Đa dạng về dạng thân thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 33 - 35)

Theo cách phân chia dạng cây của Nguyễn Nghĩa Thìn [31], [42], tài nguyên thực vật làm thuốc ở vùng đất cát Thành phố Phan Thiết được chia làm 7 nhóm dạng thân chính, đó là: thân thảo, bụi/bụi trườn, dây leo, gỗ lớn, gỗ vừa, gỗ nhỏ và bán kí sinh (Hình 3.2). Trong tổng số 212 loài thực vật làm thuốc đã ghi nhận thì nhóm cây thân thảo có số lượng loài nhiều nhất với 84 loài, chiếm 39,62%; nhóm cây bán kí sinh có số lượng loài ít nhất với 3 loài, chiếm 1,42%.

Dạng sống các loài thực vật làm thuốc tại KVNC tương đối đa dạng. Đa số các loài cây thuốc có dạng sống là cây thân thảo, thân cỏ với tỷ lệ 39,62% (84 loài trong tổng số 212 loài cây thuốc tại KVNC), bao gồm các cây thân thảo một năm và nhiều năm chiếm trữ lượng lớn với vòng đời ngắn, rất dễ tái sinh và có sức sống hoang dại. Những loài này đa số thuộc các họ: Cúc (Asteraceae), Đậu (Fabaceae), Dền (Amaranthaceae).

Nhóm các cây gỗ nhỏ có giá trị làm thuốc đứng thứ 2 với 39 loài, chiếm 18,40%. Những loài này đa số thuộc các họ: Na (Annonaceae), Đậu (Fabaceae), Măng cụt (Clusiaceae). Do điều kiện tự nhiên tại KVNC tương đối khắc nghiệt nên ít nhiều ảnh hưởng đến hình thái của các loài thực vật tại đây. Cùng 1 loài nhưng khi sinh tồn ở vùng khác lại có dạng thân là gỗ lớn hoặc gỗ vừa còn ở KVNC chỉ bắt gặp dạng gỗ nhỏ.

Nhóm cây bụi/bụi trường có giá trị làm thuốc đứng thứ 3 chiếm tỷ lệ 16,51% với 35 loài. Đa số những loài cây thuốc có dạng sống này thường mọc hoang tại các bãi đất hoang ven đường, ven biển, ven rừng mọc thành lùm bụi nhỏ cao 1-2m, chủ

yếu thuộc các họ: Bông (Malvaceae), Trôm (Sterculiaceae), Thầu dầu

(Euphorbiaceae).

Nhóm cây thuộc dạng dây leo đứng thứ 4 với 28 loài, chiếm tỷ lệ 13,21%. Đa số những loài này thường xuất hiện ở bìa rừng, bám trên cây bụi, cây gỗ nhỏ hoặc gỗ vừa, bò lan trên các bãi đất hoang đầy nắng như Hà thủ ô trắng (Streptocaulon

juventas (Lour.) Merr.), Bìm bìm mờ (Ipomoea obscura (L.) Ker Gaw), Dây chặc

chìu (Tetracera scandens (L.) Merr), Nhãn lồng (Passiflora foetida L.), v.v.. Những họ dây leo có số lượng loài có giá trị làm thuốc lớn như: họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Khoai từ (Dioscoreaceae).

Nhóm các cây gỗ vừa và lớn có tỷ lệ 10.85% với 42 loài. Trong đó, cây gỗ vừa chiếm tỷ lệ 6,60% với 14 loài và cây gỗ lớn với 9 loài, chiếm tỷ lệ 4,25% so với tổng số cây thuốc. Nhóm cây này chủ yếu thuộc các họ như: họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Sim (Myrtaceae), v.v..

Chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây bán kí sinh với 1,42% trong tổng số loài cây thuốc tại KVNC thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) với điển hình 2 loài: Tầm gửi năm

nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq), Đại cán tam sắc (Macrosolen tricolor (Lec.) Dans.) và 1 loài thuộc họ Long não (Lauraceae) là Tơ xanh (Cassytha filiformis L.).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)