Xuất bảo tồn cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 44)

Hiện nay, Thành phố Phan Thiết đang có tiềm năng phát triển du lịch do đó việc khai thác làm ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống của các loài cây thuốc tại đây. Để sử dụng hợp lí và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc tại KVNC, chính quyền địa phương cần có chính sách quản lí việc khai thác để tránh tình trạng khai thác quá mức làm suy kiệt nguồn tài nguyên và có chính sách bảo vệ các loài cây thuốc nguy cấp trong khu vực. Phát triển du lịch sinh thái có thể là giải pháp vừa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế vừa bảo vệ được môi trường sống của các loài sinh vật tại đây.

Các cơ sở giáo dục nên tổ chức thêm nhiều hoạt động tham quan, học tập tại vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết nhằm giới thiệu sự đa dạng, phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn cây thuốc mọc hoang.

Nhiều loài thực vật rất có giá trị trong việc làm thuốc nhưng số lượng của chúng lại đang giảm dần. Do đó, cần có biện pháp nhân giống để tránh sự biến mất của loài tại KVNC. Nếu được, nên đưa các loài cây thuốc dùng chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư vào vào danh sách cây thuốc quý để tăng cường bảo vệ.

3.4. Phần mềm tra cứu cây thuốc ở vùng đất cát thành phố phan thiết 3.4.1. Mục tiêu của CSDL

Việc xây dựng CSDL nhằm góp phần quản lý thông tin về các loài thực vật làm thuốc tại KVNC, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận, thao tác khi muốn tra cứu, bổ sung thêm hay hoàn thiện các thông tin chưa chính xác, còn thiếu của một loài thực vật làm thuốc nào đó.

CSDL về thành phần loài thực vật làm thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết gồm 4 đối tượng chính:

- Biểu mẫu (form): người dùng có thể thao tác trên đối tượng này.

- Bảng (table): người dùng không thể thao tác trên đối tượng này.

- Truy vấn (queries): người dùng không thể thao tác trên đối tượng này.

Khi người dùng muốn thêm, thay đổi hay xóa thông tin của một loài nào đó thì khi thực hiện, CSDL sẽ chạy code kiểm tra các thông tin liên quan trong CSDL để tránh làm sai lệch nguồn dữ liệu ban đầu.

CSDL được xây dựng với các mục thông tin về phân loại (ngành thực vật, lớp thực vật, họ thực vật, loài thực vật), về đặc điểm hình thái của loài, công dụng làm thuốc, bộ phận dùng và phương thức dùng của từng loài thực vật làm thuốc. Các thông tin này được liên kết với nhau tạo nên tính thống nhất trong CSDL. Ngoài ra, CSDL cũng cung cấp hình ảnh của các loài thực vật giúp người sử dụng dễ dàng nhận biết khi tra cứu và tìm kiếm ngoài thực tế.

Việc xây dựng CSDL bằng phần mềm Microsoft Access 2013 có ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, không tốn chi phí. Ngoài ra, khi sử dụng không cần kết nối internet thuận lợi cho người dùng thao tác ngoài thực địa (rừng, núi, v.v..).

3.4.2. Cấu trúc mục tin của CSDL

Để xây dựng CSDL, cần xem xét, nghiên cứu thông tin của các mẫu thực vật thu được từ các đợt thu mẫu ở KVNC về phân loại, hình thái, mô tả chung và hình ảnh.

Nhóm thông tin về phân loại thực vật làm thuốc tại KVNC bao gồm:

- Thông tin về ngành thực vật làm thuốc bao gồm tên khoa học và tên Việt

Nam của ngành.

- Thông tin về lớp thực vật làm thuốc bao gồm tên khoa học và tên Việt Nam

của lớp.

- Thông tin về họ thực vật làm thuốc bao gồm tên khoa học và tên Việt Nam

của họ. Bên cạnh đó còn thông tin về số loài thực vật của mỗi họ.

- Thông tin về loài thực vật làm thuốc bao gồm tên khoa học, tên Việt Nam,

các đặc điểm về hình thái, về mô tả chung và hình ảnh.

Nhóm thông tin về đặc điểm hình thái của thực vật làm thuốc tại KVNC

bao gồm:

- Thông tin về dạng thân của thực vật làm thuốc ở KVNC gồm 7 dạng: cây

bụi, cây gỗ lớn, cây gỗ vừa, cây gỗ nhỏ, dây leo hay bò, bán kí sinh và cây thảo.

- Thông tin về dạng lá của các loài thực vật làm thuốc sẽ được xét trong các dạng lá như: không lá hoặc lá biến thành gai, lá đơn nguyên, lá đơn xẻ thùy, lá kép chân vịt, lá kép lông chim.

- Thông tin về cách mọc lá của thực vật làm thuốc bao gồm: không lá, lá mọc

so le, lá mọc đối, lá mọc chữ thập/hoa thị, lá mọc cụm/vòng.

- Thông tin về dạng hoa của thực vật làm thuốc sẽ được xét theo 8 dạng, gồm:

hoa đơn, bông, hoa dạng đầu, hoa dạng chùy, hoa dạng chùm, hoa dạng xim, hoa dạng ngù, hoa dạng tán.

- Thông tin về dạng quả của thực vật làm thuốc sẽ được xét theo 14 dạng,

gồm: quả bế, quả cải, quả đại, quả nạc, quả khô, quả đậu, quả dĩnh, quả hạch, quả hộp, quả mọng, quả nang, quả giả, quả thịt, không quả.

Nhóm thông tin về mô tả chung thì dựa trên các đặc điểm thực tế của mẫu

thu được tại KVNC, sách Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi và sách Danh lục cây thuốc Việt Nam của Viện dược liệu để mô tả dạng sống, cách mọc lá, dạng lá, dạng hoa, dạng quả, phương thức dùng, bộ phận dùng. Đặc biệt, nhóm thông tin chính của CSDL là thông tin về công dụng trị bệnh của các loài thực vật làm thuốc ở KVNC.

Nhóm thông tin về hình ảnh trong cơ sở dữ liệu có từ 1 - 2 hình ảnh cho

mỗi loài thực vật bao gồm: 1 hình cây sống trong tự nhiên, hình còn lại bao gồm hình cành mang hoa/quả, hình hoa, hình 2 mặt lá, hình quả,…. Hình đã được photoshop, cắt ghép bằng phần mềm Photoshop CS6, Paint nên sáng và rõ hơn hình chụp lúc ban đầu và dung lượng cũng nhẹ hơn khi đưa vào CSDL.

3.4.3. Cấu trúc CSDL thực vật làm thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết Phan Thiết

3.4.3.1. Bảng dữ liệu

CSDL bao gồm có 11 bảng dữ liệu để mã hóa và lưu trữ các thông tin về thực vật làm thuốc tại KVNC:

- Bảng “DANH_MUC_NGANH” bao gồm 5 cột thông tin: ID Nganh, tên Ngành

thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 3, giúp người sử dụng thuận tiện hơn trong các khâu thao tác với các dữ liệu.

- Bảng “DANH_MUC_HO” gồm 4 cột thông tin: IDHo, TenhoKH, TenhoVN,

MaNganh_lop. ID Ho được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần.

- Bảng ‘DANH_MUC_LOAI” bao gồm 14 cột thông tin: ID Loai, TenKH,

TenVN, MaNganh_lop, MaHo, MaDangsong, Hinh1, Hinh2, CachMocLa, KieuLa, KieuHoa, KieuQua, Bophandung, Phuongthucdung. ID Loai được chọn theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần.

- Bảng “DANHMUC_DANGSONG” bao gồm 2 cột thông tin: IDDangsong,

dangsong. IDDangsong được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 7.

- Bảng “DANHMUC_CACHMOCLA” bao gồm 2 cột thông tin: IDCachMocLa,

Cachmocla. IDCachMocLa được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 4.

- Bảng “DANHMUC_DANGQUA” bao gồm 2 cột thông tin: IDDangQua,

Dangqua. IDDangQua được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 14.

- Bảng “DANHMUC_KIEUHOA” bao gồm 2 cột thông tin: IDKieuHoa,

Kieuhoa. IDKieuHoa được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 8.

- Bảng “DANHMUC_KIEULA” bao gồm 2 cột thông tin: IDKieuLa, Kieula.

IDKieuLa được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 5.

- Bảng “DANHMUC_NHOMBENH” bao gồm 2 cột thông tin: IDBenh,

Tennhombenh. IDBenh được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 38.

- Bảng “DANHMUC_BOPHANDUNG” bao gồm 2 cột thông tin:

IDPHUONGTHUCDUNG được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 18.

- Bảng “DANHMUC_PHUONGTHUCDUNG” bao gồm 2 cột thông tin:

IDCachMocLa, Cachmocla. IDCachMocLa được thiết kế theo kiểu số (AutoNumber) và đánh theo kiểu số thứ tự tăng dần từ 1 đến 4.

- Bảng “BOPHANDUNG_LOAI” bao gồm 3 cột thông tin: id, ID Bophandung,

ID Loai. ID Bophandung được thiết kế theo kiểu số (Number) và đánh số tương ứng theo ID Bophandung trong bảng “DANHMUC_BOPHANDUNG” và phải tương ứng với cột ID Loai kế bên theo thông tin của từng loài tương ứng. Ngược lại, ID Loai cũng được thiết kế theo kiểu số (Number) và đánh số tương ứng theo ID Loai trong bảng “DANH_MUC_LOAI”, đồng thời phải tương ứng với cột ID Bophandung kế bên theo thông tin của từng loài tương ứng. Tùy theo mục đích chữa bệnh và dược tính khác nhau của mỗi bộ phận trên loài thực vật làm thuốc mà người ta có thể dùng một hoặc một số bộ phận trên cây thuốc để chữa bệnh nhưng nếu tạo cột ID Bophandung trong cùng bảng “DANH_MUC_LOAI” thì tại mỗi ô ID Bophandung ứng với mỗi loài chỉ có thể nhập được một giá trị tương ứng do đó phải tạo bảng trung gian này để 1 loài có thể nhận được 1 hoặc nhiều IB Bophandung tương ứng với thông tin.

- Bảng “NHOMBENH_LOAI” bao gồm 2 cột thông tin: ID Benh, ID Loai. ID

Benh được thiết kế theo kiểu số (Number) và đánh số tương ứng theo ID Benh trong bảng “DANHMUC_NHOMBENH” và phải tương ứng với cột ID Loai kế bên theo thông tin của từng loài tương ứng. Ngược lại, ID Loai cũng được thiết kế theo kiểu số (Number) và đánh số tương ứng theo ID Loai trong bảng “DANH_MUC_LOAI” và phải tương ứng với cột ID Benh kế bên theo thông tin của từng loài tương ứng. Một loài thực vật làm thuốc có thể chữa được 1 hoặc nhiều bệnh nhưng nếu tạo cột ID Benh trong cùng bảng “DANH_MUC_LOAI” thì tại mỗi ô ID Benh ứng với mỗi loài chỉ có thể nhập được một giá trị tương ứng do đó phải tạo bảng trung gian này để 1 loài có thể nhận được 1 hoặc nhiều IB Benh tương ứng với thông tin.

- Bảng “PHUONGTHUCDUNG_LOAI” bao gồm 3 cột thông tin: id, MAPhuongthucdung, IDLoai. MAPhuongthucdung được thiết kế theo kiểu số (Number) và đánh số tương ứng theo IDPHUONGTHUCDUNG trong bảng “DANHMUC_PHUONGTHUCDUNG” và phải tương ứng với cột IDLoai kế bên theo thông tin của từng loài tương ứng. Ngược lại, IDLoai cũng được thiết kế theo kiểu số (Number) và đánh số tương ứng theo ID Loai trong bảng “DANH_MUC_LOAI” và phải tương ứng với cột MAPhuongthucdung kế bên theo thông tin của từng loài tương ứng. Một loài thực vật làm thuốc có thể chữa bệnh theo một hoặc nhiều phương thức dùng khác nhau nhưng nếu tạo cột MAPhuongthucdung trong cùng bảng “DANH_MUC_LOAI” thì tại mỗi ô MAPhuongthucdung ứng với mỗi loài chỉ có thể nhập được một giá trị tương

ứng do đó phải tạo bảng trung gian này để 1 loài có thể nhận được 1 hoặc nhiều MAPhuongthucdung tương ứng với thông tin.

3.4.3.2. Truy vấn

Các truy vấn trong CSDL nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu để có thể thống kê số lượng, tỷ lệ và tự động cập nhật thêm các giá trị mới được nhập vào hoặc lưu thay đổi.

CSDL về thành phần loài thực vật làm thuốc ở Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận gồm 12 truy vấn:

- Số lượng họ theo ngành.

- Số lượng loài theo ngành.

- Số lượng loài theo họ.

- Số lượng, tỷ lệ loài theo dạng sống.

- Số lượng, tỷ lệ các loài theo phương thức dùng.

- Số lượng, tỷ lệ các loài theo nhóm bệnh chữa trị.

- Số lượng, tỷ lệ các loài theo bộ phận dùng.

- Số lượng, tỷ lệ các loài theo cách mọc lá.

- Số lượng, tỷ lệ các loài theo kiểu lá. - Số lượng, tỷ lệ các loài theo kiểu hoa. - Số lượng, tỷ lệ các loài theo kiểu quả.

- Phân bố taxon_NganhTV.

3.4.3.3. Biểu mẫu

CSDL về thành phần loài thực vật làm thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận gồm có 6 biểu mẫu nhập liệu:

- Nhập dữ liệu danh mục ngành – lớp thực vật.

- Nhập dữ liệu danh mục họ thực vật.

- Nhập dữ liệu danh mục loài thực vật.

- Nhập dữ liệu danh mục công dụng làm thuốc.

- Nhập dữ liệu danh mục bộ phận dùng.

- Nhập dữ liệu danh mục phương thức dùng.

Khi người sử dụng muốn bổ sung thêm một loài mới với các đặc điểm về hình thái hay đặc điểm đặc biệt mới chưa có trong CSDL, người dùng có thể tiến hành thao tác thêm các thông tin đó vào các danh mục tương ứng.

Bên cạnh các biểu mẫu nhập liệu còn có 3 biểu mẫu tra cứu dữ liệu từ CSDL và 1 biễu mẫu xem các báo cáo.

- Tra cứu bậc phân loại. Bao gồm:

+ Tra cứu theo Ngành-lớp. + Tra cứu theo họ.

+ Tra cứu theo loài.

- Tra cứu theo bộ phận dùng và công dụng.

- Tra cứu theo đặc điểm loài. Bôm gồm:

+ Tra cứu theo cách mọc lá. + Tra cứu theo kiểu lá. + Tra cứu theo kiểu hoa. + Tra cứu theo kiểu quả. + Tra cứu theo dạng sống.

- Biểu mẫu tra cứu báo cáo và biểu đồ. Bao gồm:

+ Phân bố các taxon trong các ngành thực vật làm thuốc.

+ Biểu đồ các họ thực vật làm thuốc có số lượng loài nhiều nhất. + Danh mục thống kê số lượng loài theo họ.

+ Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các loài thực vật theo dạng thân. + Biểu đồ thể hiện số loài thực vật theo bộ phận dùng làm thuốc.

+ Biểu đồ thể hiện vài nhóm công dụng chữa bệnh chính của cây thuốc. + Biểu đồ thể hiện số cây thuốc theo phương thức sử dụng.

Ngoài ra trong CSDL còn có 3 biểu mẫu khác có chức năng giới thiệu, hướng dẫn sử dụng CSDL:

- Giới thiệu CSDL thực vật làm thuốc vùng đất cát ven biển Thành phố Phan

Thiết.

- Hướng dẫn sử dụng màn hình nhập dữ liệu.

- Hướng dẫn sử dụng màn hình tra cứu dữ liệu.

3.4.3.4. Báo cáo

CSDL gồm 8 biểu đồ thống kê số lượng loài thực vật theo các tiêu chí, đặc điểm khác nhau và 7 báo cáo danh mục loài thực vật theo các đặc điểm khác nhau. Biểu đồ và báo cáo được xem trên màn hình báo cáo của CSDL. Ngoài ra, tùy theo từng truy vấn, người dùng có thể xuất báo cáo theo từng mục tin chọn ra màn hình hay giấy. Các biểu đồ và báo cáo bao gồm:

 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các loài thực vật theo dạng thân

 Biểu đồ thể hiện số loài thực vật theo bộ phận dùng làm thuốc.

 Biểu đồ thể hiện số lượng vài nhóm công dụng chữa bệnh chính của cây thuốc.

 Biểu đồ thể hiện số loài cây thuốc theo phương thức sử dụng.

 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm loài theo cách mọc lá.

 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm theo dạng lá.

 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm theo dạng hoa.

 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm theo dạng quả.

 Báo cáo phân bố các taxon trong các ngành thực vật làm thuốc ở Thành phố

Phan Thiết.

 Báo cáo danh mục thống kê số lượng loài theo họ.

 Báo cáo danh mục thống kê số lượng loài theo dạng sống.

 Báo cáo danh mục thống kê số lượng loài theo dạng lá.

 Báo cáo danh mục thống kê số lượng loài theo dạng hoa.

 Báo cáo danh mục thống kê số lượng loài theo dạng quả.

3.4.3.5. Tập lệnh

CSDL chứa các tập lệnh được liên kết với các nút lệnh (Button). Khi nhấn nút lệnh sẽ mở được các biểu mẫu liên kết với tập lệnh. Bao gồm 26 tập lệnh:

- Tập lệnh mở biểu mẫu Tra cứu tổng hợp.

- Tập lệnh mở biểu mẫu Biểu đồ và báo cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)