích hình thành và kêu gọi sự đầu tư của các Quỹ đầu tư khởi nghiệp

trong nước và quốc tế;

Một phần của tài liệu 135 HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w