KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI ROTÍN DỤNG

Một phần của tài liệu 073 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 31)

5. Kết cấu khóa luận

1.3. KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI ROTÍN DỤNG

MỘT SỐ NHTM TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở một số NHTM trênthế giới thế giới

• Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Mỹ

Các ngân hàng Mỹ thường xây dựng mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với khách hàng. Do vậy ngân hàng sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, điều đó góp phần giúp ngân hàng xác định nợ xấu và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ hiệu quả hơn. Ngân hàng sẽ luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai mà không đợi đến khi các khoản vay trở nên quá hạn. Việc xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ nhanh chóng chỉ trong vòng vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian để thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên đi vay sớm.

Các NHTM Mỹ chú trọng việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay bởi việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quy trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Theo họ, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn phần lợi nhuận mà khoản vay đó đem lại do phải tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn.

Các ngân hàng yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là TSĐB có cần thiết hay không để tạo ra trách nhiệm trả nợ đối với người đi vay.

Các ngân hàng Mỹ ra quyết định cho vay theo mô hình tập trung để đảm bảo tính thống nhất và kiểm soát. Tất cả các khoản vay đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Quy trình này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.

Ngân hàng yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

Ngân hàng áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn khoản vay. Ngân hàng cũng có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm. Trong một chương trình điển hình, mức rủi ro của một khoản vay mới sẽ được lượng hóa bằng một giá trị vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi có vấn đề xảy ra cần có cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ xấu. Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sử dụng trước đó để ra quyết định vay vốn.

• Kinh nghiệm của Nhật Bản:

Hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã hình thành và phát triển từ rất lâu. Một số kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật Bản trong công tác quản trị rủi ro tín dụng :

- Kiểm soát việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lỗ lãi ngân hàng. Xây dựng các biện pháp đối phó với những khoản vay thất thoát nghiêm trọng khi phát sinh lãi lỗ.

- Không trì hoãn việc xử lý các khách hàng vay có rủi ro cao nhằm giải quyết nhanh chóng các khoản lãi lỗ với chi phí thấp.

- Chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có những biện pháp xử lý sớm.

- Nhà nước dùng nguồn quỹ quốc gia để can thiệp xử lý mức lãi lỗ của các ngân hàng và đồng thời cơ cấu lại bộ máy điều hành của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng Nhật Bản luôn đề cao việc quản lý rủi ro trong kinh doanh và áp dụng những phương pháp kỹ thuật hiện đại để quản trị rủi ro tín dụng như xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng chi tiết cụ thể, xây dựng quy trình và các nội dung chi tiết cần xem xét khi cho vay. Họ cũng áp dụng phân tích doanh nghiệp

toàn diện, xem xét về mọi mặt: lịch sử hình thành và phát triển, tình hình kinh doanh, môi trường ngành...

• Kinh nghiệm của Thái Lan:

Vào những năm 1997-1998 Thái Lan là một trong những nước bị ảnh hưởng khủng hoảng lớn của thị trường tài chính - tiền tệ. Trước tình hình đó, các ngân hàng đã tăng cường công tác quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng như sau: Các NHTM tách bạch chức năng giữa các bộ phận và cho vay đúng quy trình thẩm định, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngyên tắc trong tín dụng vì các ngân hàng Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng đi vay. Ngoài ra, các ngân hàng còn quan tâm đến thông tin khách hàng như tư cách pháp lý, năng lực tài chính, mục đích vay vốn, khả năng trả nợ.... Các khách hàng đi vay được phân loại thành từng nhóm khác nhau để áp dụng các quy trình thẩm định khác nhau và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng. Việc sử dụng chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay nhằm hạn chế các quyết định tín dụng chủ quan, năng cao sự thống nhất trong công tác thẩm định khách hàng. Các ngân hàng còn tăng mức phán quyết theo số người chịu trách nhiệm các khoản vay để tăng tính trách nhiệm trong việc phán quyết tín dụng. Hơn nữa, các ngân hàng cũng dần quan tâm đến việc kiểm tra giám sát các khoản vay bằng cách liên tục cập nhập, thu thập thông tin, tình hình của khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ những kinh nghiệm trên về giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD của các NHTM trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam như sau: • Các NHTM nên áp dụng quản trị RRTD theo chuẩn mực quốc tế như quy tắc Basel

một cách triệt để hơn nữa trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.

• Các NHTM cần có mô hình tổ chức hoạt động tín dụng cụ thể, phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận nhầm nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ trong từng bước của quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.

• Các NH nên thực hiện việc ra phán quyết tín dụng tập trung để đề phòng việc thông đồng của cán bộ tín dụng với khách hàng và đảm bảo tính thống nhất trong khâu kiểm soát khoản vay.

• Các NHTM cần xem xét tính xác thực của các thông tin tín dụng. Giám sát khoản vay bằng cách thu thập định kỳ thông tin của khách hàng, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn sau khi giải ngân, đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích để phát hiện kịp thời các rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời cần duy trì mối quan hệ tốt và thường xuyên với khách hàng.

• Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro.

• Có thể hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ quản trị rủi ro trên thế giới để góp phần nâng cao tính chất chuẩn xác và chuyên nghiệp trong việc hạn chế rủi ro của mình.

• Kiểm soát nguồn trả nợ thứ cấp cho ngân hàng một cách chắc chắn thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát TSĐB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 nêu một cách tổng quát về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM về mặt khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, hậu quả, đo lường RRTD... từ đó cho thấy RRTD để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các chủ thể nền kinh tế, do vậy việc phòng ngừa hạn chế RRTD là vô cùng quan trọng với ngân hàng. Tuy nhiên mới chỉ là trên mặt lý thuyết, việc áp dụng lý thuyết còn thực tế còn tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, đặc điểm của mỗi ngân hàng và chính sách ngân hàng từng thời kỳ. Do đó mỗi ngân hàng cần có định hướng phát triển khác nhau về công tác quản trị RRTD dựa trên nền tảng lý thuyết chung để đạt hiệu quả trong phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Đại hội đồng ^^^^^^^^^Bankie^^^

cô đông soát

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETCOMBANK

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Trong thời kì đầu thành lập, VCB đã sớm là một NHTM chuyên doanh độc quyền trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Bên cạnh đó, VCB còn đảm nhiệm chức năng của cục ngoại hối, tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN trong quá trình xây dựng các chính sách kinh tế, tín dụng, thanh toán quốc tế, hoạch định chính sách quản lý ngoại hối, làm tham mưu cho NHNN trong quan hệ với các NHTW các nước và các tổ chức tài chính tiền tế quốc tế.

Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, vào ngày 26/12/2007 VCB chào bán thành công cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng với tổng số cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ, tương đương 97.500.500 cổ phần thông qua Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Nhờ thành công đó Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trong quá trình hoạt động của mình, VCB đã nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động. NH đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng hai (1993) và Huân chương độc lập hạng 3 (2003). Ngoài ra Vietcombank còn được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" 5 năm liên tiếp từ 2000-2004 và rất nhiều danh hiệu uy tín khác do các tạp chí bình chọn. Ngày 01/04/2013, Vietcombank đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử. Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Ngoài ra, Ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao. Hoạt động ngân hàng còn hỗ trợ bởi mạng lưới rộng lớn phủ khắp cả trong và ngoài nước.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Vietcombank

ALCO Tông giám đốc

Khối ngân hàng bán buôn Khối kinh doanh và quản lý vốn r ' Khối ngân hàng bán lẻ Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối tài chính kế toán Các bộ phận hỗ trợ Giám sát hoạt động Kiểm toán nội bộ Hội đồng tín dụng trung ương Ủy ban quản lý

rủi ro

Ủy ban nhân sự Ủy ban chiến lược

• Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có quyết định cao nhất của Vietcombank. ĐHĐCĐ đưa ra ý kiến tại các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên và bất thường nhằm quyết định những định hướng hoạt động cho năm tài chính tiếp theo của ngân hàng.

• Hội đồng quản trị gồm chủ tịch HĐQT và các ủy viên HĐQT được ĐHĐCĐ quyết định thông qua biểu quyết. HĐQT có nhiệm vụ định hướng, chỉ đạo hoạt động của Vietcombank trong từng thời kỳ, xem xét quyết định các công việc thuộc thẩm quyền xử lý của HĐQT, cũng như trao đổi về một số dự án, chuyên đề cụ thể khác.

• Các ủy ban thuộc HĐQT:

- Ủy ban Quản lý Rủi ro tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động...), bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.

- Ủy ban Nhân sự là ủy ban có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của Vietcombank.

- Ủy ban chiến lược có vai trò đề ra các chiến lược phát triển và định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

• Ban kiểm soát gồm có 04 thành viên, trong đó có 03 thành viên chuyên trách và 01 thành viên kiêm nhiệm. Ban kiểm soát chỉ đạo hai bộ phận trực thuộc là Giám sát hoạt động và Kiểm toán nội bộ để thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietcombank trong quản trị và điều hành, thực hiện thẩm định báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ và các nhiệm vụ khác nhằm đảm bảo cho Ngân hàng phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả.

• Hội đồng tín dụng trung ương và khối ALCO cùng với hệ thống các phòng ban chức năng tại hội sở chính và các chi nhánh có nhiệm vụ hỗ trợ Ban điều hành trong việc xem xét quyết định tín dụng và công tác quản lý tài sản nợ - tài sản có trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.1.3. Tình hình hoạt động của Vietcombank thời gian gần đây

2.1.3.1. Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

Quy mô tổng tài sản của VCB trong giai đoạn 2013-2015 như sau:

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VCB giai đoạn 2013-2105

(Đơn vị: tỷ đồng) 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000

Một phần của tài liệu 073 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w