Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 25)

2.2.1. Nghiên cứu tài liệu

Tổng hợp, phân tích các tài liệu khoa học, chọn lọc những dẫn liệu khoa học có liên quan đến đề tài. Kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát, các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu. Tra cứu các tài liệu chuyên khảo về cây thuốc trong và ngoài nước để bước đầu xác định các loài thực vật trên vùng đất cát được sử dụng làm thuốc. Sau khi nghiên cứu tài liệu, chúng tôi tổng hợp được danh lục các loài thực vật trên vùng đất cát có thể làm thuốc, sau đó tiến hành đi thu mẫu để định danh.

Quan sát và nghiên cứu bản đồ tự nhiên của vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận để định hướng cho việc điều tra khảo sát.

2.2.2. Thực địa thu mẫu

Tiến hành 4 đợt khảo sát thực địa:

+ Đợt 1: Từ ngày 26/10 đến 28/10/2018 (mùa mưa) + Đợt 2: Từ ngày 30/11 đến 02/12/2018 (mùa khô) + Đợt 3: Từ ngày 26/01 đến 28/01/2019 (mùa khô) + Đợt 4: Từ ngày 28/06 đến 30/06/2019 (mùa mưa)

Ngoài ra, từ ngày 01/08 đến 03/08/2019 chúng tôi tiến hành 1 đợt thu mẫu bổ sung.

2.2.3. Thu mẫu thực vật có giá trị làm thuốc

2.2.3.1. Thu mẫu theo tuyến

Xác định tuyến điều tra:

Thu mẫu thực vật dọc theo các vùng đất cát ven biển của Thành phố Phan Thiết để nghiên cứu về thành phần loài thực vật làm thuốc theo sơ đồ hình 1.1.

Phương pháp thu mẫu:

Dùng kéo cắt cây cắt một cành dài khoảng 30 – 40 cm và gói gọn trong các tờ giấy báo; mỗi loài thu từ 3 – 4 mẫu.

- Đối với cây gỗ, cây bụi: có hoa, quả;

- Đối với cây leo: chọn 1 đoạn thân leo có hoa, quả;

- Đối với cây thân cỏ: lấy cả cây có rễ và hoa. Khi cây dài thì gập lại hình

chữ Z;

- Đối với dương xỉ lá lớn thì lấy lá có túi bào tử.

- Ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên nhất là các đặc

điểm dễ mất khi khô như màu sắc của hoa, quả, nhựa mủ, …

Mẫu thu được xử lí sơ bộ ngoài thực địa bằng cồn 70o để tránh hư hỏng và được bảo quản trong túi nilon kín. Các bộ phận của mẫu được bao gói bằng giấy báo hay túi nilon, kèm theo nhãn [6], [31].

Trong quá trình thu mẫu, dùng máy chụp hình chụp các sinh cảnh, các mẫu thực vật làm thuốc.

2.2.3.2. Định danh và lập bảng danh lục thực vật làm thuốc

Định danh các mẫu thu được với các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III [32], Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ Thực vật hạt kín ở Việt Nam [33].

Đối chiếu, so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam được lưu trữ ở Bảo tàng Thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi xác định được loài, tên loài sẽ được kiểm tra trên website www.theplantlist.org và lập danh lục thực vật theo Brummitt (1992) [34], [35].

2.2.3.3. Mô tả và xác định các loài cây thuốc

Xác định, mô tả các loài thực vật làm thuốc dựa vào các tài liệu: - Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1, 2 [36];

- Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam [37]; - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [13]; - Từ điển cây thuốc Việt Nam [15], [16]; - Danh lục cây thuốc Việt Nam [38].

Xác định các cấp độ quý hiếm và nguy cấp của các loài thực vật làm thuốc qua các tài liệu:

- Sách Đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật [39];

- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về “Quản lí thực vật rừng, động vật rừng cấp quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp” [40];

- Trang web của IUCN Red List of Threatened Species [41].

2.2.4. Phương pháp xây dựng CSDL tra cứu thực vật làm thuốc trên đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết.

Dùng phần mềm Microsoft Excel 2013 để thống kê kết quả thu được. Dùng phần mềm Microsoft Access 2013 để xây dựng CSDL theo các bước:

- Lập các bảng dữ liệu để quản lý các mục thông tin riêng biệt như danh mục

ngành, danh mục họ, danh mục loài, danh mục đặc điểm hình thái.

- Tạo mối liên hệ giữa các bảng dữ liệu để liên kết các mục thông tin thành

thể thống nhất.

- Nhập các dữ liệu thu thập được vào bảng dữ liệu.

- Thiết lập những truy vấn thông tin từ CSDL.

- Thiết kế các biểu mẫu để tương tác với người dùng.

- Thiết kế các báo cáo để truy xuất thông tin từ CSDL.

- Thiết kế các tập lệnh Macro để mở các biểu mẫu trong CSDL.

Đóng gói thành một phần mềm đơn giản để tra cứu thông tin về thực vật làm thuốc trên vùng đất cát Thành phố Phan Thiết. Các khóa tra cứu bao gồm: họ, tên loài, đặc điểm hình thái, công dụng làm thuốc.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đa dạng các loài cây thuốc

3.1.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật làm thuốc

Qua quá trình điều tra, đề tài đã ghi nhận được nguồn tài nguyên cây thuốc tự nhiên ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết có 212 loài (trong đó có 180 loài thu được mẫu, 32 loài kế thừa tử các công trình), thuộc 73 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 1 loài và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 211 loài (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Phân bố các taxon trong các ngành thực vật làm thuốc ở Thành phố Phan Thiết Ngành Lớp Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Polypodiophyta 1 33,3 1 1,37 1 0,57 1 0,47 Magnoliophyta 2 66,7 72 98,63 175 99,43 211 99,53 Tổng 3 100 73 100 176 100 212 100

Trong số 73 họ, thì 10 họ có số lượng loài thực vật làm thuốc nhiều nhất chiếm 47,3% tổng số loài thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu (KVNC), bao gồm: họ Đậu (Fabaceae) với 28 loài, chiếm 13,3%; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 16 loài, chiếm 7,6%; họ Cúc (Asteraceae) với 10 loài, chiếm 4,7%; họ Cà phê (Rubiaceae) với 8 loài, chiếm 3, 8%, các họ Khoai lang (Convolvulaceae), Trôm (Sterculiaceae), Hòa thảo (Poaeae), mỗi họ với 7 loài, chiếm 3,3%; các họ Dền (Amaranthaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), mỗi họ với 6 loài, chiếm 2,8% và họ Bông (Malvaceae) với 5 loài, chiếm 2,4% (Bảng 3.2 và Hình 3.1).

Bảng 3.2. Các họ thực vật làm thuốc có số lượng loài nhiều nhất

STT Họ thực vật Số lượng loài Tỷ lệ %

1 Đậu (Fabaceae) 28 13,3

2 Thầu dầu (Euphorbiaceae) 16 7,6

3 Cúc (Asteraceae) 10 4,7

4 Cà phê (Rubiaceae) 7 3,3

5 Khoai lang (Convolvulaceae) 7 3,3

6 Trôm (Sterculiaceae) 7 3,3

7 Hòa thảo (Poaeae) 7 3,3

8 Dền (Amaranthaceae) 6 2,8

9 Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 6 2,8

10 Bông (Malvaceae) 5 2,4

Tổng cộng: 99 46,7

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm số lượng loài của các họ thực vật tại KVNC

Tuy rằng số lượng loài của mỗi họ không nhiều nhưng thành phần các họ thực vật làm thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết rất phong phú. Cụ thể,

khi thống kê ở 73 họ thực vật trong cơ sở sữ liệu có 32 họ chỉ có 1 loài, 17 họ có 2 loài, 6 họ có 3 loài, 8 họ có 4 loài (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Thống kê số lượng loài theo họ

STT TÊN KHOA HỌC TÊN TIẾNG VIỆT SỐ LƯỢNG

LOÀI Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 1 Lygodiaceae Họ Bòng bong 1 Magnoliophyta Magnoliopsida Ngành Ngọc lan Lớp Ngọc lan

2 Aizoaceae Họ Sam biển 1 3 Amaranthaceae Họ Dền 6 4 Anacardiaceae Họ Xoài 2 5 Annonaceae Họ Na 4 6 Apocynaceae Họ Trúc đào 4 7 Asclepiadaceae Họ Thiên lý 4 8 Asteraceae Họ Cúc 10 9 Bignoniaceae Họ Chùm ớt 1 10 Bombacaceae Họ Gòn 1 11 Boraginaceae Họ Vòi voi 2 12 Cactaceae Họ Xương rồng 1 13 Capparaceae Họ Màn màn 4 14 Caryophyll aceae Họ Cẩm chướng 1 15 Chrysobalanaceae Họ Cám 1 16 Clusiaceae Họ Măng cụt 3 17 Combretaceae Họ Chưn bầu 2 18 Connaraceae Họ Lốp bốp 2 19 Convolvulaceae Họ Khoai lang 7 20 Cucurbitaceae Họ Bầu bí 2 21 Dilleniaceae Họ Sổ 1

STT TÊN KHOA HỌC TÊN TIẾNG VIỆT SỐ LƯỢNG LOÀI

22 Ebenaceae Họ Thị 1 23 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 16 24 Fabaceae Họ Đậu 28 25 Flacourtiaceae Họ Hồng quân 3 26 Gisekiaceae Họ Cỏ lết 1 27 Lamiaceae Họ Hoa môi 4 28 Lauraceae Họ Long não 2 29 Loganiaceae Họ Mã tiền 1 30 Loranthaceae Họ Tầm gửi 2 31 Malvaceae Họ Bông 5 32 Melastomataceae Họ Mua 2 33 Menispermaceae Họ Dây mối 1 34 Molluginaceae Họ Cỏ bình cu 1 35 Moraceae Họ Dâu tằm 4 36 Myrsinaceae Họ Đơn nem 1 37 Myrtaceae Họ Sim 1 38 Nelumbonaceae Họ Sen 1 39 Nepenthaceae Họ Nắp ấm 1 40 Nyctaginaceae Họ Hoa giấy 1 41 Ochnaceae Họ Mai 1 42 Onagraceae Họ Rau dừa nước 2 43 Passifloraceae Họ Lạc tiên 1 44 Plumbaginaceae Họ Đuôi công 1 45 Portulacaceae Họ Rau sam 2 46 Rhamnaceae Họ Táo 2 47 Rhizophoraceae Họ Đước 1 48 Rubiaceae Họ Cà phê 7

STT TÊN KHOA HỌC TÊN TIẾNG VIỆT SỐ LƯỢNG LOÀI 49 Rutaceae Họ Cam 3 50 Sapindaceae Họ Nhãn 2 51 Sapotaceae Họ Hồng xiêm 1 52 Simaroubaceae Họ Khổ mộc 2 53 Solanaceae Họ Cà 2 54 Scrophulariaceae Họ Hoa móm sói 3 55 Sterculiaceae Họ Trôm 7 56 Tiliaceae Họ Cò ke 3 57 Ulmaceae Họ Sếu 1 58 Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 6 59 Vitaceae Họ Nho 2 60 Zygophyllaceae Họ Quỉ kiến sầu 1

Liliopsida Lớp Hành

61 Agavaceae Họ A gao 1 62 Araceae Họ Ráy 1 63 Asparagaceae Họ Măng tây 1 64 Colchicaceae Họ Bả chó 4 65 Commelinaceae Họ Thài lài 3 66 Cyperaceae Họ Cói 4 67 Dioscoreaceae Họ Khoai từ 2 68 Pandanaceae Họ Dứa dại 1 69 Poaeae Họ Hòa thảo 7 70 Pontederiaceae Họ Lục bình 2 71 Smilacaceae Họ Kim cang 1 72 Taccaceae Họ Củ nưa 1 73 Zingiberaceae Họ Gừng 1

Bên cạnh đó, khi đánh giá, so sánh đa dạng thành phần loài thực vật làm thuốc ở Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận với thành phần loài cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu (2016) [12] cho thấy: Thành phố Phan Thiết có 73 họ thực vật làm thuốc chiếm 20,3% so với tổng số 360 họ cây thuốc của Việt Nam và 212 loài trong tổng số 5.117 loài cây thuốc Việt Nam, chiếm 4,1% (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. So sánh số lượng cây thuốc ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận với số lượng cây thuốc Việt Nam

CÁC CHỈ TIÊU SO SÁNH

PHAN THIẾT-

BÌNH THUẬN VIỆT NAM

TỶ LỆ SO SÁNH (%)

Số họ 73 360 20,3

Số loài 212 5.117 4,1

3.1.2. Đa dạng về dạng thân thực vật làm thuốc

Theo cách phân chia dạng cây của Nguyễn Nghĩa Thìn [31], [42], tài nguyên thực vật làm thuốc ở vùng đất cát Thành phố Phan Thiết được chia làm 7 nhóm dạng thân chính, đó là: thân thảo, bụi/bụi trườn, dây leo, gỗ lớn, gỗ vừa, gỗ nhỏ và bán kí sinh (Hình 3.2). Trong tổng số 212 loài thực vật làm thuốc đã ghi nhận thì nhóm cây thân thảo có số lượng loài nhiều nhất với 84 loài, chiếm 39,62%; nhóm cây bán kí sinh có số lượng loài ít nhất với 3 loài, chiếm 1,42%.

Dạng sống các loài thực vật làm thuốc tại KVNC tương đối đa dạng. Đa số các loài cây thuốc có dạng sống là cây thân thảo, thân cỏ với tỷ lệ 39,62% (84 loài trong tổng số 212 loài cây thuốc tại KVNC), bao gồm các cây thân thảo một năm và nhiều năm chiếm trữ lượng lớn với vòng đời ngắn, rất dễ tái sinh và có sức sống hoang dại. Những loài này đa số thuộc các họ: Cúc (Asteraceae), Đậu (Fabaceae), Dền (Amaranthaceae).

Nhóm các cây gỗ nhỏ có giá trị làm thuốc đứng thứ 2 với 39 loài, chiếm 18,40%. Những loài này đa số thuộc các họ: Na (Annonaceae), Đậu (Fabaceae), Măng cụt (Clusiaceae). Do điều kiện tự nhiên tại KVNC tương đối khắc nghiệt nên ít nhiều ảnh hưởng đến hình thái của các loài thực vật tại đây. Cùng 1 loài nhưng khi sinh tồn ở vùng khác lại có dạng thân là gỗ lớn hoặc gỗ vừa còn ở KVNC chỉ bắt gặp dạng gỗ nhỏ.

Nhóm cây bụi/bụi trường có giá trị làm thuốc đứng thứ 3 chiếm tỷ lệ 16,51% với 35 loài. Đa số những loài cây thuốc có dạng sống này thường mọc hoang tại các bãi đất hoang ven đường, ven biển, ven rừng mọc thành lùm bụi nhỏ cao 1-2m, chủ

yếu thuộc các họ: Bông (Malvaceae), Trôm (Sterculiaceae), Thầu dầu

(Euphorbiaceae).

Nhóm cây thuộc dạng dây leo đứng thứ 4 với 28 loài, chiếm tỷ lệ 13,21%. Đa số những loài này thường xuất hiện ở bìa rừng, bám trên cây bụi, cây gỗ nhỏ hoặc gỗ vừa, bò lan trên các bãi đất hoang đầy nắng như Hà thủ ô trắng (Streptocaulon

juventas (Lour.) Merr.), Bìm bìm mờ (Ipomoea obscura (L.) Ker Gaw), Dây chặc

chìu (Tetracera scandens (L.) Merr), Nhãn lồng (Passiflora foetida L.), v.v.. Những họ dây leo có số lượng loài có giá trị làm thuốc lớn như: họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Khoai từ (Dioscoreaceae).

Nhóm các cây gỗ vừa và lớn có tỷ lệ 10.85% với 42 loài. Trong đó, cây gỗ vừa chiếm tỷ lệ 6,60% với 14 loài và cây gỗ lớn với 9 loài, chiếm tỷ lệ 4,25% so với tổng số cây thuốc. Nhóm cây này chủ yếu thuộc các họ như: họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Sim (Myrtaceae), v.v..

Chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây bán kí sinh với 1,42% trong tổng số loài cây thuốc tại KVNC thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) với điển hình 2 loài: Tầm gửi năm

nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq), Đại cán tam sắc (Macrosolen tricolor (Lec.) Dans.) và 1 loài thuộc họ Long não (Lauraceae) là Tơ xanh (Cassytha filiformis L.).

3.1.3. Đa dạng về giá trị sử dụng của thực vật làm thuốc

3.1.3.1. Phân chia theo bộ phận dùng

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi phân chia các bộ phận sử dụng của cây thuốc làm 7 nhóm chính gồm: toàn cây, thân - vỏ thân, rễ - vỏ rễ, lá, quả - hạt, hoa và bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v..). Trong đó, số loài sử dụng toàn cây làm thốc (thường là cây thân thảo) chiếm tỷ lệ cao nhất với 83 loài, chiếm 39,2%. Tiếp đến là dùng lá (dễ thu hái và không ảnh hưởng nhiều đến cây) với 71 loài, chiếm 33,5%; rễ - vỏ rễ (khó thu vì phải bỏ cả cây) với 70 loài, chiếm 33,0%; thân – vỏ thân với 56 loài, chiếm 26,4%; quả, hạt với 43 loài, chiếm 20,3%. Ngoài ra, các bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v..) cũng được sử dùng làm thuốc với 9 loài, chiếm 4,2%. Cây có thể được dùng tươi hoặc phơi khô nhưng sau khi thu hái về người ta thường phơi khô và bảo quản đúng quy định để sử dụng lâu dài và tránh giảm hoạt tính (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Đa dạng các bộ phận sử dụng cây thuốc

STT Bộ phận dùng cây thuốc Số loài cây thuốc Số lượng Tỷ lệ % 1 Toàn cây 83 39,2 2 Thân – vỏ thân 56 26,4 3 Rễ - vỏ rễ 70 33,0 4 Lá 71 33,5 5 Hoa 7 3,3 6 Quả, hạt 43 20,3

7 Bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v..) 9 4,2

Theo kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh, có thể sử dụng một bộ phận hoặc dùng cùng lúc nhiều bộ phận của cây để chữa bệnh nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. Chẳng hạn như loài Cùm rụm lá nhỏ (Ehretia microphylla Lam.), người ta dùng phối hợp rễ, cành, thân của Cùm rụm lá nhỏ để chữa đau lưng, đau người, chân tay nhức mỏi.

Trong cùng một cây, có thể bộ phận này dùng chữa một chứng bệnh nhưng bộ phận kia lại có hiệu quả với một căn bệnh khác. Ví dụ: Người ta dùng thịt quả Na (Annona squamosa L.) để trị chứng đi lỵ ra máu không dứt và dùng lá Na trị sốt rét, mụn nhọt sưng tấy, trừ chấy rận hay loài Mô ca (Buchanania reticulata Hance) vỏ rễ, vỏ thân dùng trị chữa các vết thương, viêm lợi, nhựa chảy ra từ gỗ cây dùng làm thuốc trị ỉa chảy, v.v..

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số loài thực vật theo bộ phận dùng làm thuốc tại KVNC

3.1.3.2. Phân chia theo nhóm bệnh chữa trị

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, một cây thuốc có thể chữa được nhiều bệnh và ngược lại một căn bệnh có thể được chữa trị bằng việc kết hợp nhiều cây thuốc. Theo tài liệu của một số tác giả như: Phạm Hoàng Hộ, Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Viện Dược liệu [13], [15], [16], [32], [38] cũng như trong quá trình điều tra nghiên cứu chúng tôi tạm chia cây thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết làm 38 nhóm công dụng chữa trị chính (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc

STT Những nhóm công dụng của cây thuốc

(Theo Võ Văn Chi, Viện Dược liệu)

Số loài cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)