5. Kết cấu khóa luận
2.2. THỰC TRẠNG RRTD VÀ QUẢN TRỊ RRTD TẠI VIETCOMBANK
2.2.3. Thực trạng quản trị RRTD tại Vietcombank
2.2.3.1. Chính sách tín dụng
Cơ sở xây dựng chính sách tín dụng của Vietcombank được dựa trên Cẩm nang tín
dụng của ngân hàng và được cụ thể hóa trong các văn bản Hướng dẫn của Vietcombank
về quy chế cho vay đối với khách hàng (Quyết định 130/ QĐ-NHNT.QLTD về quy trình cho vay đối với khách hàng, Quyết định 246/QĐ-NHNT.CSTD về quy trình tín dụng đối với khách hàng tổ chức). Theo đó, Chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động và đầu tư của Vietcombank do HĐQT ban hành nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các chi nhánh cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ pháp luật: Tất cả cán bộ, nhân viên của Ngân hàng có trách nhiệm phải tuân
thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.
- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tại từng thời kỳ: Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và được kết hợp hài hoà trong chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng. Vì thế, việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống, đặc biệt là bộ phận nguồn vốn, khách hàng, thanh toán.
- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách tín dụng của ngân hàng vừa chú trọng tính an tồn tín dụng, song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.
- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: thực hành thống nhất chính sách khách hàng, khơng phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân: Ngân hàng đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.
2.2.3.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là văn bản cao nhất trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng của VCB. Trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng phân định rõ bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng; thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách quản lý tín dụng đối với khách hàng; chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro, Vietcombank đã xây dựng chính sách quản trị rủi ro một cách tồn diện, khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất có thể phát sinh.
• Quan điểm tổng qt của ngân hàng về rủi ro tín dụng:
- Khơng tập trung cấp tín dụng quá cao cho 01 khách hàng, 01 ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; 01 loại tiền tệ; và tại một địa bàn.
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.
- Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào
năng lực của chi nhánh.
• Hình thức quản trị rủi ro tín dụng:
- Hội đồng quản trị ban hành các văn bản nhằm tạo mơi trường quản lý rủi ro tín dụng chung, đề ra các mức rủi ro có thểchấp nhận được và phê duyệt chiến lược rủi ro từng thời kỳ. Hội đồng quản trị cũng ban hành Quy chế/quy định cho vay, Quy chế/quy định bảo lãnh, Quy chế/quy định bảo đảm tiền vay, Quy chế/quy định miễn giảm lãi đối với khách hang...
- Tổng Giám đốc ban hành các văn bản có tính chất hướng dẫn, triển khai các quy định của Hội đồng quản trị liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng như quy trình tín dụng, cẩm nang tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng trong từng thời kỳ, các quy định liên quan về việc đo lường và nhận biết rủi ro, thẩm quyền xét duyệt...
- Định hướng cấp tín dụng theo từng thời kỳ thông qua các Hội nghị tổng kết, các văn bản chỉ đạo, cảnh báo.
Số điểm
đạt được Xếploại Đánhg iá Mức độ rủi ro
• Nội dung cơ bản của chính sách quản lý rủi ro tín dụng:
- Áp dụng giới hạn tín dụng đối với một khách hàng nhằm quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng, tăng cường tính tập thể và mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng. Theo đó, việc xác định giới hạn tín dụng cho các khách hàng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm nhằm bảo đảm cơ sở lập kế hoạch tiếp cận khách hàng trong năm.Việc duyệt Giới hạn tín dụng cho khách hàng được chia thành 2 cấp, theo đó các Hội đồng tín dụng cơ sở có các mức thẩm quyền duyệt khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh. Các Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín
dụng Trung ương xem xét phê duyệt.
- Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng: Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn và năng lực quản lý. Các khoản cho vay có giá trị nằm trong giới hạn tín dụng đã được duyệt, Giám đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay vượt ngồi phạm vi cho phép, Chi nhánh phải trình Tổng Giám đốc xem xét phê duyệt. Các khoản thuộc Hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên được chia làm 3 cấp: các khoản có giá trị đến 100 tỷ đồng do Phó Tồng Giám đốc phụ trách tín dụng được quyền xem xét và quyết định; các khoản từ trên 100 tỷ đồng đến 120 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định; các khoản lớn hơn 120 tỷ đồng phải do Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt.
- Quy định mức dư nợ tín dụng tối đa từng chi nhánh: Căn cứ tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh, Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tối đa quy theo VND đối với từng chi nhánh. Đây là các mức dư nợ khống chế, chi nhánh không được vượt, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng Giám đốc.
2.2.3.3. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng
Hệ thống tính điểm tín dụng là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. VCB sử dụng 3 phương pháp chấm điểm tín dụng khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là: tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cá nhân. Người chịu trách nhiệm chấm điểm và phân loại khách hàng là
47
cán bộ tín dụng. Phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm kiểm sốt việc chấm điểm và phân
loại khách hàng của cán bộ tín dụng. Ket quả xếp hạng tín dụng được dùng để xác định giới hạn tín dụng, quyết định cấp tín dụng, đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay và quản lý danh mục tín dụng, trích lập dự phịng rủi ro.
Ngân hàng chấm điểm các khách hàng doanh nghiệp dựa trên một số các tiêu chí về ngành nghề, quy mơ, điểm tài chính và phi tài chính, từ đó tổng hợp điểm và phân loại khách hàng theo căn cứ sau:
92,4 -
100 AAA Thượnghạng Rủi ro ở mức độ thấp nhất 84,8 - 92,3 AA Rất tốt Rủi ro ở mức thấp
77,2 - 84,7 A Tốt Rủi ro ở mức thấp. 69,6 - 77,1 BBB Khá Rủi ro ở mức trung bình. 62,0 - 69,5 BB Trungbình Rủi ro ở mức trung bình. 54,4 - 61,9 B Trung
bình
Rủi ro. Bất kỳ một sự suy thối kinh tế nhỏ nào cũng có thể tác động rất lớn đến loại doanh nghiệp này
46,8 - 54,3 CCC
Dưới trung bình
Rủi ro. Khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn.
39,2 - 46,7 CC Dướichuẩn
Rủi ro cao. Khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì ngân hàng sẽ mất vốn.
31,6 - 39,1 C Yếukém Rủi ro rất cao. Có nhiều khả năng ngân hàng sẽkhông thu hồi được vốn cho vay. <31,6 D Yếukém Đặc biệt rủi ro. Có nhiều khả năng ngân hàng sẽkhông thu hồi được vốn cho vay.
Xếp loại _______Đánh giá_______ Tỷ lệ khách hàng AAA _________________AA ______Thượng hạng_____ _______19.32% _________________ ________Rất tốt________ 28.67% A _________________ __________Tốt_________ 17.32% BBB _________________BB _________Khá_________ 15.54% _________________ _______Trung bình______ ________8.81%________ B _________________ _______Trung bình______ ________3.78%________ CCC _________________CC Dưới trung bình ________0.67%________ _________________C ______Dưới chuẩn______ ________1.55%_______ _________________D _______Yếu kém_______ ________2.89%________ _________________Điểm đạt được_______Yếu kém_______ ________1.45%_______Xếp loại Mức độ rủi ro
>= 401 A+ Thấp 351 - 400 A Thấp 301 - 350 A- Thấp 251- 300 B+ Thấp 201 - 250 B Trung bình 151 - 200 B Trung bình 101 - 150 C+ Trung bình 51 - 100 C Cao 0 - 50 C- Cao <0 D Cao
(Ngn: Câm nang tín dụng Vietcombank)
Bảng 2.20 cho thấy tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng được xếp loại với mức điểm khá cao. Tỷ lệ khách hàng được xếp loại điểm từ BBB trở lên đều chiếm tỷ lệ cao; trong khi đó số khách hàng xếp loại điểm từ BB trở xuống chỉ chiểm phần nhỏ
48
trong tổng số khách hàng. Trong đó những khách hàng có xếp hạng điểm CC, C và D thường là những khách hàng có nợ quá hạn tại ngân hàng.
Bảng 2.20. Tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp theo xếp loại điểm năm 2015
(Nguồn: Báo cáo tình hình khách hàng của Vietcombank)
Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng cũng tiến hành chấm điểm khách hàng qua bước lựa chọn sơ bộ, những khách hàng có điểm lớn hơn 0 sẽ được tiếp tục đánh giá và phân loại theo tiêu chí sau:
xếp loại Mức độ rủi ro Tỷ lệ khách hàng _______A+_______ ________Thấp_______ 20.52% ________A________ ________Thấp_______ 21.24% ________A-________ ________Thấp_______ 19.07% _______B+_______ ________Thấp_______ 14.77% ________B____________Trung bình 15.12% _______B-____________Trung bình 4.61% C+ _____Trung bình 0.43% ________C_______________Cao________ 1.34% ________C-________ ________Cao________ 2.23% ________D________ ________Cao________ 0.67%
trong tổng số khách hàng và cũng là những khách hàng gây ra các khoản nợ khó địi cho ngân hàng. Cơ cấu khách hàng theo xếp hạng điểm khá tương đồng với cơ cấu chất lượng dư nợ cho thấy hệ thống xếp hạng điểm khách hàng của Vietcombank tương đối chính xác, phục vụ tốt công tác quản trị rủi ro.
(Nguồn: Báo cáo tình hình khách hàng của Vietcombank)
2.2.3.4. Biện pháp đảm bảo tiền vay
Tài sản đảm bảo có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng vì đó là biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay và là nguồn thu thứ hai của ngân hàng trong trường hợp phương án trả nợ dự kiến của khách hàng không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước được. Khi các khoản nợ xấu phát sinh thì ngân hàng buộc phải phát mại tài sản đảm bảo để giảm thiểu tổn thất cho các khoản vay kém chất lượng đem lại.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay của Vietcombank:
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản: Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhằm bảo đảm thu nợ an toàn, trong từng thời kỳ, Tổng giám đốc sẽ qui định mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm.
Vietcombank rất chú trọng đến công tác đảm bảo tín dụng, đề ra các quy định cụ thể và các yêu cầu về thực hiện đảm bảo tiền vay như sau:
- Đối với hình thức đảm bảo bằng tài sản: TSĐB phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp, có giá trị và tính thanh khoản cao, giá trị ổn định qua thời gian. Định kỳ ngân hàng tiến hành đánh giá lại giá trị TSĐB sao cho phù hợp với sự biến động của nền kinh tế để đảm bảo với quy định của ngân hàng.
- Đối với hình thức bảo lãnh bên thứ ba: ngân hàng đánh giá thận trọng tư cách đạo đức và năng lực tài chính của bên bảo lãnh nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. TSĐB được cán bộ tín dụng trực tiếp kiểm tra, thẩm định tương đối chính xác.
2.2.3.5. Quản lý kiểm sốt rủi ro
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng àm cịn được qn triệt đến từng cán bộ của Vietcombank. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do phòng Quan hệ khách hàng thực hiện bởi đây là bộ phận trực triếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay... nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động của khách hàng. Phịng Phê duyệt tín dụng và Quản lý nợ cũng có nhiệm vụ rà sốt rủi ro trong nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng tuy nhiên vì cơ chế thơng tin qua lại giữa các bộ phận này với khách hàng cịn khá hạn chế nên việc cập nhập, kiểm sốt những rủi ro phát sinh cịn nhiều hạn chế.
Nhìn chung, Vietcombank đã áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tập trung, được phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm giảm thiểu rủi ro đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chun mơn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng. Cơng tác quản trị rủi ro theo nhóm khách hàng, ngành hàng, kết hợp với nâng cao chất lượng công tác thẩm định để ngăn chặn rủi ro tín dụng ngay từ bước thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng cường và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được hết sức chú trọng. Bên cạnh đó, cơng tác giám sát từ xa cũng được tăng cường tại tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc, đưa ra các cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn rủi ro đồng thời tiến hành hậu kiểm đối với một số chương trình tín dụng nhằm phát hiện các giao dịch không tuân thủ điều kiện, quy trình.
Trong năm 2015, Vietcombank tiếp tục nâng cao hồn thiện mơ hình hoạt động tín dụng tập trung theo hướng phê duyệt tín dụng và xếp hạng tín dụng tập trung tại Hội sở chính; nâng cao chất lượng báo cáo ngành kinh tế; cập nhật thông tin khách hàng định kỳ và khi có biến động; tăng cường cơng tác đào tạo/hội thảo về thẩm định tín dụng và cơng tác khách hàng cho cán bộ.