Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 135 HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 70 - 74)

a) Hạn chế

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng TSCĐ biến động thất thường. Qua kết quả đánh giá và phân tích các số liệu tại Chương 2 về tình hình sử dụng TSCĐ của VPBank trong thời gian 2018-2020, nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của VPBank tương đối cao so với các ngân hàng khác nhưng ở mức không ổn định, có tăng giảm trong giai đoạn nghiên cứu. Chứng tỏ VPBank đang trong giai đoạn tăng cường khai thác TSCĐ nhưng hiệu quả mang lại chưa cao hoặc các TSCĐ này đang trong giai đoạn đầu sử dụng của dự án nên khả năng khai thác còn hạn chế.

Thứ hai, Hầu hết các dự án triển khai các hệ thống công nghệ thông tin tại VPBank đều bị chậm tiến độ ít nhất từ 3-6 tháng (tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2020 là 30%). Vấn đề này tác động lớn tới hiệu quả sử dụng TSCĐ do làm chậm kế hoạch kinh doanh và các TSCĐ này là các hệ thống công nghệ thông tin có sự hao mòn tài sản vô hình rất lớn và nhanh.

Thứ ba, giai đoạn 2019-2020, VPBank đã phát hiện ra số lượng TSCĐ thực tế lớn hơn nhiều so với giá trị ghi nhận trên sổ sách.

Thứ tư, VPBank chưa chú trọng đầu tư vào TSCĐ mặc dù TSCĐ đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho VPBank so với trung bình ngành.

b) Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Sự biến động của hàng hóa trên thị trường: Đặc điểm của các tài sản công nghệ có vòng đời ngày càng ngắn do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng và tốc độ phát triển rất nhanh. Một thiết bị/ một giải pháp tại thời điểm mua sắm có thể là phương án tốt nhất trên thị trường. Nhưng khi triển khai xong (3-6 tháng) thì thiết bị ấy/ công nghệ đó đã có thể bị một thiết bị mới/ công nghệ mới thay thế với tốc độ xử lý tốt hơn, chất lượng tốt hơn.

- Do TSCĐ của VPBank có phạm vi phân bổ trên phạm vi quá rộng (toàn quốc) sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý, thực hiện kiểm kê TSCĐ.

- Các chi nhánh/ phòng giao dịch của VPBank trên toàn quốc và thường có sự thay đổi chi nhánh/ phòng giao dịch trong khoảng thời gian từ 3-5 năm nên trong quá trình dịch chuyển chi nhánh/ phòng giao dịch cũng dẫn tới thất thoát hoặc làm hư hỏng một số lượng TSCĐ nhất định.

Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác thực hiện quản lý TSCĐ tại VPBank vẫn còn khá thủ công, chưa áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý, kiểm soát vị trí của TSCĐ.

- Do trình độ chuyên môn của các cán bộ nghiên cứu TSCĐ còn hạn chế dẫn tới quá trình nghiên cứu và tìm hiểu kéo dài hoặc cán bộ nhân viên thực hiện nghiên cứu chưa kỹ về TSCĐ dẫn tới trong quá trình chào thầu với nhà cung cấp, VPBank bị động trong công tác đánh giá chất lượng TSCĐ dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện mua sắm đầu tư TSCĐ, đặc biệt với những TSCĐ là máy móc thiết bị và phần mềm vì các TSCĐ này có vòng đời thay thế ngắn do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0.

- Do số lượng nhân sự thực hiện công tác quản lý TSCĐ ít (9 nhân sự đã bao gồm cả trưởng phòng) quản lý toàn bộ TSCĐ trên phạm vi toàn quốc đồng thời trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên trong công tác quản lý TSCĐ còn

hạn chế đẫn tới không kiểm soát được các TSCĐ khi điều chuyển hoặc di chuyển vị trí. Do số lượng nhân sự ít nên khi thực hiện kiểm kê định kỳ sẽ mất nhiều thời gian thực hiện kiểm kê và sau khi thực hiện kiểm kê TSCĐ xong thì trong thực tế TSCĐ đã có sự thay đổi về đơn vị sử dụng TSCĐ.

- Do trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên của VPBank trong công tác quản lý dự án còn yếu kém, không giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án hoặc kéo dài thời gian xử lý phát sinh nên đã làm chậm tiến độ của dự án mua sắm đầu tư mới TSCĐ so với kế hoạch.

- Do VPBank triển khai một loạt các dự án cùng một thời điểm, các nhân sự có khả năng một lúc phải thực hiện nhiều dự án dẫn tới việc bị chậm tiến độ và ảnh hưởng tới cả chất lượng các công việc thực hiện mua sắm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua các phân tích và thực trạng các sự việc đang diễn ra tại VPBank, có thể nhận thấy VPBank là đơn vị đi đầu trong ngành trong việc tận dụng, sử dụng hiệu quả tài sản sẵn có của mình phục vụ cho công tác kinh doanh, nhưng bên cạnh đó còn nhiều tồn tại và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý tài sản và có tác động lâu dài nếu không khắc phục và chấm chỉnh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA VPBANK

Một phần của tài liệu 135 HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 70 - 74)

w