Thực trạng quản lí hình thức BDTX GVMN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường mầm non tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 82 - 84)

Bảng 2.18. Thực trạng mức độ quản lí các hình thức BDTX cho GVMN

TT Nội dung ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC CBQL GV

1 Xây dựng kế hoạch thực hiện BDTX với các hình thức cụ thể, phù hợp với nội dung BDTX. 4,82 0,38 3,43 0,70

2 Tổ chức triển khai BDTX với các hình thức cụ thể, phù hợp với nội dung BDTX. 4,90 0,30 3,45 0,64

3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động BDTX với các hình thức cụ thể, phù hợp với nội dung BDTX. 4,00 0,71 3,56 0,71

4 Kiểm tra, đánh giá các hiệu quả của hình thức BDTX. 3,75 0,66 3,30 0,57

Điểm trung bình cộng (ĐTBC) 4,36 0,51 3,44 0,63

Kết quả bảng 2.18 cho thấy mức đánh giá chênh lệch của CBQL và GV về mức độ quản lí các hình thức BDTX. ĐTBC của CBQL là 4,36 đạt mức “Tốt”, trong khi ĐTBC của GV là 3,44 đạt mức “Khá”. Sự chênh lệch này là đáng kể, phản ánh mức độ đánh giá của CBQL và GV về quản lí các hình thức BDTX là chưa đồng nhất. Điều đó cũng thể hiện sự nghiêm túc nhìn nhận tồn tại, hạn chế của GV đối với CBQL trong việc quản lí các hình thức BDTX. Tuy hàng năm CBQL có lập kế hoạch BDTX với các hình thức cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện BDTX cho GV với các hình thức trên nhưng đối với 2 nội dung là “Chỉ đạo thực hiện các hoạt động BDTX với các hình thức cụ thể, phù hợp với nội dung BDTX” và “Kiểm tra, đánh giá các hiệu quả của hình thức BDTX” chỉ đạt mức Khá (ĐTB 4,00 và 3,75).

Kết quả trên cho phép nhận định: việc thực hiện các chức năng quản lí các hình thức BDTX cho GV của CBQL trong các năm qua chưa được thực hiện cụ thể, rỏ ràng và nghiêm túc. Tuy Qui chế BDTX Bộ GD&ĐT ban hành đã xác định 3 hình thức, đó là: BDTX tập trung; BDTX bằng tự học và BDTX theo hình thức học

tập từ xa (qua mạng Internet) nhưng chức năng chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá các hiệu quả của hình thức BDTX chưa được CBQL các trường quan tâm thực hiện tốt. Vì vậy các hình thức BDTX chưa được phối hợp linh hoạt quá trình bồi dưỡng GV mang lại hiệu quả trong công tác quản lí.

Để có thêm thông tin về các hình thức BDTX, đề tài tiến hành phỏng vấn CBQL và GV. Qua tổng hợp các ý kiến và các câu trả lời cụ thể của các đối tượng được phỏng vấn có thể thấy: nhu cầu của các đối tượng về hình thức bồi dưỡng cho GV không hoàn toàn giống nhau. Có CBQL, GV phù hợp với hình thức bồi dưỡng qua mạng (7/35 người) nhưng cũng có CBQL, GV thấy mình phù hợp với hình thức bồi dưỡng tập trung (13/35 người); một số ít CBQL, GV cảm thấy hình thức tự học qua các tài liệu được cung cấp trước cho GV nghiên cứu là hiệu quả nhất (6/35 người). Cô T P thì cho ý kiến “Việc bồi dưỡng qua mạng có ưu thế là giúp GV tiết kiệm được thời gian, có thể chủ động trong việc sắp xếp thời gian, xây dựng kế

hoạch học tập cho bản thân. Tuy nhiên hình thức học này cũng có những hạn chế

nhất định, đặc biệt là khó để phản hồi và giải đáp thắc mắc trực tiếp” (PHỎNG VẤN 4). Vì thế cũng có ý kiến cho rằng, học trực tiếp ở lớp tập trung vẫn hiệu quả nhất, tuy nhiên sĩ số không được quá đông để không giảm hiệu quả việc bồi dưỡng.

Khi được hỏi về việc cần kết hợp được ưu điểm và khắc phục hạn chế của các hình thức bồi dưỡng, nhiều GV có ý kiến “kết hợp cả hai hình thức bồi dưỡng là học qua mạng và tập trung trực tiếp là ưu thế nhất (9/35 người). Cụ thể, cô C V cho ý kiến “GV được cung cấp tài liệu và hướng dẫn tự học qua mạng trước, sau đó sẽ

có những lớp bồi dưỡng tập trung để GV trao đổi, thảo luận cũng như nhận được sự trợ giúp, giải đáp thắc mắc của chuyên gia” (PHỎNG VẤN 5). Việc bồi dưỡng thông qua đội ngũ GV cốt cán các ý kiến đưa ra không thống nhất cho thấy, cần nghiên cứu kỹ hơn về việc bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán và việc bồi dưỡng lại của GV cốt cán cho các GV khác ở trong trường và ở địa phương.

Tóm lại, CBQL và GV ở các trường MN, với đặc thù nghề nghiệp của mình thì việc tự bồi dưỡng và được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là hết sức quan trọng nhằm đáp ứng thay đổi nhanh chóng về công nghệ cũng như mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Do vậy, hình thức tổ chức bồi dưỡng cần phải đa dạng, linh hoạt

và phù hợp với điều kiện của GV. Qua nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng ở trên cho thấy tổ chức hình thức nào trong bồi dưỡng cho GV đều tùy thuộc vào các điều kiện như: CSVC, trang thiết bị, nguồn lực tài chính, kỹ năng tự học của GV, ứng dụng CNT và nguồn lực hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường mầm non tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long​ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)