Loài Bồng bồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 70)

Tên khoa học: Calotropis gigantea (L.) Dryand.

Tên đồng danh: Asclepias gigantea L., Periploca cochinchinensis Lour., Streptocaulon cochinchinense (Lour.) G. Don

Họ: Thiên lý – Asclepiadaceae Tên khác: Lá hen

Đặc điểm:

Cây bụi cao đến 2,5m; cành non đầy lông rồi nhẵn. Lá mọc đối, phủ đầy sáp. Cụm hoa xim như ngù; cuống dài 8-12cm. Hoa có tràng hình chuông, đường kính 2,5cm, với các cánh hoa hình xoan, nhọn, màu tía viền trắng ở gốc, màu trắng bạc ở dưới; nhị làm thành một khối đứng cao ở giữa hoa, bao phấn có cựa ngoéo vào trong.

Quả đại dài 7-10cm, có lông mào dài.

Nơi sống:

Thường mọc khá tập trung trên các trảng cây bụi khô cằn hoặc trên bãi cát ven biển.

Phân bố:

Loài cổ nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Apganixtan, Ai Cập, Ả Rập, Iran, …và được phát tán đến nhiều nước tân nhiệt đới. Ngày nay phổ biến từ Mêhicô đến Braxin.

Ở nước ta, gặp từ Nghệ An vào tới Vũng Tàu.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Toàn cây Công dụng làm thuốc và cách dùng:

Lá và thân chứa calotropin và calotropagenin; nhựa cây chứa uscharin calotoxin… đó là những chất độc cường tim.

Lá được dùng làm thuốc tiêu độc, giáng nghịch và trừ ho. Rễ và lá cũng có tác dụng lên hệ hô hấp, huyết áp và cũng chống ung thư (dạng biểu bì mũi hầu). Cao chiết của hoa có tác dụng chống viêm, hạ nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn.

Nói chung, người ta cũng dùng loài này như loài bông bông-Calotrobis

gigantea.

Cả hai loài bông bông đều có độc, khi bị ngộ độc, cần uống sữa hay nước chín và tiêm morphin hoặc atropin để giảm đau. Có thể chữa kích ứng da bằng cách đắp nước lạnh và dùng các chế phẩm làm dịu như glycerin, belladonn.

Hình 3.37. Loài Bồng bồng - Calotropis gigantea (L.) Dryand 3.5.2. Loài Hà thủ ô trắng

Tên khoa học: Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Tên đồng danh: Streptocaulon griffithii Hook. F., Tylophora juventas (Lour.)

Woodson

Tên khác: Dây sữa bò, Hà thủ ô nam Họ: Thiên lý – Asclepiadaceae Đặc điểm:

Dây leo bằng thân quấn, dài 2-5m, có nhựa mũ trắng. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối; phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm.

Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra bên trông như đôi sừng bò.

Hạt dẹt mang một màu lông mịn.

Nơi sống : Cây gặp ở vùng đất cao, đồi gò. Phân bố:

Ở Nam Trung Quốc và các nước Đông Dương. Ở nước ta, gặp ở nhiều nơi: vùng đồi núi, ven biển.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Rễ củ, thân, lá. Công dụng làm thuốc:

Rễ củ dài, mập và trắng, vị đắng được sử dụng làm thuốc. Thường dùng chữa

thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da, mẩn ngứa.

Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Lá cây cũng được dùng đun nước tắm, và rửa để chữa lở ngứa. Còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.

Liều dùng, cách dùng:

Mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng như Hà thủ ô đỏ.

Hình 3.38. Loài Hà thủ ô trắng - Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. 3.5.3. Loài Lốp bốp

Tên khoa học: Connarus cochinchinensis (Baill.) Pierre

Tên đồng danh: Connarus attopoevensis Pierre, Connarus verruculosus

(Kuntze) Schellenb.

Tên khác: Mồng gà, Độc Chó, Cây dẻ dây Họ: Lốp bốp – Connaraceae

Đặc điểm:

Cây nhỏ mọc đứng hay trườn. Cành uốn cong, lúc non có lông. Lá kép với 3-5 (7) lá chét không lông; phiến dài, gốc tròn, đầu nhọn, lá chét tận cùng to hơn.

Chùy hoa (chùm xim) khoảng 10cm, trục có lông dày; lá đài nhọn; 5 cánh hoa trắng có lông phía ngoài; 10 nhị.

Quả đại, khi chín màu vàng, không lông ở phía ngoài, có lông ở phía trong; vỏ quả dai. Hạt đen, áo của hạt nhỏ, nhăn nheo, màu đỏ cam.

Nơi sống:

Cây mọc trong các rú bụi ở đồi cát.

Phân bố:

Loài của Việt Nam, Campuchia, Nam Lào, Thái Lan và Bắc của đảo Mã Lai. Ở nước ta gặp từ Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công dụng làm thuốc:

Thân và rễ có tác dụng bổ máu, kích thích tiêu hóa và được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc bổ giúp ăn ngon ngủ yên.

Còn dùng trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng.

Cách dùng, liều dùng:

Thường dùng 8-12g ngâm rượu uống.

3.5.4. Loài Cam thảo dây

Tên khoa học: Abrus precatorius L.

Tên đồng danh: Abrus abrus (L.) Wright, Abrus cyaneus R.Vig., Abrus minor

Desv., Glycine abrus L.,

Tên khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi. Cườm thảo, Dâu cườm cườm, Tương tư

đằng

Họ: Đậu – Fabaceae Đặc điểm:

Cây nhỏ, mọc leo, dài 4-5m, có thân mảnh, hơi có lông. Lá kép lông chim chẵn với 9 – 11 cặp lá chét hình thuôn, tù, màu lục sẫm, cuống lá chét và cuống lá kép đều có đốt.

Hoa nhiều nhỏ, màu hồng hay tím nhạt, có tràng hoa dạng bướm, xếp thành chùy ở nách lá.

Quả đậu dẹt, có 3 – 7 hạt. Hạt hình trứng, nhẵn, bóng, to bằng hạt đậu gạo, màu đỏ chói, có một đốm đen rộng bao quanh tễ.

Nơi sống: Cây mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng.

Phân bố:

Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa vào Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau.

Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Dây mang lá, rễ, hạt Công dụng làm thuốc:

Rễ có vị ngọt của Cam thảo, thường được dùng thay Cam thảo nhưng kém ngọt, mùi không thơm và vị đắng. Lá cũng có chất ngọt.

Dây lá phơi khô dùng sống hoặc sao qua làm thuốc để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.

Hạt dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là dùng trị vú sưng đau do tắc tia sữa: lấy một lượng vừa đủ giã nát, nghiền thành bột trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.

Ở Đông Phi, dùng lá trị độc rắn cắn.

Ở Inđônexia, người ta dùng dây lá chữa đau bụng, trị bệnh spru (bệnh ỉa chảy vùng nhiệt đới).

Ở Philippin, lá và rễ sắc chữa ho, chữa đau mắt hột mạn tính. Rễ dùng thay Cam thảo vì có tính làm dịu, hạt dùng tẩy nhưng độc nên không dùng nhiều.

Ở Ấn Độ, dùng hạt làm thuốc tẩy, gây nôn, kích dục, dùng trong những trường hợp rối loạn thần kinh và ngộ độc ở súc vật. Người ta cũng dùng bột hạt làm thuốc đạn gây sẩy thai. Rễ cũng dùng gây nôn và chống độc.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ, thân, lá dùng trị trẻ em bị cam tích, viêm nhánh khí quản, cảm mạo phát sốt, hầu họng sưng đau, viêm gan và dùng ngoài trị viêm da; hạt dùng trị ghẻ nấm vì lở.

3.5.5. Loài É lớn tròng

Tên khoa học: Hyptis suaveolens (L.) Poit.

Tên đồng danh: Ballota suaveolens L., Gnoteris cordata Raf., Hyptis congesta

Leonard, Marrubium indicum Blanco

Tên khác: É thơm, Tía tô dại, Hoắc hương dại Họ: Hoa môi – Lamiaceae

Đặc điểm:

Cây thảo mọc thành bụi nhỏ, cao 1-2m, thân thẳng phân nhánh, vuông, có lông tơ ở phần non, lá mọc đối, phiến hình trứng rộng hay gần tròn, dài 3-8cm, rộng 1,5- 6cm, đầu nhọn, gốc tròn hay cụt, mép xẻ răng cưa không đều, cả 2 mặt đều có lông; gân bên 5-6 đôi, cuống lá dài 1-3cm.

Cụm hoa dạng chùm ở đỉnh cành, dài 2-6cm, gồm các xim thưa hoa. Lá bắc hình đường, có lông dài. Hoa nhỏ có cuống dài. Đài hình chuông, có 10 gân dọc, 5 thùy nhọn như gai. Tràng màu xanh lam, thò ra ngoài đài, đài 6-7mm, chia 2 môi: môi trên 2 thùy, môi dưới 3 thùy với thùy giữa hơi lớn hơn; nhụy 4, không thò, bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ đôi.

Quả bế tư, hơi dẹt.

Nơi sống: Cây mọc ở môi trường sáng, trên các bãi cát hoang, ven đường. Phân bố:

Ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Inđônêxia, Philippines, vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ.

Ở nước ta cây mọc khắp nơi.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Toàn cây. Công dụng làm thuốc, liều dùng:

Cây có tinh dầu, thường dùng chữa cảm sốt, đau đầu, đau dạ dày, ruột chướng khí, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, lỵ ra máu, ra mủ, sưng vú. Dùng ngoài để cầm máu vết thương, viêm da eczema và chảy máu.

Hình 3.41. Loài É lớn tròng - Hyptis suaveolens (L.) Poit. 3.5.6. Loài Sầm lam

Tên khoa học: Memecylon caeruleum Jack

Tên đồng danh: Memecylon cyanocarpum C.Y. Wu ex C. Chen, Memecylon

floribundum Blume

Tên khác: Sầm, Sầm ngọt, Cóoc mộc Họ: Mua – Melastomataceae

Đặc điểm:

Sầm Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ nhẵn, cao cỡ 10m. Nhánh tròn. Lá có cuống, hình trái xoan – bầu dục, có góc hay gần tròn ở gốc, nhọn tù hay có mũi nhọn ở chóp, dài 3-5cm, rộng 1,5-6cm, dai, có gân giữa nổi rõ; cuống lá dài 0,5-3cm.

Hoa trắng, hồng, xanh lơ hay tím, thành xim dạng tán ở nách lá, dài 1-2,5cm. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm, mang đài hoa tồn tại và thắt lại ở gốc của đài.

Nơi sống:

Cây thường gặp trên đất hơi ẩm vùng rừng núi đồng bằng nước ta.

Phân bố:

Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Thân. Công dụng làm thuốc:

Cây thường được dùng trị các chứng đau mắt, bạch đới, ngộ độc, lậu, rối loạn

kinh nguyệt, rắn cắn, trĩ, nấm, sốt rét.

Đơn thuốc:

1. Chữa sốt, sốt rét: Vỏ cây Sầm phơi khô 6-12g sắc uống.

2. Chữa rắn cắn: Lá Sầm tươi giã, thêm nước, gạn uống, lấy bã đắp.

3. Chữa đau mắt: Lá khô hãm lấy nước dùng rửa.

3.5.7. Loài Sầu đâu cứt chuột

Tên khoa học: Brucea javanica (L.) Merr.

Tên đồng danh: Ailanthus gracilis Salisb., Brucea amarissima Desv. Ex Gomes

Họ: Khổ mộc – Simaroubaceae Đặc điểm:

Cây bụi, lá kép lông chim lẻ không đều, không có lá kèm, cuống chung hình

trụ, có lông; lá chét 4-6 đôi, mọc đối, hình trứng-mũi mác không cân, dài 5-10cm, rộng 2-4,5cm, có lông dày ở mặt dưới, có răng rộng và tù ở mép.

Cụm hoa là những chùy dài 15-25cm, gồm nhiều hoa nhỏ đơn tính tạo thành xim; lá bắc nhỏ, có lông dễ rụng. Đài có 4 thùy, hình mác. Cánh hoa 4, thuôn, có lông tuyến ở đỉnh. Hoa đực có 4 nhị và nhụy tiêu giảm thành đầu nhụy có 4 thùy. Hoa cái có 4 nhị rất ngắn, đĩa hoa chia 4 thùy, bầu có 4 lá noãn rời, cong ra phía ngoài, chứa mỗi ô 1 noãn treo. Quả hạch 2, 3 hoặc 4, tròn dài, màu vàng, chứa một hạt dẹp, treo gần đỉnh.

Nơi sống:

Cây mọc hoang dại ở đồi cát.

Phân bố:

Ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Inđônêxia. Ở nước ta cây mọc ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Lá, quả, chất đắng. Công dùng làm thuốc:

Chất đắng trong cây dùng làm thuốc trị bệnh kiết lỵ rất công hiệu nhất là lỵ amip.

Dùng trị sốt rét, trĩ, trùng roi và giun đũa. Quả dùng ngoài trị mụn cóc, chai chân. Lá giã ra dùng trị giòi và bọ gậy.

Hình 3.43. Loài Sầu đâu cứt chuột - Brucea javanica (L.) Merr. 3.5.8. Loài Tầm bóp

Tên khoa học: Physalis angulata L.

Tên đồng danh: Physalis angulata var. angulata, Physalis angulata var. capsicifolia (Dunal) Griseb.

Tên khác: Thù lù cạnh, Lồng đèn, Lu lu cái Họ: Cà – Solanaceae

Đặc điểm:

Cây thảo hằng năm, cao 50 – 90cm, phân nhiều cành. Thân cây có gốc, thường rủ xuống. Lá mọ so le hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30 – 35mm, rộng 20- 40mm, cuống lá dài 15 – 30mm.

Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa làm 5 thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tía ở gốc, hơi chia 5 thùy.

Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi. Hạt nhiều, hình thận.

Nơi sống:

Cậy mọc hoang ở các bờ ruộng, bãi cỏ, đường làng, đất hoang, ven rừng ở vùng thấp lên đến độ cao 1500m.

Phân bố:

Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Toàn cây

Công dụng làm thuốc, cách dùng và liều dùng

Có tác dụng chữa cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc, nhọt vú, đinh nhọt, đau dìu dái, thủy thũng, đái đường, lợi tiểu, rối loạn dạ dày.

Hình 3.44. Loài Tầm bóp - Physalis angulata L. 3.5.9. Loài Tu hú

Tên khoa học: Gmelina asiatica L.

Tên đồng danh: Gmelina asiatica f. lobata Moldenke, Gmelina asiatica f.

inermis (Blanco) Moldenke

Tên khác: Tu hú đông, Lõi thọ leo, Tu hú gai, Tu hú biển Họ: Cỏ roi ngựa – Verbenaceae

Đặc điểm:

Cây bụi phân cành nhiều, các nhánh nhỏ ở nách biến thành gai. Lá xoan, xoan ngược hay bầu dục, hình góc ở gốc và nhọn ở đầu, nguyên hay có 4 – 5 thùy, dạng màng, nhẵn ở trên, có tuyến và dính ở dưới, dài 2 – 7cm, rộng 1,2 – 6cm.

Hoa vàng xếp thành chùm những xim nhỏ ở ngọn, lông mềm màu hung. Quả hạch dạng trứng màu vàng, nhẵn, dài 18 – 20mm.

Nơi sống:

Mọc ven rừng, ven đường đi trong rừng.

Phân bố:

Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Còn có ở Ấn Độ, Xri Lanca, Bangladet, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Rễ, lá, cành nhánh. Công dụng làm thuốc:

Có tác dụng làm thuốc gây nôn, chữa lậu, thông tiểu, đau tai, phong thấp, chứng chảy của bọng đái, giảm đau khi tiểu tiện.

Hình 3.45. Loài Tu hú - Gmelina asiatica L. 3.5.10. Loài Trai Ấn

Tên khoa học: Commelina benghalensis L.

Tên đồng danh: Commelina benghalensis Forssk.

Tên khác: Đầu riều, Thài lài lông Họ: Thài lài - Commelinaceae Đặc điểm:

Cây thảo lâu năm, mọc đứng, cao 45cm tới 1m, thân to 3 – 6mm, lá dài 6 – 8mm, đâm rễ ở các mấu. Lá có ống bẹ dài 15 – 40mm, miệng có rìa lông. Phiến dài 10 – 20cm, rộng 3 – 4cm, có mũi.

Cụm hoa có 2 – 10 mo, to, miệng rộng 2,5cm, hoa tím, dài 5 – 8mm, gắn trên xim 3 – 6 hoa, nhị sinh sản 3, nhị lép 3 hay không.

Quả nang cao 3 – 4mm, chia 3 ô, mỗi ô 1 hạt.

Nơi sống:

Mọc nơi đất ẩm ven rừng, ven suối, thung lũng.

Phân bố:

Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Toàn cây Công dụng làm thuốc:

Có tác dụng chữa phong hủi; trẻ viêm phổi, tiểu tiện bất lợi, mụn nhọt, lở ngứa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Nguồn tài nguyên cây thuốc ở vùng đất cát Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có 212 loài (trong đó có 180 thu được mẫu, 32 loài kế thừa từ các công trình) thuộc 176 chi của 73 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Dương xỉ (Polypodiophyta) có 1 loài và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 211 loài.

Công trình đã bổ sung 92 loài cây thuốc mới cho vùng đất cát Thành phố Phan Thiết so với các nghiên cứu trước đây. Đồng thời, nghiên cứu đã ghi nhận được 4 loài cây thuốc có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên vùng đất cát thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)