7. Bố cục của luận án
2.2.2. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế
Việc hình thành các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp đặc biệt đã được đề xuất để phát triển đầu tư tư nhân ở hành lang, cụ thể là ở Myawaddy (Myanmar), Mae Sot và Mukdahan (Thái Lan), Savan-Seno và Dansavanh (Lào), Lao Bảo, Phú Bài, Liên Chiểu và Hòa Khánh. Thái Lan đã thực hiện công trình nghiên cứu nhằm làm hài hoà các chính sách quản lý khu công nghiệp và hợp lý hóa các khu công nghiệp vì họ có kinh nghiệm trong việc phát triển các khu công nghiệp.
đặc biệt Lao Bảo (KKTTMĐBLB) thuộc tỉnh Quảng Trị - Việt Nam. KKTTMĐBLB được thành lập nhằm tạo điều kiện để khai thác phát huy tiềm năng lợi thế về giao lưu phát triển kinh tế, thương mại của các địa phương và các nước trên Hành lang kinh tế Đông Tây. KKTTMĐBLB là một mô hình kinh tế tổng hợp, vừa có đặc điểm tính chất như Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế cửa khẩu, lại vừa như một “Khu phi thuế quan đặc biệt”, được Chính phủ cho phép hoạt động theo một Quy chế riêng lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam với mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Trong giai đoạn 1998 - 2010, KKTTMĐBLB đã thu hút được số dự án và vốn đầu tư ngày càng tăng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội đã được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả như: cấp điện, cấp thoát nước; trung tâm thương mại; hệ thống giao thông nội thị, liên xã; các công trình phúc lợi xã hội, hồ chứa nước, khu tái định cư cho các hộ đồng bào dân tộc ít người… Bên cạnh đó, hàng trăm tỷ đồng từ các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài đã được thu hút đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng như: đường dây và trạm cao thế 110KV, hệ thống cáp quang viễn thông, nâng cấp Quốc lộ 9, xây dựng Quốc Môn, nhà ga cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Trung tâm xúc tiến du lịch.
Bảng 2.3: Kết quả thu hút đầu tư vào KKTTMĐBLB qua các năm: 2000 - 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng số dự án Tổng vốn đầu tư
2000 4 189,507 2001 6 358,975 2002 7 367,512 2003 8 386,188 2004 18 449,4 2005 24 524 2006 45 1930 2007 49 2042,675 2008 52 2261 2009 50 2690 2010 44 3420,73
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo qua các năm 2000 - 2010
Trong đó có những dự án có quy mô khá lớn, như: Trung tâm thương mại Đông Nam Á của công ty cổ phần đầu tư Hiệp Thành Lao Bảo; Nhà máy thủy điện Hạ Rào Quán - Quảng Trị của công ty cổ phần Sông Cầu; nhà máy lắp ráp xe máy điện -xe đạp điện Phương Nam 100% vốn nước ngoài của nhà đầu tư Trung Quốc; công viên văn hóa Việt Nam Giang sơn cẩm tú của công ty cổ phần Mai Linh; siêu thị miễn thuế Thiên Niên Kỷ của công ty TNHH Thương mại Thiên Niên Kỷ...
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô bao gồm 5 khu chức năng chính: khu phi thuế quan, khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và khu cảng đã được lập và phê duyệt đảm bảo chất lượng, đúng quy định; được phát triển theo mô hình Khu kinh tế tổng hợp với cơ chế chính sách “mở”, vận hành bởi khung pháp lý riêng với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho các dự án đầu tư, xây dựng. Đến năm 2010, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã thu hút được 34 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 36.486 tỉ đồng, tương đương với 2,28 tỉ USD. Trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.312 triệu USD, 24 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 15.495 tỉ đồng.