Một số kiến nghị với cơ quản nhà nước

Một phần của tài liệu 135 HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 79)

3.3.1. Chính sách, pháp lý:

- Hoàn thiện các chính sách, hành lang pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng điện tử: hàng lang pháp chế còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp khi thực hiện xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Luật giao dịch điện tử 51/2005/QH11 được ban hành vào năm 2005, quy định về giao dịch điện tử, tính pháp lý của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử. Tuy nhiên thời gian gần đây trên thị trường nói chung và ngành ngân hàng nói riêng xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ mới cung cấp các giải pháp liên quan đến định danh điện tử, chữ ký số, giao dịch điện tử mới. Do đó, cần xem xét điều chỉnh lại các quy định hiện hành về giao dịch điện tử để phù hợp với xu hướng và tạo điều kiện phát triển công nghệ;

- Tiếp tục nghiên cứu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung khung khổ pháp lý thích ứng với CMCN 4.0, hỗ trợ chuyển đổi số trong ngành ngân hàng;

- Xây dựng các quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng và định danh số, đồng thời hoàn thiện các quy định bảo mật giao dịch, an ninh thông tin....

3.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng ngành ngân hàng:

- Xây dựng chuẩn kết nối chia sẻ dữ liệu (open API) giữa các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác;

- Xây dựng, tổ chức triển khai Đề án Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng;

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hạ tầng hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hệ thống Thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ giá trị thấp (ACH), hệ thống chia sẻ dữ liệu chung ngành ngân hàng (CIC)...;

- Mở rộng hợp tác với các ngân hàng quốc tế về Ngân hàng số, với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về Fintech;

- Ứng dụng công nghệ vào công tác giám sát và quản lý để tăng cường năng lực quản lý, giám sát đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động (SupTech).

- Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về định danh cá nhân và Cơ chế chia sẻ thông tin để góp phần thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số và các dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại đến tay người tiêu dùng mà không phụ thuộc vào khoảng cách không gian;

- Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển cho các nhà nghiên cứu, công ty công nghệ tài chính. Chính phủ và các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện và/hoặc hình thành các chương trình vườn ươm (Incubator), chương trình gia tốc (Accelerator) dành cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech; Khuyến khích hình thành và kêu gọi sự đầu tư của các Quỹ đầu tư khởi nghiệp

trong nước và quốc tế;

3.3.3. Truyền thông

Tăng cường truyền thông về công nghệ số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như thanh toán không dùng tiền mặt, các vấn đề sở hữu dữ liệu, rủi ro,... hướng đến hai mục tiêu chính:

- Định hướng người dân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới và

- Nâng cao hiểu biết tài chính (financial literacy) của người dân, tránh các

mô hình tín dụng đen, mô hình lừa đảo.

3.3.4. Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp:

Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm cả các ngân hàng và các doanh nghiệp khác trong toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng với vai trò trung gian tài chính sẽ phát triển tốt khi nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển bền vững và khỏe mạnh. Bao gồm các phương án như sau:

- Quan tâm hơn nữa đến tình hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên

thị trường để tạo sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế và tránh các tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn.

- Tập trung hỗ trợ tháo gỡ rào cản hành chính cho các doanh nghiệp. Công

tác này làm tốt sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.

- Tạo điều kiện phát triển cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đồng thời

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và công tác quản lý TSCĐ tại VPBank tại chương 2, Luận văn đã nêu được các ưu điểm và hạn chế trong công tác sử dụng hiệu quả TSCĐ của VPBank. Trong chương 3, Luận văn tiếp tục đưa ra các giải pháp trên cơ sở tuân thủ các quy định của nhà nước các văn bản đã được quy định tại VPBank nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng TSCĐ tại VPBank.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, thiết lập vị thế trên thị trường đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng TSCĐ. Để hòa nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý và sử dụng TSCĐ không ngừng được đổi mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung.

Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng TSCĐ tại VPBank đã đạt được nhiều thành tựu như tổng tài sản tăng liên tục qua các năm từ 274 tỷ vào năm2018 và đạt 360 tỷ vào năm 2020, hiệu quả sử dụng TSCĐ ở mức khá cao so với một số đơn vị cùng ngành. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản còn biến động chưa ổn định thất thường và cần cải thiện chất lượng TSCĐ trong tương lai do còn nhiều hạn chế như công tác nghiên cứu dự án chất lượng chưa cao, công tác quản lý tài sản chưa tối ưu, vấn đề về nguồn nhân lực,... gây ứ đọng vốn, tăng chi phí, TSCĐ bị lạc hâu.... giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ dẫn tới giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Với tầm vai trò của TSCĐ đặc biệt là các tài sản có yếu tố công nghệ cao trong hoạt động kinh doanh. Do vậy việc tìm ra các giải pháp nhằm giúp VPBank nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là điều có ý nghĩa quan trọng.

Với đề tài “Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng”, tác giả đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Luận văn đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng TSCĐ tại VPBank, phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở đó đưa ra một sốgiải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Hy vọng khi áp dụng những giải pháp này hiệu quả sử dụng TSCĐ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng sẽ tăng, góp phần vào

sự phát triển của mình trong tương lai.

Do hạn chế về nghiệp vụ và công tác quản lý tài sản tại VPBank có nhiều bên tham gia nên đề tài “Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” mới tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại VPBank thông qua bộ chỉ số đánh giá hiệu quả.

Trong thời gian tới tác giả có thể đi sâu hơn vào các nghiệp vụ mua sắm, quản lý, hạch toán TSCĐ để có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về công tác mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản tại VPBank. Từ đó, sẽ có các biện pháp cụ thể hơn và gắn liền với thực tiễn cũng như có tính khả thi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng năm 2018, 2019, 2020 và các thông tin công bố, nội bộ của VPBank trên website vpbank.com.vn.

2. Báo cáo tài chính của SHB, Techcombank, MBBank, ACB năm 2020;

3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 03 và VAS 04) về kế toán TSCĐ hữu hình và vô hình;

4. Bùi Trường Minh (2016) “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần phát triển Hợp tác xã và Doanh nghiệp nhỏ”, Luận văn thạc sĩ Học viện ngân hàng

5. Đào Thị Thanh Huyền (2014) “Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại VEAM”, luận văn Thạc sĩ Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

6. Đỗ Danh Thanh (2018), “Chuyển đổi số: Xu hướng tất yếu của ngành Ngân hàng”, Thời báo Ngân hàng;

7. Hà An (2020), “Ngân hàng số: Bắt đầu từ thói quen người tiêu dùng”, Thời báo Ngân hàng điện tử;

8. Hương Giang (2020), “Công nghệ giúp ngân hàng số “vượt ải” gian lận trong giao dịch”, Thời báo Ngân hàng điện tử;

9. Lê Văn Luyện (2014), “Giáo trình Nguyên lý kế toán”, nhà xuất bản Dân trí.

10. Ngô Thị Kiều Trang, Mai Thị Quỳnh Như - Đại học Duy Tân (2019), “Giải pháp tăng cường quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp” đăng trên tapchitaichinh. vn.

11. Ngô Thu Yến (2009) “Một số biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội (HASISCO)”, luận văn Thạc sĩ của Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

(2018), “Định hướng phát triển ngành ngân hàng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

13. Nguyễn Thị Huế (2013), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần Gemadept”, Luận văn thạc sĩ trường Đại học hàng hải Việt Nam

14. Nguyễn Thị Hương Thảo (2016),“Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Sơn Hà”, Luận văn thạc sĩ 2016 tại Trường đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội

15. Nguyễn Thị Kim Phú (2020) “Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ của Học viện ngân hàng

16. Nguyễn Thị Minh (2014) “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng Công ty đầu tư và phát triển hạ tầng Đô thị UDIC”, luận văn Thạc sĩ Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội;

17. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2017) “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn và xây lắp SAKAN Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Học viên ngân hàng ;

18. Nguyễn Thị Thuỷ (2015) “Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần than Vàng Danh - Vinacomin”, luận văn Thạc sĩ Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

19. Nguyễn Văn Tiến (2015), “Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại”, nhà xuất bản Thống Kê.

20. Thanh Tuyết (2020), “Ngân hàng số thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt”, Thời báo Ngân hàng điện tử;

21. Trần Thế Nữ (2006) “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở tổng công ty đường sắt Việt Nam” luận văn thạc sĩ đại học Thương mại

22. Trần Thế Nữ (2006) “Hoàn thiện kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở tổng công ty đường sắt Việt Nam” luận văn thạc sĩ đại học Thương mại

23. Trần Thị Thu Hương (2015), "Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty xăng dầu khu vực 1", luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội

24. Vũ Đức Lâm (2007) “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Bưu điện Thành phố Hà Nội” ,luận văn Thạc sĩ Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

25. Vũ Thị Tuyết Lan (2019) “kế toán TSCĐ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học thương mại.

26. Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai các văn bản hướng dẫn về lĩnh vực thanh toán và an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.

27. Quyết định số 630/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017 và Quyết định số 2619/QĐ-NHNN ngày 28/12/2018 điều chỉnh Quyết định số 630/QĐ-NHNN.

28. Quyết định số 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

29. Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM, chi nhánh NHNN

30. Thông tư 44/2011/TT-NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của các TCTD, chi nhánh NHNN

31. Thông tư số 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng

32. Thông tư số 45/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý, khấu hao TSCĐ tại cơ quan, tổ chức và tải sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý;

33. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;

34. TSCĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

https://voer.edu.vn/m/tai-san-co-dinh-trong-hoat-dong-kinh-doanh-cua- doanhnghiep/bd13c07c; 35. https://www.amis.vn/tin-tuc/van-hoa-doanh-nghiep/newsid/1154/4- nguyen-tac-quan-ly-chi-phi/. 36. https://www.daotaoketoanhcm.com/thu-vien/phap-luat-thue/thue-mon- bai/khai-niem-va-phan-loai-tai-san-co- dinh/#:~:text=T%C3%A0i%20s%E 1%BA%A3n%20c%E 1%BB%91 %20%C4%91 %E 1%BB%8Bnh%20l%C3%A0,h%C6%A 1n%20ho%E 1%BA%B7c%20b%E 1 % BA%B1ng%201 %20n%C4%83m). 37. https://onesimply.vn/yeu-cau-cua-mot-phan-mem-quan-ly-tai-san-co- dinh-2-527/ 38. https://tailieu.vn/doc/giao-trinh-ke-toan-ngan-hang-phan-2-ngut-vu- thien-thap-chu-bien--1816706.html 39. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-hieu-qua-su-dung-tai-san-tai-cong-ty- tnhh-thuong-mai-xay-dung-son-ha-115057/ 40. https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx 41. https ://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2018/BCTN/VN/VPB_Baocaothu ongni en_2 018.pdf 42. https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-phap-tang-cuong- quan-ly-tai-san-co-dinh-trong-doanh-nghiep-313648.html 43. https://triluat.com/thuat-ngu/tai-san-co-dinh-fixed-assets.

Một phần của tài liệu 135 HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w