Trong “Điều lệ trường mầm non”, Điều 16 ghi rõ: “Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ” (Bộ GD&ĐT, 2008).
Công tác quản lí luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc đưa tổ chức đạt mục tiêu đề ra, chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc vào năng lực của người lãnh đạo. Hiệu trưởng với nhiệm vụ được phân công tổ chức và quản lí hoạt động BDTX cho GV đòi hỏi phải có tầm nhìn, sự chỉ đạo khoa học để định ra các kế hoạch khả thi bám sát mục tiêu, đề ra được các biện pháp, huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động BDTX cho GV từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. Ngược lại, nếu Hiệu trưởng có tầm nhìn năng lực chỉ đạo điều hành hạn chế sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. Năng lực của Hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác BDTX cho GV.
Chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp GVMN là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GVMN về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, kỹ năng sư phạm. Chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp là thước đo để đánh giá GVMN. Vì vậy, nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp không chỉ là việc làm quan trọng đối với GV mà còn là công việc quan trọng của Hiệu trưởng và các lực lượng cùng tham gia hoạt động giáo dục. Do đó rất cần thiết cho Hiệu trưởng nghiên cứu để hiểu biết và nắm rõ các yêu cầu đặt ra đối với GVMN.
Như vậy, công tác quản lí hoạt động BDTX ở cấp nhà trường thuộc trách nhiệm của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quán triệt Qui chế, chương trình, nội dung BDTX. Trong năm học, vào định kỳ mỗi tháng, học kỳ, cuối năm học, Hiệu trưởng cần xem xét các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn nghề nghiệp GV, những chủ trương và Thông tư mới của ngành, các vấn đề của giáo dục địa phương.... Từ đó, tham mưu với Phòng GD&ĐT để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường và tổ chức thực hiện kế hoạch BDTX theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Thực chất của hành động này đó là thực hiện chức năng kế hoạch
hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác BDTX GVMN. Cụ thể hơn, Hiệu trưởng hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong năm. Khi GV lựa chọn đăng ký các mô đun để tự bồi dưỡng, hiệu trưởng hướng dẫn cho họ lựa chọn những mô đun phù hợp và chịu trách nhiệm kết quả tự học, tự bồi dưỡng của GV. Đặc biệt, hướng dẫn GV thiết lập mối quan hệ giữa đánh giá chuẩn nghề nghiệp và công tác BDTX để lập kế hoạch bồi dưỡng những nội dung còn hạn chế nhằm luôn bổ sung, hoàn thiện các nội dung thuộc các lĩnh vực kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân GV.
Để tổ chức hoạt động BDTX cho GVMN, hiệu trưởng bố trí và tạo điều kiện cho GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập trung (nội dung 1 và 2).Hướng dẫn GV thực hiện hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về BDTX theo Thông tư số 36/2011 và Thông tư 26/2012 của Bộ GD&ĐT theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao.
Sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp, cần có người lãnh đạo điều khiển, chỉ đạo công tác này. Đây là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức, theo dõi các hoạt động, hướng dẫn, chỉ đạo để đạt được hiệu quả cao, khuyến khích, động viên GV tích cực học tập nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, Hiệu trưởng chỉ đạo GV và các lực lượng trong nhà trường thực hiện các hoạt động BDTX cho GV về mục đích, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, thời điểm bồi dưỡng, hình thức và phương pháp bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng, phân công trách nhiệm cho các thành viên, các yêu cầu cần đạt sau bồi dưỡng... Hiệu trưởng cần chỉ đạo các lực lượng phối hợp triển khai thực hiện sao cho đạt hiệu quả.
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BDTX của Hiệu trưởng là không thể thiếu. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện BDTX gắn với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN cần được tiến hành ở tất cả các khâu như: lập kế hoạch có khả thi? Có phù hợp với nhu cầu GV và thực trạng của trường, lớp? Nội dung bồi dưỡng có đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu của GV? Cách thức tổ chức tiến hành bồi dưỡng có mang lại hiệu quả? Việc chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng có đáp ứng? Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN hằng năm có sát với tình hình thực
tế? Có sử dụng kết quả đánh giá để tổ chức bồi dưỡng GV. Tổng hợp, xếp loại và báo cáo kết quả bồi dưỡng theo quy định. Hướng dẫn GV vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngoài ra, Hiệu trưởngcòn là người chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với GV tham gia BDTX, chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX GV. Đề nghị các cấp có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng hoặc xử lí đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện qui chế BDTX.
Tóm lại, Hiệu trường trường mầm non là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch và tổ chức, quản lí, điều hành hoạt động BDTX của nhà trường mình quản lí. Công tác quản lí hoạt động BDTX của Hiệu trưởng đạt được chất lượng, hiệu quả cao sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của đội ngũ GV nhà trường.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng quản lí hoạt động BDTX cho GVMN 1.5.1. Các yếu tố chủ quan
Một là nhận thức của đội ngũ CBQL-GVMN chưa sâu và chưa cao về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, mức độ cần thiết và ảnh hưởng BDTX. Một số CBQL- GVMN chưa dành thời gian để đầu tư, nghiên cứu các lợi ích thiết thực trong quản lí và tổ chức hoạt động BDTX cho GV. Một số GV còn bằng lòng với kiến thức, kỹ năng hiện có của mình, có tâm lí an phận, không cầu tiến và thực sự không có nhu cầu bồi dưỡng.
Hai là, việc xây dựng kế hoạch chưa gắn với nhu cầu BDTX của GV, chưa quan tâm đến đối tượng tham gia bồi dưỡng, chưa tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của GV, cũng như chưa xác lập được mục tiêu rõ ràng, cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện. Điều này đã tác động không tốt đến nhu cầu, động cơ học tập của GVMN.
Ba là, việc tổ chức thực hiện hoạt động BDTX thiếu hợp lí, thiếu thực tiễn và thiếu tính khả thi.
Bốn là, các biện pháp quản lí BDTX của CBQL chưa phù hợp, chưa mang tính cấp thiết, ít khả thi, thiếu cơ sở khoa học nên mang tính chủ quan và tác động của các biện pháp quản lí chưa đủ mạnh để tạo ra hiệu quả của nó.
Năm là, công tác chỉ đạo, đôn đốc, điều chỉnh làm không thường xuyên, thiếu sâu sát của CBQL các cấp: quy trình quản lí chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức triển khai thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá.
Sáu là, việc đánh giá và công nhận kết quả BDTX cho GVMN chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và công khai, có tác dụng động viên, khuyến khích giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng.
Bảy là, công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết, khen chê, đúc rút kinh nghiệm còn qua loa, chiếu lệ thể hiện ở chỗ chỉ cần mở các lớp bồi dưỡng tập trung là chủ yếu để triển khai các nội dung cần bồi dưỡng, chưa phát huy mạnh mẽ phương pháp, hình thức tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân GV.
Tám là, trong thời gian qua, vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể các trường hợp đối với những GV không đạt yêu cầu sau các đợt bồi dưỡng. Do đó, công tác quản lí hoạt động BDTX cho GV còn mang tính hình thức.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
Một là, GVMN đại bộ phận đời sống còn rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, mức sống của GVMN còn quá thấp, thời gian làm việc trong một ngày khá vất vả và chiếm hầu như thời gian của GVMN (hơn 8 giờ/ngày).
Hai là, các chế độ ưu đãi, hỗ trợ GVMN hiện nay vẫn chưa tương xứng với công sức của họ bỏ ra. Mặt khác, các trường chưa có chính sách khen thưởng, động viên, khích lệ GV tham gia học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình. Điều này đã làm cho GV không tập trung cho việc bồi dưỡng. Thái độ thờ ơ, không nhận thức được trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền lợi khi bồi dưỡng của GV cũng góp phần làm cho công tác quản lí BDTX trong thời gian qua trì trệ, không đạt hiệu quả cao.
Ba là, một số CBQL còn hạn chế về năng lực quản lí và tổ chức hoạt động BDTX. CBQL và GVMN không có nhiều thời gian để nghiên cứu và tham gia BDTX. Mặt khác, việc quản lí hoạt động này còn mang tính một chiều từ Bộ, Sở,
Phòng mà chưa bám sát nhu cầu bồi dưỡng của GV. Do đó, việc quản lí hoạt động BDTX cho GV trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Bốn là, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động BDTX cho GV chưa thiết thực, chưa đáp ứng được nhu cầu của GV. Phương pháp được dùng để BDTX cho GVMN chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giảng giải. Do đó, người học hoàn toàn bị động, chưa xác định được những yêu cầu của chính mình cần được bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng là báo cáo viên cứ báo cáo và người nghe cứ chủ động tự giải quyết công việc riêng của mình, có lúc không chú ý tập trung báo cáo viên giảng những gì. Hai thái độ không đồng thuận nhau dẫn đến việc bồi dưỡng như là chẳng có gì mới. Một số nội dung BDTX cho GV chưa thể hiện được đầy đủ sự đổi mới, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, chưa tạo điều kiện cho người học tự học và tự nghiên cứu. Việc thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức BDTX chưa đáp ứng các tiêu chí: tự giác và nghiêm túc, chưa khoa học và thiết thực nên chưa phù hợp và mang lại hiệu quả BDTX.
Năm là, xây dựng đội ngũ báo cáo viên thiếu tính thuyết phục, chưa phát huy tính tự học của học viên: trong thời gian qua, lực lượng báo cáo viên tham gia bồi dưỡng thường là những người làm công tác quản lí các Sở, Phòng hay trường MN. Những hướng dẫn chủ yếu nặng về lí thuyết, không sát với thực tế. Một số báo cáo viên chưa đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy nên chưa kích thích được tính tự học của GV. Những mong đợi của GV trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn không được đáp ứng. Do đó, GV không tin tưởng và không tìm thấy được động lực để tập trung, ý thức tốt khi tham gia bồi dưỡng.
Sáu là, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị, tài chính còn hạn hẹp cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến công tác quản lí BDTX của CBQL. CSVC, điều kiện trang thiết bị, phương tiện chưa đáp ứng đủ cho hoạt động BDTX có tác động nhiều đến hiệu quả của công tác này. Việc trang bị CSVC đầy đủ, hiện đại sẽ giúp GV cập nhật nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng mới, cũng như kích thích tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ này trong quá trình tham gia BDTX.
Tiểu kết Chương 1
Tổng quan một số các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy đã đề cập đến các yêu cầu quản lí trong việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các hình thức, giải pháp bồi dưỡng đội ngũ GV ở tầm vĩ mô. Nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng GV, quản lí hoạt động bồi dưỡng GV đã có khá nhiều công trình, luận văn. Tuy nhiên, về lĩnh vực quản lí hoạt động BDTX cho GVMN thì rất ít công trình, luận văn nghiên cứu đề cập tới. Đặc biệt, vấn đề quản lí BDTX cho GVMN ở tỉnh Vĩnh Long chưa có đề tài hay công trình nghiên cứu nào.
Hoạt động BDTX cho GVMN là quá trình GV được bồi dưỡng, tự BDTX một cách đều đặn, liên tục và lâu dài nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp GVMN, thực hiện nhiệm vụ GDMN đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh, cộng đồng và xã hội. Quản lí hoạt động BDTX cho GVMN là hệ thống các tác động có hướng đích của chủ thể QLGD các cấp đến hoạt động BDTX và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đó nhằm thực hiện được mục tiêu bồi dưỡng đặt ra. Người CBQL các cấp thường sử dụng các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá để quản lí hoạt động BDTX cho GV, nhằm đưa hoạt động này đạt chất lượng và hiệu quả mong muốn.
Nội dung quản lí hoạt động BDTX GVMN được thể hiện trong Chương trình BDTX GVMN do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo thông tư số 36/2011/TT- BGDĐT, ngày 17/8/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm:
- Nội dung 1: Quản lí hoạt động bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học MN áp dụng cho toàn ngành trong phạm vi toàn quốc.
- Nội dung 2: Quản lí hoạt động bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện.
- Nội dung 3: Quản lí hoạt động bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của GV.
Công tác quản lí hoạt động BDTX cho GVMN chịu ảnh hưởng bởi cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó có thể đề cập đến yếu tố như: Nhận thức của đội ngũ CBQL-GVMN về BDTX chưa sâu và chưa cao về vai trò, vị trí, tầm quan
trọng, mức độ cần thiết và ảnh hưởng BDTX; Việc xây dựng kế hoạch chưa gắn với nhu cầu BDTX của GV; Việc tổ chức thực hiện hoạt động BDTX thiếu hợp lí, thiếu thực tiễn và thiếu tính khả thi; Công tác chỉ đạo, đôn đốc, điều chỉnh làm không thường xuyên, thiếu sâu sát của CBQL các cấp; Công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết, khen chê, đúc rút kinh nghiệm còn qua loa, chiếu lệ; Việc đánh giá và công nhận kết quả BDTX cho GVMN chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và công khai, chưa khuyến khích GV tích cực tự học, tự bồi dưỡng; chưa có văn bản pháp quy nào quy định cụ thể các trường hợp đối với những GV không đạt yêu cầu sau các đợt bồi dưỡng; GVMN đại bộ phận đời sống còn rất nhiều khó khăn; Các chế độ ưu đãi, chính sách khen thưởng, hỗ trợ GVMN hiện nay vẫn chưa tương xứng; Một số CBQL còn hạn chế về năng lực quản lí và tổ chức hoạt động BDTX cho GVMN; Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động BDTX cho GV chưa thiết thực, chưa đáp ứng được nhu cầu của GV; Đội ngũ báo