7. Bố cục của luận án
2.3. Hợp tác thương mại
Bên cạnh hợp tác đầu tư, các hoạt động thương mại là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước và các địa phương thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây.
Khi mới hình thành, các hoạt động thương mại của EWEC chủ yếu tập trung ở sáu địa phương gồm Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, và Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều thị trấn thuộc các địa phương có EWEC chạy qua cũng sẽ nhân được những tác động kinh tế tích cực. Các khu vực mà EWEC đi qua nói chung còn kém phát triển; kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo. EWEC qua kết nối với các trục giao thông Nam - Bắc sẽ giúp các khu vực trên tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế ở phía bắc và phía nam như Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. EWEC còn mở đường ra biển cho các khu vực trên, cung cấp hải sản cho họ và giúp họ đem các sản phẩm nông - lâm nghiệp của mình đi tiêu thụ. Nhờ phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng, các khu vực sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển, trong đó đầu tư tư nhân là quan trọng nhất.
Về mặt pháp lý, ở mỗi quốc gia thuộc EWEC, hệ thống pháp lý liên quan đến quan hệ thương mại đã được triển khai. Cho đến năm 2010, các quốc gia thành viên đều đã ký kết Hiệp định vận tải qua biên giới của các nước Tiểu vùng sông Mekong (GMS- CBTA) và Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh. Bên cạnh đó, nhiều Hiệp định song phương đã được ký kết giữa Việt Nam - Lào, Thái Lan - Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước. Việt Nam và Lào đã ký nhiều hiệp ước và hiệp định quan trọng: Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, Hiệp định Hợp tác chiến lược về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật… Việt Nam và Thái Lan đã ký gần 30 Hiệp định và Thoả thuận hợp tác. Việt Nam và Myanmar đã thành lập Uỷ ban Thương mại chung, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, dầu khí, viễn thông....
Bốn nước: Việt Nam, Thái Lan, Lào (2008), Myanmar (2010) áp dụng Biểu thuế ưu đãi đặc biệt CEPT của các nước ASEAN. Tại Việt Nam đang áp dụng Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN giai đoạn 2008-2013.
Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại trên EWEC ngày càng phát triển.
Trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực trong thời gian qua tăng đáng kể (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào, Thái Lan và Myanmar tăng trung bình 33%/năm). Hàng hoá buôn bán dọc biên giới hành lang chủ yếu phản ánh lợi thế so sánh của mỗi nước, đồng thời đóng vai trò hàng hoá quá cảnh để thâm nhập vào các thị trường khác. Các mặt hàng được trao đổi chủ yếu là: rau, quả, gỗ, gia súc, hàng dệt may...
Bảng 2.4: Xuất khẩu qua biên giới trên EWEC (2002-2008)
Triệu USD
Xuất khẩu Cán cân thương mại
Việt Nam
Myanmar Thái Lan đến Lào đến Thái Thái Lào -
đến đến Myanmar Lan - Lan - Việt
Thái Myanmar Lào Việt Thái Việt Lào Thái - Thái Lan Lào Việt Nam
Lan Nam Lan Nam Lan Nam
2002 12.4 72.1 75.6 0.1 19.0 - - - 60 57 - - 2003 11,3 162,5 81,6 0,9 16,9 - - - 151 65 - - 2004 15,7 258,2 124,2 1,8 15,2 34,2 23,8 0,1 243 109 2 10 2005 20,7 251,6 124,7 4,2 22,9 48,7 20,0 0,1 231 102 4 29 2006 33,2 232,0 138,9 18,9 80,0 124,5 34,1 0,7 199 59 18 90 2007 28,6 307,6 160,9 12,8 149,7 118,6 36,9 0,8 279 11 12 82 2008 39,1 419,9 283,8 17,5 431,2 124,1 31,8 3,6 381 147 14 92 Nguồn: Asian Development Bank (2009), East-West Economic Corridor
(EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the East-West Economic
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy giá trị xuất khẩu qua biên giới giữa 4 nước nằm dọc EWEC nhìn chung trong giai đoạn 2002 - 2008 tăng với mức tăng khác nhau. Trong đó tăng mạnh nhất là giá trị xuất khẩu qua biên giới từ Lào đến Thái Lan (tăng 22,7 lần) và thấp nhất là giá trị xuất khẩu qua biên giới từ Myanmar đến Thái Lan (tăng 3,2 lần). Trong khi đó, cán cân thương mại giữa Lào và Việt Nam tăng mạnh nhất (9,2 lần trong 4 năm: 2004 - 2008) và cán cân thương mại giữa Myanmar và Thái Lan đạt giá trị cao nhất 381 triệu USD năm 2008.
Về thông thương, 7 dự án phát triển hành lang hỗ trợ thực hiện kiểm định hải quan một cửa tại các đường biên giới dọc hành lang, bao gồm thay đổi dữ liệu điện và chuẩn hóa các tài liệu kinh doanh. Việc thực hiện các khâu cũ của kiểm dịch hải quan một cửa được xem là một sáng kiến ưu tiên hàng đầu cho hành lang. Việt Nam đề xuất ga đường bộ ở Đông Hà và đang được xúc tiến bởi Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản.
EWEC giúp phát triển thương mại giữa các nước trên tuyến hành lang này. Ngày 20/12/2006, cầu Hữu Nghị II (Mukdahan-Savannakhet) bắc qua sông Mekong đã được khánh thành, đánh dấu sự khơi thông của EWEC. Trong 4 tháng sau khi khánh thành cầu Hữu Nghị II, xuất khẩu từ Thái Lan sang Lào tăng 10% và nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan qua đây cũng tăng nhanh qua từng tháng (chủ yếu là nhập khẩu quặng và đồng từ Lào). Hàng quá cảnh từ Thái lan qua Lào tăng gấp đôi [156, tr2]. Tổng giá trị hàng hóa qua các cửa khẩu Thái/Lào đạt trên 1 tỷ USD (năm 2006) và đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2007 (tăng 20%). Về thương mại, kết quả đạt được của Tuần lễ EWEC 2007 đã cho thấy những bước tiến lớn trong EWEC.
Điểm nhấn trong hợp tác thương mại giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây là Hội chợ Quốc tế EWEC 2007 được tổ chức trong Tuần lễ EWEC 2007. Hội chợ đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán các nước Lào, Myanmar, Nga, Ấn Độ, Australia, Indonesia; gần 40 doanh nghiệp các nước Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc); và hơn 160 doanh nghiệp các tỉnh thành Việt Nam gồm: Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Kon Tum, Bắc Giang, Quảng Bình, Huế, Bến Tre, Hà Nội, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hội chợ nhận được sự tài trợ của Tổng công ty Dệt may Hòa Thọ và JBIC.
Ban tổ chức dành 60 gian hàng cho 15 tỉnh thành miền Trung - Tây Nguyên, 07 gian hàng cho ngành du lịch thành phố và 400m2 cho các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đại diện hơn 100 doanh nghiệp HVNCLC năm 2007 giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam.
Thành phố Đà Nẵng có 35 doanh nghiệp với 70 gian hàng đại diện cho các ngành hàng: thủy sản, may mặc, giày dép, hóa mỹ phẩm, đồ gỗ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
Tham gia Hội chợ này có 212 doanh nghiệp và đơn vị với 315 gian hàng, là nơi triển lãm, giới thiệu các nền văn hóa đặc sắc, các thành tựu kinh tế nổi bật không chỉ của các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây mà còn của các nền kinh tế phát triển khác. Qua 06 ngày mở cửa tự do, Hội chợ đã đón hơn 200.000 lượt người đến tham quan, mua sắm.
Doanh số bán hàng của các doanh nghiệp đạt 12 tỷ đồng. Kết thúc Hội chợ đã có 08 bản ghi nhớ, hợp đồng được ký kết, trị giá 3 tỷ đồng, 10 đại lý được mở sau hội chợ, chẳng hạn như:
+ Công ty Việt Thái Á (doanh nghiệp Thái Lan) đã thỏa thuận với Công ty TNHH Duy Tân (doanh nghiệp Đà Nẵng) về việc làm đại lý phân phối hàng tiêu dùng, điện gia dụng.
+ Công ty Đa Phi (doanh nghiệp Lào) đã ký kết 05 hợp đồng về cung cấp gỗ ván sàn, phôi gỗ; trong đó có hợp đồng cung cấp gỗ thường xuyên cho Công ty LD Lâm sản Việt Lang (doanh nghiệp Đà Nẵng) [121, tr7].
Với sự ra đời của EWEC, đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước xem xét, điều chỉnh tỷ lệ thuế hợp lý và chấp nhận được giữa các nước, phân công quản lý để hỗ trợ cho sự hợp tác thương mại, như việc cấp giấy phép thương mại, bảo hiểm và thành lập cơ quan hợp tác chung của khu vực tư nhân. Tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại biên giới với việc tự do hoá thương mại, nhất là về hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trong EWEC.
EWEC là cơ hội tốt cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến, tạo điều kiện cho các thành phố, thị trấn dọc hành lang; đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới. Hàng hoá của Myanmar, Lào, Thái Lan, Trung Quốc sẽ dễ dàng
xâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á và xa hơn nữa là châu Âu và châu Mỹ.
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu (%/năm) của các nước thành viên EWEC
Lào Myanmar Thái Lan Việt Nam
Nước Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập
khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu
2001 -3,3 -4,7 43,0 13,4 -7,1 -3,0 6,5 6,0 2002 -5,9 -12,4 -3,0 -16,1 4,8 4,6 7,4 19,5 2003 7,2 1,9 12,6 1,3 18,2 17,4 20,4 37,4 2004 12,7 56,4 8,2 -10,6 21,6 25,7 30,3 26,0 2005 48,6 23,8 - - 15,0 26,0 20,5 16,0 2006 8,0 12,0 - - 15,3 15,0 18,0 15,0 2007 16,6 34,7 23,9 88,0 18,2 9,1 21,9 38,5 2008 21,5 31,1 15,5 25,6 15,9 26,8 29,1 27,9 2009 -8,0 -13,0 4,4 1,9 -14,0 -25,2 -8,9 -13,3 2010 29,5 13,5 4,8 10,0 28,5 36,8 26,4 21,2
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ADB (Asian Development Bank (2006), Asian Development Outlook 2006, Manila, Philippines, tr320-322 and Asian Development Bank (2011), Asian Development Outlook 2011, Manila, Philippines, tr258-260).
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy, trong giai đoạn 2001 - 2010, tăng trưởng thương mại của các nước thành viên EWEC nhìn chung có chiều hướng tăng lên ở cả lĩnh vực xuất hẩu và nhập khẩu. Điều này cho thấy sự tiến bộ của các nền kinh tế trong EWEC và những kết quả đó cũng có tác động nhất định của việc hình thành và đi vào hoạt động của EWEC.
Tóm lại, trong giai đoạn 1998 - 2010, hợp tác trên lĩnh vực thương mại giữa các nước nằm dọc EWEC có những chuyển biến tích cực. Với những kết quả đạt được trong giai đoạn này đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của EWEC trong việc thúc đẩy các hoạt động thương mại giữa các nước thành viên của hành lang. Tác động rõ ràng nhất của EWEC đến lĩnh vực thương mại là Hiệp định tạo thuận lợi cho công tác
vận chuyển hàng hóa và hành khách qua biên giới và việc triển khai thí điểm kiểm tra hải quan một cửa, một điểm dừng. Cùng với việc thống nhất các biểu mẫu kiểm tra hải quan, kiểm dịch tại các cặp cửa khẩu trên EWEC đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc chưa từng có trong lĩnh vực thương mại trên hành lang kinh tế này.