Các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước về ngân
hàng và chính sách tiền tệ bao gồm: Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng; Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng; Hoàn thiện mô
hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương; Hỗ trợ đào tạo cán bộ.
Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng
Hiện nay khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tín dụng khá
hoàn chỉnh như: Luật tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, các thông tư hướng
dẫn về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các NHTM
thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng (Thông tư 02/2013/TT- NHNNVN ngày 21/01/2013)...hiện nay văn bản mới nhất về việc hướng dẫn thực hiện
quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II là thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 hướng dẫn các NHTM về việc tính và áp dụng chỉ số Car vào trong hoạt động của mình từ năm 2020. Tuy nhiên để thực sự phù hợp với thực tế và tuân thủ toàn
bộ quy định của Basel II cũng cần có những văn bản cụ thể hơn nữa về quy định giám
sát và công bố thông tin theo chuẩn Basel II và văn bản quy định lộ trình quản trình rủi
109
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương
Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến với cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy. Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng... để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.
Hỗ trợ đào tạo cán bộ
Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.
110
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong nội dung Chương 3, Trên cơ sở những lí luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong Chương 1 cùng với những phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK trong Chương 2, và các định hướng trong quản trị rủi ro tín dụng đến năm 2020 của ABBANK, tôi đã đưa ra các giải pháp chung và giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK.
Các giải pháp chung như: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro toàn diện, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng CNTT trong quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. Các giải pháp cụ thể được đưa ra phù hợp với nội dung quản trị rủi ro tín dụng từ nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro tín dụng, ứng phó và kiểm soát rủi ro tín dụng. Sau đó, tôi đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước... để đảm bảo các giải pháp có thể thực hiện khả thi.
111
KẾT LUẬN
Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Thuong mại Cổ phần An Bình nói riêng, với thu nhập từ hoạt động tín dụng thuờng chiếm hon 60% tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu huớng tập trung vào hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng thuong mại mà còn đối với cả nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài
“Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình”
Luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến co sở lí luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cụ thể:
- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình giai đoạn 2014-2016.
- Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình giai đoạn 2014-2016.
- Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình.
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro
tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đã đua ra các giải pháp và kiến nghị nhằm
112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Định (2008). Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Tiến (2013). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư số 02/2013/QĐ-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (2011). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (2012). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
6. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (2013). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
7. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (2014). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
8. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (2015). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (2016). Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Hà Nội.
10. Peters. Rose (1998). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 11. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật các Tổ chức
tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. 12. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (2012 - 2015). 13. Thời báo ngân hàng (2012 - 2015).
113
Tài liệu trên website
http://www.bis.org/bcbs/ http://www.economy.com.vn http://www.gso.com.vn http://www.ABBANKbank.com.vn/ http://www.sbv.gov.vn/ http://www.vnba. org.vn/