Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 073 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 33)

5. Kết cấu khóa luận

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ những kinh nghiệm trên về giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD của các NHTM trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam như sau: • Các NHTM nên áp dụng quản trị RRTD theo chuẩn mực quốc tế như quy tắc Basel

một cách triệt để hơn nữa trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.

• Các NHTM cần có mô hình tổ chức hoạt động tín dụng cụ thể, phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận nhầm nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ trong từng bước của quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.

• Các NH nên thực hiện việc ra phán quyết tín dụng tập trung để đề phòng việc thông đồng của cán bộ tín dụng với khách hàng và đảm bảo tính thống nhất trong khâu kiểm soát khoản vay.

• Các NHTM cần xem xét tính xác thực của các thông tin tín dụng. Giám sát khoản vay bằng cách thu thập định kỳ thông tin của khách hàng, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn sau khi giải ngân, đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích để phát hiện kịp thời các rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời cần duy trì mối quan hệ tốt và thường xuyên với khách hàng.

• Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro.

• Có thể hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ quản trị rủi ro trên thế giới để góp phần nâng cao tính chất chuẩn xác và chuyên nghiệp trong việc hạn chế rủi ro của mình.

• Kiểm soát nguồn trả nợ thứ cấp cho ngân hàng một cách chắc chắn thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát TSĐB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 nêu một cách tổng quát về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM về mặt khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, hậu quả, đo lường RRTD... từ đó cho thấy RRTD để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các chủ thể nền kinh tế, do vậy việc phòng ngừa hạn chế RRTD là vô cùng quan trọng với ngân hàng. Tuy nhiên mới chỉ là trên mặt lý thuyết, việc áp dụng lý thuyết còn thực tế còn tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, đặc điểm của mỗi ngân hàng và chính sách ngân hàng từng thời kỳ. Do đó mỗi ngân hàng cần có định hướng phát triển khác nhau về công tác quản trị RRTD dựa trên nền tảng lý thuyết chung để đạt hiệu quả trong phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Đại hội đồng ^^^^^^^^^Bankie^^^

cô đông soát

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETCOMBANK

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Trong thời kì đầu thành lập, VCB đã sớm là một NHTM chuyên doanh độc quyền trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Bên cạnh đó, VCB còn đảm nhiệm chức năng của cục ngoại hối, tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN trong quá trình xây dựng các chính sách kinh tế, tín dụng, thanh toán quốc tế, hoạch định chính sách quản lý ngoại hối, làm tham mưu cho NHNN trong quan hệ với các NHTW các nước và các tổ chức tài chính tiền tế quốc tế.

Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, vào ngày 26/12/2007 VCB chào bán thành công cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng với tổng số cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ, tương đương 97.500.500 cổ phần thông qua Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Nhờ thành công đó Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trong quá trình hoạt động của mình, VCB đã nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động. NH đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng hai (1993) và Huân chương độc lập hạng 3 (2003). Ngoài ra Vietcombank còn được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" 5 năm liên tiếp từ 2000-2004 và rất nhiều danh hiệu uy tín khác do các tạp chí bình chọn. Ngày 01/04/2013, Vietcombank đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử. Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Ngoài ra, Ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao. Hoạt động ngân hàng còn hỗ trợ bởi mạng lưới rộng lớn phủ khắp cả trong và ngoài nước.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Vietcombank

ALCO Tông giám đốc

Khối ngân hàng bán buôn Khối kinh doanh và quản lý vốn r ' Khối ngân hàng bán lẻ Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối tài chính kế toán Các bộ phận hỗ trợ Giám sát hoạt động Kiểm toán nội bộ Hội đồng tín dụng trung ương Ủy ban quản lý

rủi ro

Ủy ban nhân sự Ủy ban chiến lược

• Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có quyết định cao nhất của Vietcombank. ĐHĐCĐ đưa ra ý kiến tại các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên và bất thường nhằm quyết định những định hướng hoạt động cho năm tài chính tiếp theo của ngân hàng.

• Hội đồng quản trị gồm chủ tịch HĐQT và các ủy viên HĐQT được ĐHĐCĐ quyết định thông qua biểu quyết. HĐQT có nhiệm vụ định hướng, chỉ đạo hoạt động của Vietcombank trong từng thời kỳ, xem xét quyết định các công việc thuộc thẩm quyền xử lý của HĐQT, cũng như trao đổi về một số dự án, chuyên đề cụ thể khác.

• Các ủy ban thuộc HĐQT:

- Ủy ban Quản lý Rủi ro tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động...), bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.

- Ủy ban Nhân sự là ủy ban có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của Vietcombank.

- Ủy ban chiến lược có vai trò đề ra các chiến lược phát triển và định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

• Ban kiểm soát gồm có 04 thành viên, trong đó có 03 thành viên chuyên trách và 01 thành viên kiêm nhiệm. Ban kiểm soát chỉ đạo hai bộ phận trực thuộc là Giám sát hoạt động và Kiểm toán nội bộ để thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietcombank trong quản trị và điều hành, thực hiện thẩm định báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ và các nhiệm vụ khác nhằm đảm bảo cho Ngân hàng phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả.

• Hội đồng tín dụng trung ương và khối ALCO cùng với hệ thống các phòng ban chức năng tại hội sở chính và các chi nhánh có nhiệm vụ hỗ trợ Ban điều hành trong việc xem xét quyết định tín dụng và công tác quản lý tài sản nợ - tài sản có trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.1.3. Tình hình hoạt động của Vietcombank thời gian gần đây

2.1.3.1. Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

Quy mô tổng tài sản của VCB trong giai đoạn 2013-2015 như sau:

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VCB giai đoạn 2013-2105

(Đơn vị: tỷ đồng) 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

0 Tổng tài sản ■ Vốn chủ sở hữu

Giai đoạn 2103-2015 ghi nhận những bứt phá ngoạn mục của Vietcombank khi ngân hàng có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô và hiệu quả kinh doanh. Năm 2014 với quy mô tổng tài sản của VCB đạt 576.966 tỷ đồng, tăng 108.000 tỷ đồng tức tăng 23% so với năm 2013. Năm 2015 tổng tài sản tiếp tục tăng với tốc độ 16,88% đạt đến 674.395 tỷ đồng. Cùng với tổng tài sản, vốn sở hữu của ngân hàng cũng tăng trong giai đoạn 2013-2015 tuy nhiên với mức độ tăng trưởng còn thấp. Năm 2015 ngân hàng có vốn chủ sở hữu là 45.172 tỷ đồng, tăng 3,91% so với năm 2014.

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn

Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013-2015

(Đơn vị: tỷ đồng)

700,000

Chỉ tiêu______________________________ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thu nhập lãi thuần____________________ 10.78

2 9 12.00 3 15.45

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ__________ 1.61

9 7 1.51 3 1.87

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối _____________________________ 7 1.42 5 1.34 3 1.57 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán

kinh doanh____________________________

22 19

9

178 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán

đầu tư_______________________________ 160 0 22 171 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác____________ 934 1.78

5 1.90 5 ^ Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần________ _______ 562 _______ 211 _________ 48 Tổng Thu nhập hoạt động______________ 15.50 7 4 17.30 2 21.20 Chi phí hoạt động______________________ 6.24 4 0 6.85 6 8.30

Lợi nhuận trước thuế trước dự phòng 9.26

3 2 10.44 6 12.89

Chi phí dự phòng rủi ro__________________ 3.52 0

4.59 1

6.06 8

Lợi nhuận trước thuế__________________ 5.87 6

5.84 4

6.82 7

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcomba nk)

Là một ngân hàng thương mại với hoạt động chính là huy động vốn để cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác, chính vì thế tỷ trọng huy động vốn trong cơ cấu nguồn vốn của VCB là cao nhất (chiếm 85% vào năm 2015). Huy động vốn của ngân hàng trong giai đoạn này tăng trưởng bền vững, lãi suất huy động được điều chỉnh linh họat. Từ năm 2013 đến năm 2014, tổng huy động vốn của ngân hàng tăng từ 378.303 tỷ đồng lên đến 467.651 tỷ đồng, tức tăng gần 90.000 tỷ đồng với nguồn vốn huy động từ nền kinh tế năm 2014 đạt 422.204 tỷ đồng tăng 27,08% so với năm 2013. Đến năm 2015 huy động vốn đạt 575.142 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2014, trong đó có sự đóng góp chủ yếu từ tăng trưởng ở tiền gủi khách hàng tăng 18,52% cao hơn mức tăng bình quân toàn ngành (14,4%). Huy động vốn tăng đều ở cả tổ chức kinh tế (14,4%) và dân cư (22,1%). Cơ cấu vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư hiện ở mức 45%- 55% phù hợp với chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của Vietcombank. Trong 2 năm 2014 và 2015, Vietcombank luôn tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động, duy trì mức lãi suất huy động thấp nhất thị trường; tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng thu hút các nguồn vốn giá rẻ (huy động vốn không kỳ hạn năm 2015 tăng 26,28% so với năm 2014, chiếm 29,13% tỷ trọng nguồn vốn huy động); đồng thời tăng cường cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên thu/chuyên chi cho KBNN & BHXH để qua đó thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức này.

2.1.3.3. Hoạt động cho vay

Biểu đồ 2.3. Hoạt động cho vay khách hàng giai đoạn 2013-2015

(Đơn vị: tỷ đồng)

■ cho vay khách hàng

29

Hoạt động cho vay luôn là hoạt động vô cùng quan trọng với sự tồn tại của ngân hàng

vì hoạt động cho vay là cơ sở lợi nhuận của ngân hàng và là chức năng chính của nó. Vì

thế Vietcombank sử dụng phần lớn nguồn vốn vào hoạt động cho vay và đồng thời xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý với ngân hàng và tình hình nền kinh tế. Khoản cho

vay khách hàng của Vietcombank luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng (56,13% năm 2015). Dư nợ tín dụng của ngân hàng năm 2014 đạt 316.254 tỷ

đồng tăng 18,07% so với năm 2013. Năm 2015 khoản cho vay khách hàng tiếp tục tăng 62.288 tỷ đồng tương đương 19,7% và đạt 378.542 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng

năm 2015 cao nhất trong 4 năm trở lại đây và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống (17,3%). Năm 2015, tín dụng tăng trưởng khá ở tổ chức kinh tế (11,5%) và

doanh nghiệp vừa và nhỏ (24,8%) và tăng mạnh ở khu vực thể nhân (50,4%). Cơ cấu tín

dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển theo đúng định hướng của Vietcombank trong

đó, dư nợ bán buôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức dư nợ và ngân hàng đang có xu hướng dịch chuyển sang hướng cho vay bán lẻ với tỷ trọng dư nợ thể nhân năm 2015 là 20,1%. Ngoài ra dư nợ của ngân hàng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.1. Ket quả kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2013-2015

_________________________________________________________(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu_________________________ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ tín dụng____________________ 274.31 4 2 323.33 2 387.15 Tổng tài sản______________________ 468.99 4 576.99 6 674.39 5 Tỷ trọng_________________________ 58,49% 56,04% 57,41 %

Qua bảng số liệu cho thấy tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank tăng đều qua các năm từ mức 15.507 tỷ đồng đến 21.202 tỷ đồng với tốc độ tăng từ năm 2013 đến năm 2014 là 12% còn năm 2015 tổng thu nhập tăng 22,53% so với năm 2014. Nguồn đóng góp chính cho tổng thu nhập của ngân hàng là từ thu nhập lãi thuần với tỷ trọng qua các năm khoảng 70% với mức tuyệt đối năm 2015 là 15.453 tỷ đồng, tăng 28,68% so với năm 2014. Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng cũng rất phát triển. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ tuy có giảm nhẹ trong năm 2014 nhưng đến năm 2015 có mức tăng trưởng khá tốt. Đặc biệt với lợi thế về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, doanh số mua bán ngoại tệ năm 2015 (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 29,5 tỷ USD, tăng 2,6% so với 2014 và doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt 45,98 tỷ USD, tăng 10,4% so với 2014. Hoạt động thẻ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường. Các hoạt động thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ của Vietcombank đều tăng trưởng mạnh so với năm 2014. Nhiều chỉ tiêu có mức tăng trưởng mạnh và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2015. Dịch vụ SMS Banking, Mobile Banking và Internet Banking có mức tăng trưởng khá, tăng tương ứng 27%, 68% và 28% so với năm 2014.

Với tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động cao, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng năm 2014 của Vietcombank đạt 10.442 tỷ đồng, tăng 12,73% so với năm 2013. Vietcombank đã trích DPRR ở mức 4.566 tỷ đồng, tăng 29,7% so với năm 2013. Năm 2015, con số này tăng 23,6% đến 12.896 tỷ đồng, dự phòng rủi ro được trích là 6.068 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau dự phòng đạt 6.827 tỷ đồng, tăng 16,83% so với năm 2014.

Một phần của tài liệu 073 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w