Đánh giá chung về tình trạng tài sản cố định

Một phần của tài liệu 135 HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 69)

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, VPBank cũng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính và như kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên với sự nỗ lực của các nhân viên của VPBank cũng như sự ham học hỏi của Ban lãnh đạo của VPBank, VPBank đã ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

VPBank đã thực hiện tốt các nghĩa vụ với Nhà nước, trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, luôn bảo toàn sử dụng và phát triển vốn có hiệu quả, nộp ngân sách đầy đủ và đúng quy định của cơ quan thuế. VPBank đã sử dụng TSCĐ khá hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo toàn được tài sản cố định khá tốt, chưa có tài sản cố định nào hư hỏng trước thời hạn.Công tác bảo quản và sử dụng cũng được thực hiện một cách hợp lý thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như kiểm soát định mức tiêu hao.

Quy mô hoạt động của VPBank ngày càng gia tăng với tổng tài sản của VPBank năm 2018 là 274.158.200 triệu đồng, năm 2019 là 316.967.687 triệu đồng và năm 2020 là 360.057.784 triệu đồng, tăng lên gần 50 tỷ đồng so với năm trước. Chứng tỏ VPBank luôn mở rộng về quy mô hoạt động và có kết quả tăng trưởng tốt.

VPBank đã xây dựng một hệ thống văn bản, quy trình, quy định để hướng dẫn đầu tư TSCĐ mua mới, quản lý, giám sát, sử dụng tài sản một cách khoa học tạo điều kiện và nâng cao năng lực sử dụng và khai thác năng lực kinh doanh của các TSCĐ hiện có.

VPBank cũng đã thanh lý các TSCĐ lạc hậu và đầu tư máy móc thiêt bị, công nghệ hiện đại một cách hợp lý, kịp thời, đẩy nhanh sức cung ứng dịch vụ, sản phẩm lên cao, tối đa hoá lợi nhuận. Lợi ích mà VPBank thu được từ việc sử dụng TSCĐ rất cao.

Trong thời gian qua VPBank đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, còn những tồn tại, hạn chế mà VPBank cần cải thiện và khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn trong sử dụng TSCĐ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng TSCĐ biến động thất thường. Qua kết quả đánh giá và phân tích các số liệu tại Chương 2 về tình hình sử dụng TSCĐ của VPBank trong thời gian 2018-2020, nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của VPBank tương đối cao so với các ngân hàng khác nhưng ở mức không ổn định, có tăng giảm trong giai đoạn nghiên cứu. Chứng tỏ VPBank đang trong giai đoạn tăng cường khai thác TSCĐ nhưng hiệu quả mang lại chưa cao hoặc các TSCĐ này đang trong giai đoạn đầu sử dụng của dự án nên khả năng khai thác còn hạn chế.

Thứ hai, Hầu hết các dự án triển khai các hệ thống công nghệ thông tin tại VPBank đều bị chậm tiến độ ít nhất từ 3-6 tháng (tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2020 là 30%). Vấn đề này tác động lớn tới hiệu quả sử dụng TSCĐ do làm chậm kế hoạch kinh doanh và các TSCĐ này là các hệ thống công nghệ thông tin có sự hao mòn tài sản vô hình rất lớn và nhanh.

Thứ ba, giai đoạn 2019-2020, VPBank đã phát hiện ra số lượng TSCĐ thực tế lớn hơn nhiều so với giá trị ghi nhận trên sổ sách.

Thứ tư, VPBank chưa chú trọng đầu tư vào TSCĐ mặc dù TSCĐ đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho VPBank so với trung bình ngành.

b) Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Sự biến động của hàng hóa trên thị trường: Đặc điểm của các tài sản công nghệ có vòng đời ngày càng ngắn do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng và tốc độ phát triển rất nhanh. Một thiết bị/ một giải pháp tại thời điểm mua sắm có thể là phương án tốt nhất trên thị trường. Nhưng khi triển khai xong (3-6 tháng) thì thiết bị ấy/ công nghệ đó đã có thể bị một thiết bị mới/ công nghệ mới thay thế với tốc độ xử lý tốt hơn, chất lượng tốt hơn.

- Do TSCĐ của VPBank có phạm vi phân bổ trên phạm vi quá rộng (toàn quốc) sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý, thực hiện kiểm kê TSCĐ.

- Các chi nhánh/ phòng giao dịch của VPBank trên toàn quốc và thường có sự thay đổi chi nhánh/ phòng giao dịch trong khoảng thời gian từ 3-5 năm nên trong quá trình dịch chuyển chi nhánh/ phòng giao dịch cũng dẫn tới thất thoát hoặc làm hư hỏng một số lượng TSCĐ nhất định.

Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác thực hiện quản lý TSCĐ tại VPBank vẫn còn khá thủ công, chưa áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý, kiểm soát vị trí của TSCĐ.

- Do trình độ chuyên môn của các cán bộ nghiên cứu TSCĐ còn hạn chế dẫn tới quá trình nghiên cứu và tìm hiểu kéo dài hoặc cán bộ nhân viên thực hiện nghiên cứu chưa kỹ về TSCĐ dẫn tới trong quá trình chào thầu với nhà cung cấp, VPBank bị động trong công tác đánh giá chất lượng TSCĐ dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện mua sắm đầu tư TSCĐ, đặc biệt với những TSCĐ là máy móc thiết bị và phần mềm vì các TSCĐ này có vòng đời thay thế ngắn do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0.

- Do số lượng nhân sự thực hiện công tác quản lý TSCĐ ít (9 nhân sự đã bao gồm cả trưởng phòng) quản lý toàn bộ TSCĐ trên phạm vi toàn quốc đồng thời trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên trong công tác quản lý TSCĐ còn

hạn chế đẫn tới không kiểm soát được các TSCĐ khi điều chuyển hoặc di chuyển vị trí. Do số lượng nhân sự ít nên khi thực hiện kiểm kê định kỳ sẽ mất nhiều thời gian thực hiện kiểm kê và sau khi thực hiện kiểm kê TSCĐ xong thì trong thực tế TSCĐ đã có sự thay đổi về đơn vị sử dụng TSCĐ.

- Do trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên của VPBank trong công tác quản lý dự án còn yếu kém, không giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án hoặc kéo dài thời gian xử lý phát sinh nên đã làm chậm tiến độ của dự án mua sắm đầu tư mới TSCĐ so với kế hoạch.

- Do VPBank triển khai một loạt các dự án cùng một thời điểm, các nhân sự có khả năng một lúc phải thực hiện nhiều dự án dẫn tới việc bị chậm tiến độ và ảnh hưởng tới cả chất lượng các công việc thực hiện mua sắm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua các phân tích và thực trạng các sự việc đang diễn ra tại VPBank, có thể nhận thấy VPBank là đơn vị đi đầu trong ngành trong việc tận dụng, sử dụng hiệu quả tài sản sẵn có của mình phục vụ cho công tác kinh doanh, nhưng bên cạnh đó còn nhiều tồn tại và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý tài sản và có tác động lâu dài nếu không khắc phục và chấm chỉnh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA VPBANK

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của VPBank trong thời gian tới

Định hướng hoạt động kinh doanh của VPBank trong thời gian tới đã được VPBank công khai trên website chính thức của mình như sau:

3.1.1. Chiến lược phát triển

“VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân và nhóm 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận, đồng thời với mục tiêu là ngân hàng thân thiện với người

tiêu dùng nhờ công nghệ vào năm 2022.” 16

“Để hiện thực hóa mục tiêu, VPBank xác định trong thời gian tới cần chú trọng tăng trưởng chất lượng song song với tăng trưởng quy mô một cách có chọn lọc trên các phân khúc thị trường chủ đạo. Trong đó, tăng trưởng chất lượng cần được chú trọng, xuyên suốt các chủ trương chính sách của ngân hàng:

• Các chỉ tiêu quy mô và hiệu quả duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của toàn ngành

• Nâng cao năng suất bán và chất lượng của đội ngũ bán nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và huy động

• Củng cố và nấng cấp các hệ thống nền tảng hỗ trợ kinh doanh với mục

tiêu: tập trung hóa, tự động hóa, số hóa và đơn giản hóa.”17

3.1.2. Các giá trị cốt lõi

“Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp

16 vpbank.com.vn

của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:

• Khách hàng là trọng tâm;

• Hiệu quả;

• Tham vọng;

• Phát triển con người;

• Tin cậy;

• Tạo sự khác biệt.

Những thành quả đạt được trong giai đoạn chuyển đổi vừa qua đã khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank, với những thay đổi tích cực về hình ảnh, chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, .... Sự tin cậy của khách hàng đối với VPBank cũng ngày càng củng cố với việc gia tăng liên tục số lượng khách hàng mới và nguồn vốn huy động. Đặc biệt hơn cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân hàng. Những yếu tố then chốt này đã, đang, và sẽ trở thành vũ khí chiến lược của VPBank trong hành trình hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọt vào nhóm 3 Ngân hàng giá trị nhất Việt Nam.

Năm 2020 và 2021 là năm với nhiều thách thức và những biến đổi hết sức nhanh chóng của công nghệ số, hành vi người dùng và những hình thái kinh tế mới, nhưng VPBank sẵn sàng đón nhận những vận hội và cả những thách thức mới để tiếp tục phát triển và chinh phục những đỉnh cao tiếp theo. VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, VPBank sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả

vào sự phát triển của cộng đồng.”18

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại VPBankQuy trình quản lý tài sản bao gồm các bước chính như sau: Quy trình quản lý tài sản bao gồm các bước chính như sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý TSCĐ19

Theo đó, VPBank cần chú trọng triển khai các giải pháp sau để việc thực hiện quản lý TSCĐ đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn:

3.2.1. Giải pháp khi đưa ra quyết định đầu tư

VPBank đã có các quy trình quy định liên quan tới quản lý dự án (thành lập tổ dự án nghiên cứu khả thi, quy định trách nhiệm các bên liên quan tới dự án...), quy trình và quy định mua sắm tại VPBank.. Tuy nhiên, để đảm bảo kế hoạch kinh doanh, việc mua sắm TSCĐ cũng cần xử lý nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí nhất có thể nên trong thời gian này VPBank chủ yếu tập trung vào việc giảm thiểu thời gian thực hiện mua sắm và phát triển sản phẩm. Cụ thể:

19 Tổng hợp theo quy trình nội bộ và tham khảo bài viết https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai- phap-tang-cuong-quan-ly-tai-san-co-dinh-trong-doanh-nghiep-313648.html

Việc đề xuất mua TSCĐ cần được xác định chính xác nhu cầu chi tiết đến từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh của VPBank và kế hoạch tài chính tương ứng sẽ tạo điều kiện cho VPBank chủ động huy động nguồn vốn cho công tác mua sắm TSCĐ này.

. Ngoài thực hiện lên các kế hoạch đầu tư TSCĐ, VPBank phải nâng chất lượng, hiệu quả công việc khi tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng, nghiên cứu tính khả thi dự án một cách khoa học, cẩn trọng, tỉ mỉ, chi tiết .... để đưa ra được những quyết định tốt nhất đồng thời thực hiện được việc nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ đầu tư mới.

Nâng cao chất lượng nhân sự tham gia nghiên cứu dự án quản lý dự án để đảm bảo chất lượng công việc nghiên cứu, và quản lý được kế hoạch đầu tư TSCĐ bằng cách thuê các nhân viên sự có chất lượng cao với nhiều ưu đãi, đãi ngộ hoặc thực hiện đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự.

VPBank cần theo dõi sát sao việc thực hiện hợp đồng đã ký với đối tác. Các hàng hóa, dịch vụ được triển khai/ hoặc cung cấp chậm sẽ ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành dự án của VPBank và ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch kinh doanh.

3.2.2. Giải pháp khi thực hiện ghi nhận TSCĐ và quản lý TSCĐ

- Thường xuyên thực hiện đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với sổ cái. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán liên quan tới công tác quản lý TSCĐ để sớm phát hiện ra các sai sót của các cán bộ nhân viên thực hiện công tác quản lý tài sản.

- Cần có cơ chế để kiểm soát năng lực của các nhân sự thực quản lý tài sản của đối tác thuê ngoài thực hiện công tác quản lý tài sản cho VPBank.

- VPBank phải liên tục thực hiện việc chuyển giao công nghệ, thiết bị, máy móc hiện đại và tân tiến của nước ngoài vào phục vụ công tác quản lý TSCĐ của mình, giám sát việc sử dụng TSCĐ từ xa.

TSCĐ nào không phù hợp với yêu cầu kinh doanh để thực hiện thanh lý các TSCĐ này.

- Tiếp tục nâng cao năng lực của các kế toán viên trong công tác ghi nhận và phân bổ chi phí khấu hao của TSCĐ.

3.2.3. Giải pháp khi thực hiện thanh lý TSCĐ

- VPBank cần xây dựng hệ thống văn bản quy định, quy trình về thủ tục thanh lý TSCĐ đề hạn chế các tình trạng như: thanh lý các tài sản vẫn còn sử dụng được, các nhân viên bán TSCĐ thường bán dưới giá thị trường hoặc một tài sản thanh lý nhưng không có thủ tục chính thức... Tiến hành công tác thanh lý công khai và minh bạch để tránh tình trạng bị ép giá TSCĐ thanh lý.

3.2.4. Một số giải pháp khác

- Nâng cao năng lực của cán bộ nhận viên là một giải pháp định tính, nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ nhân viênlà một vấn đềmà dường như mọi doanh nghiệp Việt Nam đều quan tâm. Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ liên quan tới công tác quản lý tài sản, bảo quản tài sản và sử dụng TSCĐ. VPBank có thể đưa ra những ưu đãi trong tuyển dụng (về lương bổng, trợ cấp, về thời gian công tác, ...) nhằm thu hút nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao đảm nhiệm công tác quản lý kinh doanh nói chung và quản lý tài sản nói riêng. Từ đội ngũ cán bộ hiện tại (ưu thế là có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề). VPBank thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực làm việc của các cán bộ nhân viên. Đối với đội ngũ nhân viên vận hành và sử dụng TSCĐ công nghệ cao cần được hướng dẫn và đào tạo về nghiệp vụ quản lý và sử dụng tài sản trong quá trình làm việc để đảm bảo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm. Định kỳ hàng tháng có bộ phận chuyên môn thực hiện kiểm tra đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện.

- Kiện toàn các văn bản quy định nội bộ đã có và rút gọn các bước không cần thiết để vừa đảm bảo chất lượng công việc và tiến độ triển khai thực tế.

- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, có tri thức hiện đại và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới. Xây dựng tác

Một phần của tài liệu 135 HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 69)

w