Những thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu 3. NguyenHoangHue_NoiDung (Trang 123 - 196)

7. Bố cục của luận án

3.2. Những thành tựu và hạn chế

3.2.1. Thành tựu

Trước hết phải khẳng định rằng tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã hiện thực hóa mục tiêu của EWEC là tạo điều kiện cho các địa phương của bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch.

Thêm vào đó, Hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và du lịch.

Trong giai đoạn: 1998 - 2010, tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận như đã trình bày ở chương 2. Những kết quả đạt được của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các nước trên EWEC. Đúng như khẳng định của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Hữu Thăng tại Diễn đàn Hợp tác Hành lang kinh tế Đông Tây 2010 lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị: “Cần phải khẳng định rằng Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên và thực tế từ khi hình thành cho đến nay đã tác động một cách tích cực đến sự phát kiển Kinh tế - Xã hội đối với các địa phương của cả 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan trên Hành lang, nhất là tỉnh Savanakhet - Lào có sự đổi thay thật đáng kể...”.

Sự hình thành Hành lang kinh tế Đông Tây nhằm đạt được 3 trong số 5 bước đột phá chiến lược của Khuôn mẫu chiến lược GMS là (i) tăng cường liên kết thông qua hội nhập đa ngành, (ii) tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư, (iii) tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển và củng cố tính cạnh tranh của thành phần kinh tế tư nhân. Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện phát triển một hệ thống giao thông đạt hiệu quả cao, cho phép hàng hóa và hành khách lưu thông trong khu vực tiểu vùng sông Mê Công mở rộng mà không gặp trở ngại hay chi phí cao, đưa liên vùng trở thành một cửa ngõ phát triển của vùng Mekong mở rộng, góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các nước ASEAN với nhau và với các nước ngoài khu vực.

Chính nhờ tác động của EWEC, những năm gần đây kinh tế, thương mại và du lịch giữa Việt Nam, Thái Lan và Lào tăng mạnh. Lượt khách du lịch đến các nước thuộc EWEC tăng gấp hai lần so với trước khi có EWEC; các trục giao thông trên EWEC được kết nối đã giúp các nước thuộc EWEC tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế trong khu vực; EWEC còn mở đường ra biển cho người dân thuộc các tỉnh thành và quốc gia vốn không có biển, cung cấp hải sản cho họ và tạo

điều kiện thuận lợi để họ có thể xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm nghiệp của mình sang các quốc gia lân cận một cách dễ dàng hơn.

Nhờ phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và kinh tế, các nước trong khu vực EWEC đã, đang và sẽ có thêm nhiều cơ hội và lợi thế phát huy tiềm năng của mỗi nước và của khu vực để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa tương đồng nhưng cũng rất đa dạng, phong phú về các loại hình du lịch: di sản, di tích lịch sử, văn hóa, sinh thái...

Dù mới kết nối cơ bản, nhưng hiệu quả EWEC mang lại cho các quốc gia và địa phương thật to lớn. Bởi vậy, tại Tuần lễ EWEC 2007, rất nhiều ý kiến nêu ra cần mở rộng EWEC không chỉ một tuyến như hiện nay, mà tạo thêm các tuyến mới thông qua đường 7 (Nghệ An), đường 8 (Hà Tĩnh), đường 12 (Quảng Bình), đường 49 (Thừa Thiên - Huế) và không chỉ giới hạn 13 tỉnh của bốn nước, mà cần phải kết nối rộng hơn, xa hơn.

Bức tranh chung của những địa phương dọc EWEC là nguồn tài nguyên đất đai dồi dào chưa được khai thác và cuộc sống của một bộ phận không nhỏ cộng đồng các dân tộc đang rất khó khăn. Những cánh rừng bạt ngàn, những vùng đất hoang dại ẩn giấu bao tiềm năng, nhưng chưa nuôi nổi những bản làng nghèo ven đường số 9 qua đất bạn Lào. Thực tế đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm hoàn thiện EWEC, đầu tư mạnh mẽ để khai thác tiềm năng và cải thiện đời sống cho những cộng đồng tại các địa phương.

EWEC giúp các nước thành viên và các địa phương hiểu biết lẫn nhau hơn, cùng nhau xây dựng môi trường an ninh khu vực ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Thông qua các dự án hợp tác đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá, chuyển giao công nghệ để xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và cùng nhau phát triển.

Năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực miền trung Việt Nam đạt 11% (cao hơn mức bình quân của cả nước). Ðến năm 2010, đã có 252 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn ba tỷ USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ du lịch.

Trên đà này, các tỉnh miền Trung của Việt Nam đã công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư với tổng vốn khoảng 15-16 tỷ USD, mỗi năm sẽ thu hút khoảng năm

tỷ USD. Trong đó có những dự án lớn về giao thông như đường cao tốc Ðà Nẵng - Dung Quất 500 triệu USD, cảng Liên Chiểu 200 triệu USD, khu hậu cảng Dung Quất 430 triệu USD, v.v...

Trên đất nước Lào, những dự án đầu tư ven EWEC đã và đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai sáng sủa và là niềm tự hào của những người dân nơi đây. Bởi thế, người dân Lào không ngớt lời mời du khách đến Khu cửa khẩu Hữu Nghị, nơi có một "Las Vegas" phương Ðông hay Dansavanh, một "thiên đường mua sắm". Phía bạn Thái Lan dẫu không sôi động về xây dựng các khu kinh tế, nhưng hoạt động thương mại và du lịch hướng về phía đông rất mạnh và có chiều sâu ở cả 17 tỉnh Ðông Bắc. Thực tế những năm gần đây, giới doanh nhân Thái đã gặt hái được rất nhiều từ EWEC, thông qua đầu tư vào các tỉnh miền trung Việt Nam và Lào.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, nhờ tác động của EWEC, những năm gần đây kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan, Lào tăng mạnh. Riêng giai đoạn 2001-2006, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam với Lào tăng gấp hai lần, và giữa Việt Nam với Thái Lan tăng đến 3,5 lần. Lượt khách du lịch đến các nước trên EWEC tăng gấp hai lần so với trước khi có Hành lang kinh tế Ðông Tây.

Quá trình phát triển của EWEC có những thuận lợi cơ bản: phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và liên kết tiểu vùng; các địa phương và các nước thành viên vốn có quan hệ hữu nghị, hợp tác từ trong lịch sử; đây đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, do vậy các dự án được triển khai đều mở đường giúp xoá đói giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới; các địa phương trong EWEC có điều kiện để phát huy những lợi thế của mình và tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế; hơn nữa EWEC thu hút được sự quan tâm và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như các nước lớn tạo điều kiện cho sự phát triển...

Chính quyền và nhân dân ở các địa phương của các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây rất ủng hộ và sẵn sàng đón nhận các chương trình hợp tác và dự án phát triển của EWEC.

Tất cả những kết quả đó chứng minh EWEC đã, đang và sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho các địa phương thuộc hành lang nói riêng và các nước thành viên của Hành lang nói chung.

3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hành lang kinh tế Đông Tây đã được nhìn nhận mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển liên vùng giữa các nước trong khu vực này. Tiềm năng kinh tế của EWEC được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây giai đoạn: 1998 - 2010, đã bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục và thực trạng này vẫn chưa có những chuyển biến theo hướng tích cực mặc dù đã được nhìn thấy từ phía các ngành và địa phương có liên quan.

Cho đến năm 2010, hợp tác kinh tế giữa các địa phương và các nước thuộc EWEC vẫn còn nhiều rào cản nhất là những vướng mắc do cơ chế không tương thích của từng quốc gia, khiến EWEC chưa thể thông thoáng thật sự.

Một là: Về chủ trương, chính sách và thủ tục xuất nhập cảnh còn nhiều bất cập. Theo ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, mặc dù hành lang giao thông đã kết nối thành công, nhưng còn quá nhiều việc phải làm mới có thể tạo ra hành lang kinh tế. Tại tuần lễ EWEC 2007, các đối tác đã thống nhất chỉ ra được những rào cản, coi như "căn bệnh" đã được "chẩn" đúng, chỉ còn kê thuốc nữa thôi. Theo ông, chính phủ các nước cần phải ngồi lại để thống nhất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, và chắc chắn đó là "đơn thuốc" cần kíp nhất cho EWEC.

Căn cứ vào những mục tiêu ban đầu về một khu vực kinh tế phát triển nhanh nhờ tác động tích cực của EWEC đã không đạt được như mong muốn, do nhiều vướng mắc chậm được tháo gỡ, nhiều chủ trương 3 nước đã ký không được thực thi một cách đồng bộ; Ví dụ như: Việc thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hoá qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Hiệp định GMS-CBTA) đã được ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan tổ chức thông xe vào ngày 11/6/2009; theo đó phương tiện của Thái Lan được phép qua Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và hoạt động trên tuyến Lao Bảo - Đông Hà (Quốc lộ 9); Đông Hà - Đà Nẵng (Quốc lộ 1) và ngược lại phương tiện của Việt Nam có thể qua Lào vào Thái Lan qua cửa khẩu Mucđahan và hoạt động trên tuyến Mukdahan - Khalasin - Khonken - Phitsanulok và theo thoả thuận giữa Chính phủ

Lào, Thái Lan và Việt Nam về hợp tác vận tải đã được ký tháng 11/2007 (thoả thuận 3 bên). Theo thoả thuận phương tiện chở khách và xe cá nhân của Thái Lan vào Việt Nam với mục đích du lịch có thể qua 3 Cửa khẩu Cầu Treo (Quốc lộ 8), Lao Bảo (Quốc lộ 9) và Bờ Y (Quốc lộ 40) và được phép tới các điểm du lịch dọc Quóc lộ 1 từ Thành phố Vinh tới Thành phố Nha Trang.

Tuy vậy nhưng trên thực tế chỉ có vài chiếc xe vận tải hàng hoá của Thái Lan về Việt Nam (chưa có xe vận tải người) và xe Việt Nam chưa có 1 chiếc nào vào Thái Lan. Nếu thực hiện nghiêm túc Hiệp định GMS-CBTA cũng như thoả thuận của Chính phủ 3 nước Việt Nam, Lào và Thái Lan thì chắc chắn lượng hàng hoá, người qua lại giữa 3 nước sẽ rất nhiều, sẽ có sự tác động mạnh trong phát triển thương mại. du lịch và đầu tư của cả các địa phương 3 nước. Nguyên nhân chính là do các bên chưa nhất quán với hiệp định đã ký kết nên chưa có các hướng dẫn cần thiết dẫn đến các cơ quan chức năng mỗi bên thực hiện chưa thống nhất.

Về thủ tục xuất nhập cảnh: Thủ tục hải quan trong xuất nhập cảnh giữa các quốc gia thuộc EWEC vẫn còn nhiều khác biệt. Tờ khai phương tiện xuất cảnh nhập cảnh tại cửa khẩu Lao Bảo có quá nhiều mục phải kê khai và còn rườm rà, tốn nhiều thời gian (02-04 giờ) trong khi phía Thái Lan sử dụng những tờ khai đơn giản hơn. Nội dung tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất còn chưa thống nhất tại cả ba nước. Hàng hóa quá cảnh tại Lào phải xin phép Bộ Thương mại Lào nên mất nhiều thời gian. Việc quá cảnh hàng hóa từ Việt Nam qua Lào về Thái Lan chưa có quy chế cụ thể. Tại cửa khẩu cầu Hữu Nghị 2, phía Lào các thủ tục hải quan đối với hàng hoá thực hiện theo phương pháp thủ công. Chi phí xuất, nhập khẩu tương đối cao, thời gian còn dài.

Bảng 3.2: So sánh thủ tục hải quan hiện nay của các quốc gia EWEC và Singapore

Xuất khẩu Nhập khẩu

Tiêu chí Thái Lào Việt Singapore Thái Lào Việt Singapore

Lan Nam Lan Nam

Số lượng tờ khai 7 9 6 4 9 10 8 4

(Tờ khai)

Thời gian trung bình 17 50 24 5 14 50 23 3

(Ngày)

Chi phí 615 1750 669 416 786 1930 881 367

(USD/TEU)

Nguồn: Văn Hữu Chiến (2010), Kiến nghị chính sách để nâng cấp đồng bộ

cơ sở hạ tầng Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND

tỉnhQuảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr16.

Mặc dù đã thực hiện thí điểm Hiệp định GMS “một điểm dừng, một lần kiểm tra” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Dansavanh, đã giảm thiểu thời gian đáng kể cho hàng hóa vận tải qua lại; nhưng thực tế thì chỉ một điểm dừng, một lần kiểm tra đối với hàng hoá thôi, còn xuất nhập cảnh, kiểm dịch y tế, động thực vật đều còn cả hai bên kiểm tra. Phí và lệ phí tại các cặp Cửa khẩu cũng chưa thống nhất, mức thu mỗi loại phí cũng khác nhau. Giờ làm việc tại các cặp cửa khẩu Mukdahan - Savannakhet ; Lao Bảo - Dansavanh hiện tại không thống nhất: Tại cặp cửa khẩu Mucđahan - Savannakhet thì làm việc đến 22h nhưng tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Dansavanh chỉ đến 19h. Tờ khai phương tiện qua cửa khẩu cũng không thống nhất: Tại cửa khẩu Lào - Thái Lan chỉ cần 6 thông tin cần thiết; nhưng tại các cửa khẩu giữa Việt Nam - Lào thì tờ khai có đến 45 thông tin.

Những bất cập này, các địa phương trên EWEC không phải không biết, nhưng vẫn chưa có những biện pháp khắc phục một cách đồng bộ giữa các địa phương và các nước trên tuyến hành lang này. Ông Lê Hữu Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: “Qua khảo sát tại cửa khẩu quốc tế Savanakhet (Lào) tôi thấy thủ tục hải quan qua cửa khẩu này rất nhanh chóng và thuận tiện, tờ khai hải quan của họ chỉ có 7 tiêu chí còn ở cửa khẩu Lao Bảo nước ta có tới 35 tiêu chí, chữ thì nhỏ và khó

đọc nên đa số đều khai không đúng quy định, dễ nhầm lẫn, mất nhiều thời gian nên xảy ra ùn tắc giao thông. Đã vậy có quá nhiều cơ quan cùng thu phí và lệ phí, trong khi đó ở Lào họ chỉ thu 5.000 đồng/người và 52.000 đồng/xe khi qua cửa khẩu...” [147]; Ông Heu Maung Nyint - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Myanmar cho rằng: "Việc giải quyết thủ tục hải quan tại các cửa khẩu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình tạo thuận lợi cho giao thương, hợp tác kinh tế giữa các nước, các địa phương trên tuyến hành lang này. Rào cản này cần sớm được dỡ bỏ càng sớm càng tốt” [25, tr4].

Đã có một số cải cách ở cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tuy nhiên khâu cải cách hành chính ở đây chỉ giúp thao tác nghiệp vụ đi vào quy củ hơn, nhưng chưa thay

Một phần của tài liệu 3. NguyenHoangHue_NoiDung (Trang 123 - 196)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w