Đa dạng về giá trị sử dụng của thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 35)

3.1.3.1. Phân chia theo bộ phận dùng

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi phân chia các bộ phận sử dụng của cây thuốc làm 7 nhóm chính gồm: toàn cây, thân - vỏ thân, rễ - vỏ rễ, lá, quả - hạt, hoa và bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v..). Trong đó, số loài sử dụng toàn cây làm thốc (thường là cây thân thảo) chiếm tỷ lệ cao nhất với 83 loài, chiếm 39,2%. Tiếp đến là dùng lá (dễ thu hái và không ảnh hưởng nhiều đến cây) với 71 loài, chiếm 33,5%; rễ - vỏ rễ (khó thu vì phải bỏ cả cây) với 70 loài, chiếm 33,0%; thân – vỏ thân với 56 loài, chiếm 26,4%; quả, hạt với 43 loài, chiếm 20,3%. Ngoài ra, các bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v..) cũng được sử dùng làm thuốc với 9 loài, chiếm 4,2%. Cây có thể được dùng tươi hoặc phơi khô nhưng sau khi thu hái về người ta thường phơi khô và bảo quản đúng quy định để sử dụng lâu dài và tránh giảm hoạt tính (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Đa dạng các bộ phận sử dụng cây thuốc

STT Bộ phận dùng cây thuốc Số loài cây thuốc Số lượng Tỷ lệ % 1 Toàn cây 83 39,2 2 Thân – vỏ thân 56 26,4 3 Rễ - vỏ rễ 70 33,0 4 Lá 71 33,5 5 Hoa 7 3,3 6 Quả, hạt 43 20,3

7 Bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v..) 9 4,2

Theo kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh, có thể sử dụng một bộ phận hoặc dùng cùng lúc nhiều bộ phận của cây để chữa bệnh nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. Chẳng hạn như loài Cùm rụm lá nhỏ (Ehretia microphylla Lam.), người ta dùng phối hợp rễ, cành, thân của Cùm rụm lá nhỏ để chữa đau lưng, đau người, chân tay nhức mỏi.

Trong cùng một cây, có thể bộ phận này dùng chữa một chứng bệnh nhưng bộ phận kia lại có hiệu quả với một căn bệnh khác. Ví dụ: Người ta dùng thịt quả Na (Annona squamosa L.) để trị chứng đi lỵ ra máu không dứt và dùng lá Na trị sốt rét, mụn nhọt sưng tấy, trừ chấy rận hay loài Mô ca (Buchanania reticulata Hance) vỏ rễ, vỏ thân dùng trị chữa các vết thương, viêm lợi, nhựa chảy ra từ gỗ cây dùng làm thuốc trị ỉa chảy, v.v..

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số loài thực vật theo bộ phận dùng làm thuốc tại KVNC

3.1.3.2. Phân chia theo nhóm bệnh chữa trị

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, một cây thuốc có thể chữa được nhiều bệnh và ngược lại một căn bệnh có thể được chữa trị bằng việc kết hợp nhiều cây thuốc. Theo tài liệu của một số tác giả như: Phạm Hoàng Hộ, Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Viện Dược liệu [13], [15], [16], [32], [38] cũng như trong quá trình điều tra nghiên cứu chúng tôi tạm chia cây thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết làm 38 nhóm công dụng chữa trị chính (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc

STT Những nhóm công dụng của cây thuốc

(Theo Võ Văn Chi, Viện Dược liệu)

Số loài cây thuốc Số

lượng Tỷ lệ %

1 Dùng chữa da liễu 126 58,4

2 Dùng chữa bệnh về bộ máy tiêu hóa 107 50,5

3 Dùng trị lỵ, ỉa chảy 87 41,0

4 Dùng chữa các bệnh về xương khớp, gân cốt 81 38,2

5 Dùng đắp vết thương ngoài da, sưng 79 37,3

6 Dùng chữa cảm sốt, nhức đầu 74 34,9

7 Dùng chữa bệnh đường hô hấp 66 31,1

8 Dùng chữa bệnh tai, mũi, răng, họng 59 27,8

9 Dùng đắp trị rắn rết, bò cạp, sâu cắn/đốt 58 27,4

10 Dùng chữa bệnh về đường tiết niệu 54 25,5

11 Dùng chữa các bệnh về thần kinh, não bộ 51 24,1

12 Dùng bồi dưỡng cơ thể 50 23,6

13 Dùng chữa bệnh về gan 47 22,2

14 Dùng chữa bệnh phụ nữ khi sinh và sau sinh 43 20,3

15 Dùng chữa thũng, phù nề 42 19,8

16 Dùng chữa bệnh phụ nữ 39 18,4

17 Dùng chữa bệnh về phổi 37 17,5

18 Dùng chữa bệnh đường sinh dục nữ 36 17,0

19 Dùng chữa bệnh về mắt 33 15,6

20 Dùng chữa sốt rét 27 12,3

21 Dùng chữa bệnh thận 27 12,7

22 Dùng làm thuốc xổ, nhuận tràng, gây nôn 26 12,3

23 Dùng chữa bệnh tim, huyết áp 24 11,3

24 Dùng chữa bệnh hoa liễu 22 10,4

STT Những nhóm công dụng của cây thuốc

(Theo Võ Văn Chi, Viện Dược liệu)

Số loài cây thuốc Số

lượng Tỷ lệ %

26 Dùng trị giun sán 19 9,0

27 Dùng kháng khuẩn, diệt khuẩn 18 8,5

28 Dùng chữa bệnh đường sinh dục nam 16 7,5

29 Dùng để giải độc 15 7,1

30 Dùng chữa bệnh về tuần hoàn máu 14 6,6

31 Cây thuốc có chất độc 13 6,1

32 Dùng chữa tiểu đường 13 6,1

33 Dùng chữa bệnh về tóc, da đầu 13 6,1

34 Dùng chữa u, bướu, ung thư 11 5,2

35 Dùng chữa bệnh viêm hạch 10 4,7

36 Dùng làm đẹp cho phụ nữ 8 3,8

37 Dùng gây sẩy thai 7 3,3

38 Cây thuốc có chứa chất kích dục, chữa vô sinh 4 1,9

Từ bảng 3.6 cho thấy nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu vực nghiên cứu được sử dụng chữa rất nhiều bệnh. Trong đó, cây thuốc chữa nhóm bệnh ngoài da (eczema, mụn nhọt, lở ngứa, sưng viêm, v.v..) chiếm tỷ lệ cao nhất (60,2%) với 127 loài; nhóm cây chữa bệnh về bộ máy tiêu hóa như đau dạ dày, đau bụng do rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon tiêu hóa kém, viêm ruột, v.v.. chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 50,5% (107 loài); tiếp theo là nhóm cây thuốc chữa lỵ, ỉa chảy với 87 loài chiếm 41%; nhóm cây thuốc dùng chữa các bệnh về xương khớp, gân cốt chiếm tỷ lệ khá cao với 81 loài chiếm 38,2%; tiếp theo là nhóm cây thuốc dùng đắp vết thương ngoài da, sưng, nhóm cây thuốc dùng chữa cảm sốt nhức đầu, v.v.. và ít nhất là cây thuốc có chứa chất kích dục, chữa vô sinh với 4 loài, chiếm 1,9%.

Đặc biệt, trong 212 loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu cần lưu ý đến nhóm cây thuốc dùng chữa u, bướu, ung thư với 11 loài, chiếm 5,2%. Các loài thuộc nhóm này bao gồm: Bình bát (Annona glabra L.), Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.)

G.Don), Bòng bòng to (Calotropis gigantea (L.) Dryand.), Bìm mờ (Ipomoea

obscura (L.) Ker Gawl), Móc ó (Caesalpinia godefroyana Kuntze), Tràng quả dị diệp (Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.), Ké hoa đào (Urena lobata L.), Cóc

mẵn (Oldenlandia corymbosa L.), Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis

(Lour.) Merr.), Khoai dái (Dioscorea bulbifera L.).

Một số loài cây thuốc thường được người dân địa phương sử dụng để chữa bệnh như: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.), Cam thảo dây (Abrus precatorius L.), Bìm chân cọp (Ipomoea pes-tigridis L.), v.v.. Lưu ý, tại KVNC có một số loài cây thuốc có chất gây sẩy thai hoặc gây tác dụng phụ cho phụ nữ mang thai, do đó cần tìm hiểu trước khi dùng. Điển hình như loài Cam thảo dây (Abrus precatorius L.), Nắp ấm (Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce), Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.), v.v..

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ 11 nhóm công dụng chữa bệnh chính của cây thuốc tại KVNC

3.1.3.3. Phân chia theo phương thức sử dụng

Dựa vào cách chế biến và sử dụng cây thuốc để chữa bệnh có thể chia phương thức sử dụng cây thuốc làm 2 nhóm là nhóm cây thuốc dùng ngoài và nhóm cây thuốc dùng trong. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, có 9 loài cây thuốc chỉ dùng ngoài và 71 loài cây thuốc chỉ dùng trong và 132 loài vừa dùng ngoài vừa dùng trong. Mỗi loài

có thể dùng ngoài hoặc dùng trong theo nhiều phương thức tùy theo căn bệnh mà nó chữa (Bảng 3.7). Ở nhóm cây thuốc dùng ngoài được chia làm 9 phương thức chế biến và nhóm cây thuốc dùng trong cũng được chia làm 9 phương thức chế biến (Hình 3.5).

Bảng 3.7. Các phương thức sử dụng cây thuốc Phương thức

sử dụng Phương thức chế biến Số loài Tỷ lệ %

Cây thuốc dùng ngoài

Nấu cao bôi 2 0,9

Lấy nhựa mủ bôi 3 1,4

Sắc nước ngậm 3 1,4

Hơ nóng chờm, đắp 4 1,9

Ngâm rượu xoa, ngậm 6 2,8

Xông hơi, làm thuốc hút 8 3,8

Xây bột đắp 12 5,7

Nấu nước tắm, rửa, gội 46 21,7

Giã lấy bã đắp 88 41,5

Cây thuốc dùng trong

Nấu cao uống 8 3,8

Ngâm rượu uống 11 5,2

Xây bột uống 22 10,4

Thuốc tiêm, chế phẩm 24 11,3

Nấu ăn 29 13,7

Giã lấy dịch uống 30 14,2

Ăn sống 30 14,2

Hãm chè uống 32 15,1

Sắc uống 160 75,5

Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy, trong nhóm các phương thức dùng ngoài thì giã đắp là phương thức dùng có số lượng loài nhiều nhất với 88 loài (41,5%), phương thức này thường được dùng chữa các bệnh da liễu, các vết thương ngoài da, cầm máu, v.v.., phương thức sử dụng này đa số dùng với nhóm cây thân thảo như Dé bụi

(Breynia fruticosa (L.) Mull. Arg.), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.), Cốt khí muồng (Cassia occidentalis L.) và nhiều loài khác. Tiếp đến là phương thức nấu nước tắm, rửa, gội với 46 loài, chiếm 21,7%, phương thức này được dùng nhiều nhất với bộ phận là lá cây và thường dùng trị bệnh về da đầu hoặc nấm ngoài da. Nấu cao hoặc lấy nhựa mủ bôi, sắc nước ngậm, hơ nóng để chờm/đắp là các phương thức dùng ngoài ít phổ biến đối với các loài cây thuốc tại KVNC.

Còn đối với phương thức dùng trong thì sắc uống là phương thức có số lượng loài cao nhất với 160 loài trong tổng số 212 loài cây thuốc tại KVNC chiếm tỷ lệ 75,5%; đối với phương thức này, cây thuốc thường được chặt nhỏ, phơi khô, sắc uống theo toa của thầy thuốc, trong một số ít trường hợp dùng cây tươi sắc uống. Hãm chè uống là phương thức có tỷ lệ cao thứ 2, chiếm 15,1% với 32 loài cây thuốc; đối với phương thức này, người ta thường dùng lá hoặc cành nhỏ phơi khô rồi hãm chè uống thay nước hằng ngày. Ngoài các phương pháp truyền thống, ngày nay một số cơ sở đã tách chiết các hoạt chất trong cây thuốc để chế thuốc tiêm hoặc các chế phẩm khác, tại KVNC có 24 loài được dùng theo phương thức này. Các phương thức dùng trong đa số chữa các bệnh gan, thận, đường tiết niệu, sinh dục, bệnh về thần kinh, bệnh về hô hấp hay diệt khuẩn, chữa ung thư.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm phương thức dùng của các loài thực vật làm thuốc tại KVNC

Đối với phương thức dùng trong như tán bột, sắc uống, hãm chè, v.v.., thường sử dụng thân – vỏ thân, rễ - vỏ rễ, toàn cây và lá khi đã phơi khô và một số ít trường hợp dùng tươi. Còn với phương thức dùng ngoài như giã đắp, lấy nhựa mủ bôi, nấu nước tắm rửa, v.v.., thì thường sử dụng lá, toàn cây còn tươi.

3.2. Các loài cây thuốc cần bảo tồn

Để nguồn tài nguyên cây thuốc được khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả thì việc đánh giá mức độ đe doạ của các loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng. Theo Sách đỏ Việt Nam (SĐVN 2007) thì vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết có 4 loài cây thuốc (chiếm 1,9% tổng số loài) có giá trị bảo tồn. Cả 4 loài này đều được xếp ở thứ hạng Nguy cấp - EN (Endangered) với mức độ suy giảm quần thể, khả năng tái sinh kém, bị khai thác kiệt quệ ngoài tự nhiên, sinh cảnh bị tác động mạnh (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Các loài cây thuốc nguy cấp

Hình ảnh của các loài cây thuốc nguy cấp tại KVNC:

Hình 3.6. Loài Trâm hùng - Raphistemma hooperianum (Blume) Decne.

STT Tên thực vật SĐ VN

2007

1 Trâm hùng (Raphistemma hooperianum (Blume) Decne.) EN

2 Gõ mật (Sindora siamensis Miq.) EN

3 Nắp ấm (Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce) EN

Hình 3.7. Loài Gõ mật - Sindora siamensis Miq.

Hình 3.8. Loài Nắp ấm - Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce

3.3. Đề xuất bảo tồn cây thuốc

Hiện nay, Thành phố Phan Thiết đang có tiềm năng phát triển du lịch do đó việc khai thác làm ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống của các loài cây thuốc tại đây. Để sử dụng hợp lí và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc tại KVNC, chính quyền địa phương cần có chính sách quản lí việc khai thác để tránh tình trạng khai thác quá mức làm suy kiệt nguồn tài nguyên và có chính sách bảo vệ các loài cây thuốc nguy cấp trong khu vực. Phát triển du lịch sinh thái có thể là giải pháp vừa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế vừa bảo vệ được môi trường sống của các loài sinh vật tại đây.

Các cơ sở giáo dục nên tổ chức thêm nhiều hoạt động tham quan, học tập tại vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết nhằm giới thiệu sự đa dạng, phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn cây thuốc mọc hoang.

Nhiều loài thực vật rất có giá trị trong việc làm thuốc nhưng số lượng của chúng lại đang giảm dần. Do đó, cần có biện pháp nhân giống để tránh sự biến mất của loài tại KVNC. Nếu được, nên đưa các loài cây thuốc dùng chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư vào vào danh sách cây thuốc quý để tăng cường bảo vệ.

3.4. Phần mềm tra cứu cây thuốc ở vùng đất cát thành phố phan thiết 3.4.1. Mục tiêu của CSDL

Việc xây dựng CSDL nhằm góp phần quản lý thông tin về các loài thực vật làm thuốc tại KVNC, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận, thao tác khi muốn tra cứu, bổ sung thêm hay hoàn thiện các thông tin chưa chính xác, còn thiếu của một loài thực vật làm thuốc nào đó.

CSDL về thành phần loài thực vật làm thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết gồm 4 đối tượng chính:

- Biểu mẫu (form): người dùng có thể thao tác trên đối tượng này.

- Bảng (table): người dùng không thể thao tác trên đối tượng này.

- Truy vấn (queries): người dùng không thể thao tác trên đối tượng này.

Khi người dùng muốn thêm, thay đổi hay xóa thông tin của một loài nào đó thì khi thực hiện, CSDL sẽ chạy code kiểm tra các thông tin liên quan trong CSDL để tránh làm sai lệch nguồn dữ liệu ban đầu.

CSDL được xây dựng với các mục thông tin về phân loại (ngành thực vật, lớp thực vật, họ thực vật, loài thực vật), về đặc điểm hình thái của loài, công dụng làm thuốc, bộ phận dùng và phương thức dùng của từng loài thực vật làm thuốc. Các thông tin này được liên kết với nhau tạo nên tính thống nhất trong CSDL. Ngoài ra, CSDL cũng cung cấp hình ảnh của các loài thực vật giúp người sử dụng dễ dàng nhận biết khi tra cứu và tìm kiếm ngoài thực tế.

Việc xây dựng CSDL bằng phần mềm Microsoft Access 2013 có ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, không tốn chi phí. Ngoài ra, khi sử dụng không cần kết nối internet thuận lợi cho người dùng thao tác ngoài thực địa (rừng, núi, v.v..).

3.4.2. Cấu trúc mục tin của CSDL

Để xây dựng CSDL, cần xem xét, nghiên cứu thông tin của các mẫu thực vật thu được từ các đợt thu mẫu ở KVNC về phân loại, hình thái, mô tả chung và hình ảnh.

Nhóm thông tin về phân loại thực vật làm thuốc tại KVNC bao gồm:

- Thông tin về ngành thực vật làm thuốc bao gồm tên khoa học và tên Việt

Nam của ngành.

- Thông tin về lớp thực vật làm thuốc bao gồm tên khoa học và tên Việt Nam

của lớp.

- Thông tin về họ thực vật làm thuốc bao gồm tên khoa học và tên Việt Nam

của họ. Bên cạnh đó còn thông tin về số loài thực vật của mỗi họ.

- Thông tin về loài thực vật làm thuốc bao gồm tên khoa học, tên Việt Nam,

các đặc điểm về hình thái, về mô tả chung và hình ảnh.

Nhóm thông tin về đặc điểm hình thái của thực vật làm thuốc tại KVNC

bao gồm:

- Thông tin về dạng thân của thực vật làm thuốc ở KVNC gồm 7 dạng: cây

bụi, cây gỗ lớn, cây gỗ vừa, cây gỗ nhỏ, dây leo hay bò, bán kí sinh và cây thảo.

- Thông tin về dạng lá của các loài thực vật làm thuốc sẽ được xét trong các dạng lá như: không lá hoặc lá biến thành gai, lá đơn nguyên, lá đơn xẻ thùy, lá kép chân vịt, lá kép lông chim.

- Thông tin về cách mọc lá của thực vật làm thuốc bao gồm: không lá, lá mọc

so le, lá mọc đối, lá mọc chữ thập/hoa thị, lá mọc cụm/vòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)