ANZ chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có: (i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra; (ii) Hoạt động "kiểm tra thử khủng hoảng" được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá phù hợp; (iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt nam trong quản trịrủi ro tín dụng rủi ro tín dụng
32
Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro ở một số ngân hàng trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thuơng mại Việt nam là:
1.3.3.1. Cần thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng
Theo thông lệ quốc tế, quản trị rủi ro tín dụng đuợc bao gồm năm nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến luợc và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phuơng thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng.
1.3.3.2. Việc lựa chọn mô hình quản trị RRTD cần dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng
Việc xác định mô hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tuơng thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị truờng tài chính yếu kém không thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định luợng vì dữ liệu thông tin trong thị truờng đó không thể tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì trong thị truờng tài chính đang phát triển, vai trò kiểm soát của thị truờng rất mờ nhạt.
1.3.3.3. Hiệu quả của công tác quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong quản trị rủi ro tín dụng
Các ngân hàng thuơng mại trên thế giới đều kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình quản trị rủi ro tín dụng từ nhận biết đến đo luờng, quản lí, kiểm soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản trị rủi ro. Hoạt động đo luờng định luợng sẽ tạo ra những thông tin chính xác và có thể tích lũy các thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể tổ chức quản trị tập trung. Trên nền tảng thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trung, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt đuợc hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.3.3.4. Cần hoàn thiện hệ thống pháp lí, tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các quy định của Hiệp ước Basel
Đối với NHTM Việt Nam cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng với Thông tu số: 02/2013/TT-NHNN ngày
33
21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng bước đa dạng hoạt động tín dụng theo hướng chuẩn hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế và từng bước tuân thủ chuẩn hóa quy trình quản trị rủi ro theo yêu cầu của Hiệp ước Basel II.
1.3.3.5. Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng để vận hành mô hình quản trị RRTD hiệu quả
Hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đều có nền tảng công nghệ vững chắc, đây là cơ sở để các ngân hàng có thể áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin của các ngân hàng này đều được xử lí tự động tập trung, có các phần mềm phân loại được các khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ đó đưa ra các báo cáo cho các cấp độ quản trị khác nhau. Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành mô hình quản trị RRTD.