Màn hình làm việc Dreamweaver

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế e book hỗ trợ dạy và học chương liên kết hóa học chương trình trung học phổ thông chuyên (Trang 28)

1.3.5.5. Photoshop

Phần mềm Adobe Photoshop là một phần mềm chuẩn và dẫn đầu trong việc biên tập và xử lý hình ảnh chuyên nghiệp, với nhiều hiệu ứng biên tập, xử lý và biến đổi hình ảnh giúp cho công việc xử lý các hình ảnh nhanh chóng.

Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Trong Photoshop có thể mở và lưu nhiều dạng thức tập tin khác nhau:

- Photoshop (.psd): Đây là dạng thức riêng của Photoshop, cũng là dạng thức tối ưu khi chúng ta làm việc trong Photoshop.

- Bitmap (.bmp): Dạng thức này tương thích với Windows, không có dữ liệu nào của tập tin bị loại bỏ khi chúng ta lưu tập tin.

- EPS (.eps): Dạng tập tin Encapsulated PostScript là một lựa chọn lý tưởng cho ảnh nét trắng đen.

- GIF (.gif): Dạng thức trao đổi đồ họa (Graphics Interchange Format) là một lựa chọn tuyệt vời cho Web.

- JPEG (.jpg): Tập tin Joint Photographic Experts Group. Loại định dạng này lưu tập tin mà dữ liệu hình ảnh sẽ bị loại bỏ bớt nhằm giảm bớt kích thước.

- Documemts Format: Hoạt động kết hợp với phần mềm Acrobat của Adobe, cũng là dạng thức tập tin dùng để sản xuất trang Web.

- Pixar (.pxr): Dùng với chương trình tạo ảnh ba chiều.

- PNG (.png): Thay thế cho dạng thức gif, rất lý tưởng cho Word Wide Web và đang ngày càng được ưa chuộng. Nó cho phép chúng ta lưu tập tin sao cho tập tin này được tải xuống theo dạng đan xen trên Word Wide Web.

- RAW (.raw): Dạng thức này lưu tập tin dưới dạng một luồng byte. Rất tốt để di chuyển qua lại giữa các ứng dụng.

- Scitex (.sci): Dành cho các hệ thống kỹ thuật cao. - Targe (.tga): Dùng cho hệ thống sử dụng Card Video.

- TIFF (.tif): Một dạng thức rất phổ biến, Tagged - Image file Format.

Hình 1.6. Màn hình làm việc Photoshop

1.3.5.6. Flash

Adobe Flash (Macromedia Flash), hay còn gọi một cách đơn giản là Flash, được dùng để chỉ chương trình sáng tạo đa phương tiện (multimedia) lẫn phần mềm dùng để hiển thị chúng Macromedia Flash Player.

Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô phỏng. Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh trong phim. Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động. Người lập trình

có thể chủ động lập các điều hướng cho chương trình. Flash cũng có thể xuất bản đa dạng các file kiểu html, exe, jpg, ... để phù hợp với các ứng dụng của người sử dụng như trên web, CD, …

Ưu điểm lớn nhất của Flash - với đồ họa dạng vectơ - là kích thước file rất nhỏ. Thuận tiện cho việc truyền tải dữ liệu qua internet.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế tập tin flash (.swf), các phần mềm này có tính năng là dễ sử dụng, giúp cho người sử dụng thiết kế được các flash một cách đơn giản nhờ vào các hiệu ứng sẵn có.

Các phần mềm như: Sothink SWF Quicker, SWF Text, Sothink SWF Easy…

1.4. Thực trạng về bồi dưỡng HSG, chuyên Hóa ở Việt Nam [32] 1.4.1. Những khó khăn của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học 1.4.1. Những khó khăn của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học

Tác giả Nguyễn Thị Ngà, luận án Tiến sĩ Giáo dục học: “Xây dựng và sử dụng tài liệutự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hóa học chung- chương trình trung học phổ thông chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”

[32], đã đưa ra những khó khăn của giáo viên khi bồi dưỡng HSG:

- Không xác định được giới hạn của các kiến thức cần dạy cho học sinh sao cho hợp lí, vì đôi lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng.

- Sách giáo khoa chuyên hoá lượng bài tập ít, các tài liệu tham khảo có nhiều bài đề cập đến những kiến thức quá xa chương trình.

- Đề thi HSG hóa học quốc gia những năm gần đây không công bố đáp án.

- Một số kiến thức giữa các tài liệu chưa thống nhất, gây khó khăn cho GV trong việc tham khảo và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.

- Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được chú trọng.

- Học sinh và phụ huynh chưa thật sự yên tâm do chính sách đặc cách của học sinh đạt giải chưa ổn định, đồng thời công sức ôn thi vào đại học nhỏ hơn mà hiệu quả lại cao hơn.

1.4.2. Những yêu cầu của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học

Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngà [32], GV khi bồi dưỡng HSG hoá học có những yêu cầu sau:

- Nên giới hạn kiến thức trước mỗi kì thi HSG hóa học.

- Thường xuyên tổ chức (ở mức toàn quốc hoặc mức cụm) các lớp bồi dưỡng hoặc các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trực tiếp bồi dưỡng HSG.

- Trang bị thêm nhiều phòng thí nghiệm hóa học ở các trường THPT chuyên.

- Nên sớm có chính sách cụ thể và rõ ràng để động viên kịp thời các GV trực tiếp bồi dưỡng HSG, nhất là khi có kết quả tốt.

1.4.3. Thực trạng tình hình tự học của HSG, học sinh chuyên Hoá

Tác giả Nguyễn Thị Ngà [32] đã tiến hành điều tra về tình hình tự học của 368 HS chuyên hóa ở 6 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương. Kết quả như sau:

1.4.3.1. Tình hình học tập của HS ở các trường THPT chuyên

- 53/368 HS (14,40%) cho rằng chỉ cần học trên lớp là đủ. - 20/368 HS (5,43%) cho rằng tự nghiên cứu tài liệu là chính.

- 310/368 HS (84,24%) cho rằng cần tự nghiên cứu những phần GV gợi ý.

Số liệu trên cho thấy thực trạng học sinh ở các trường THPT chuyên muốn đạt kết quả cao trong các kì thi HSG thì phải lĩnh hội một lượng kiến thức vô cùng lớn. Nếu chỉ học trên lớp là chưa đủ, hàng ngày các em phải dành nhiều thời gian cho việc tự học. Tuy nhiên việc tự học của các em cần có sự định hướng của GV.

1.4.3.2. Thời gian và hình thức tự học

a. Thời gian dành cho tự học ở nhà

- 280/368 HS (76,08%) sử dụng 4 - 5 giờ/ngày cho việc tự học. - 121/368 HS (32,88 %) sử dụng 3 - 4 giờ/ngày cho việc tự học.

b. Hình thức tự học ở nhà

- 256/368 HS (69,56 %) có đọc lại bài trên lớp. - 157/368 HS (42,66%) có tìm tư liệu trên mạng.

- 125/368 HS (33,96%) chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn của GV. - 250/368 HS (67,93%) đọc tất cả các vấn đề có liên quan đến bài học.

Kết quả điều tra cho thấy đa số HS ở các lớp chuyên đều có khả năng tự học Nhưng trên thực tế các em mất rất nhiều thời gian dành cho việc tự học nhưng hiệu quả không

cao, nguyên nhân là lượng kiến thức quá nhiều và một phương pháp tự học chưa có ở HS, ví dụ như đọc lan man, cái gì cũng đọc, bài tập nào cùng làm, chưa hệ thống hóa được lí thuyết và phương pháp giải toán .... Điều đó cho thấy việc tự học của HS ở các lớp chuyên hiện tại còn nhiều bất cập chủ yếu đọc lại bài trên lớp (69,56%) hoặc mất nhiều thời gian cho việc học kiến thức mới nhưng chưa hiệu quả. Vì vậy GV cần có hướng dẫn về nội dung, phương pháp học tập cho HS và yêu cầu kết quả cần đạt được để HS thực hiện và có cách học hiệu quả hơn.

Kết luận:

Các số liệu điều tra cho thấy HS ở các lớp chuyên đã xác định đúng vị trí về tự học khi học ở các trường THPT chuyên. Nhưng do không có hướng dẫn của GV và tài liệu học tập phù hợp, mặt khác do khả năng thu thập, xử lý các thông tin cho học tập của HS còn chưa tốt, chưa biết khái quát, tổng hợp thành các nội dung cơ bản của bài học mà chỉ liệt kê chung chung theo giáo trình, chưa biết phân tích để vận dụng nên chỉ nắm lý thuyết theo sách, chưa có sự luyện tập để củng cố và rèn luyện kỹ năng. Các GV dạy ở các trường THPT chuyên đã thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tăng cường tự học của HS như giao bài cho HS chuẩn bị nhưng chưa hướng dẫn cách học nên HS lúng túng trong việc tự học kiến thức mới hoặc khi vận dụng kiến thức đã học ở các bài tập khó.

Các kết quả điều tra ở các trường THPT chuyên còn cho thấy chương trình, SGK, tài liệu cho môn chuyên còn thiếu và khó cập nhật kịp với sự bùng nổ thông tin và phát triển quá nhanh của khoa học, công nghệ hiện đại. Việc khai thác nguồn tài liệu thông qua mạng internet của giáo viên và học sinh còn hạn chế .

Thực trạng này cho thấy cần phải xây dựng những tài liệu có nội dung kiến thức tổng hợp, hướng dẫn phương pháp học tập và đánh giá kết quả việc tự học dành cho HS trường THPT chuyên.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ E-BOOK CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

2.1. Tổng quan về chương “Liên kết hoá học” 2.1.1. Vị trí 2.1.1. Vị trí

Trong sách giáo khoa hóa học lớp 10 chuyên hóa học, chương “Liên kết hóa học” là chương thứ hai, sau chương “Cấu tạo nguyên tử”

2.1.2. Mục tiêu

2.1.2.1. Kiến thức

Biết:

- Khái niệm liên kết hoá học, qui tắc bát tử.

- Độ dài liên kết. Góc liên kết. Năng lượng liên kết. Lực Van der Waals, Momen lưỡng cực, sự phân cực phân tử.

- Khái niệm liên kết kim loại.

- Một số mạng tinh thể kim loại và tính chất của tinh thể kim loại.

- Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể ion, mạng lưới tinh thể ion. - Tính chất chung của hợp chất có tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và hợp chất ion. - Cách xác định số nguyên tử trong một ô mạng cơ bản, độ đặc khít, số hốc trong một

đơn vị mạng.

Hiểu:

- Sự tạo thành ion âm (anion), ion dương (cation), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử, sự tạo thành liên kết ion.

- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị, Định nghĩa liên kết cộng hoá trị. Phương pháp cặp electron. Tính định hướng và Thuyết liên kết hóa trị (VB).

- Sự hình thành liên kết cho nhận, Sự hình thành liên kết hiđro. Điện tích hình thức và sơ đồ Lewis (công thức vạch hóa trị)

- Mối quan hệ giữa độ âm điện với một số loại liên kết.

- Sự xen phủ các obitan nguyên tử trong sự tạo thành phân tử đơn chất ( H2, Cl2), tạo thành phân tử hợp chất ( HCl, CO2)

- Dạng hình học của phân tử và Sự lai hóa obitan nguyên tử: sp, sp, sp2

, sp3, sp3d, dsp3... Mô hình sức đẩy cặp electron (VSEPR).

2.1.2.2. Kĩ năng

- Biết cách xác định phân tử có cực hay không phân cực dựa vào độ dài liên kết, góc liên kết, năng lượng liên kết. Lực Van der Waals. Momen lưỡng cực

- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.

- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số nguyên tử cụ thể. Dự đoán được kiểu liên kết hóa học có thể có ( một cách tương đối) trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.

- Vẽ sơ đồ hình thành liên kết và liên kết π , lai hoá sp, sp2, sp3, sp3d, dsp3...

- Xác định được dạng hình học của phân tử, trạng thái lai hoá của nguyên tử. Giải thích sự hình thành liên kết bằng thuyết lai hóa.

- Dựa vào cấu tạo loại mạng tinh thể, dự đoán tính chất vật lí của chất.

- Xác định số nguyên tử trong một ô mạng cơ bản, độ đặc khít , số hốc trong một đơn vị mạng.

2.1.3. Cấu trúc chương “Liên kết hóa học”

Bài 1. Electron hóa trị - Quy tắc bát tử Bài 2. Liên kết ion

Bài 3. Liên kết cộng hóa trị

Bài 4. Liên kết cho nhận – Liên kết hiđro Bài 5. Thuyết liên kết hóa trị

Bài 6. Sự lai hóa Bài 7. Các tinh thể

2.2. Nguyên tắc xây dựng e-book

Để có thể xuất bản một e-book có chất lượng, quá trình thiết kế e-book đòi hỏi phải dựa trên những nguyên tắc chặt chẽ. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản mà chúng tôi đã mạnh dạn tự xây dựng và sử dụng chúng xuyên suốt từ ban đầu đến khi hoàn thành e-book.

2.2.1. Cấu trúc e-book chặt chẽ và dễ sử dụng

E-book cần có cấu trúc càng rõ ràng, dễ hiểu. Phải thiết kế sao cho người dùng thấy được ngay thông tin mà họ hy vọng có thể nhận được từ e-book. Bắt đầu từ

trang chủ cần hết sức đơn giản, dễ hình dung nội dung bên trong và có sức thu hút người đọc.

2.2.2. Từ ngữ nhất quán, dễ hiểu

Với đối tượng sử dụng là HS phổ thông, từ ngữ được dùng trong e-book cần dễ hiểu. Thuật ngữ hóa học cũng cần phải cập nhật theo SGK mới nhất để bảo đảm tính nhất quán, chẳng hạn không dùng khái niệm “phân tử gam” mà thay vào đó là khái niệm “khối lượng mol phân tử”.

Nếu không có trở ngại gì về mặt kỹ thuật thì cần phải bảo đảm nhất quán các tiêu chí sau:

- Tiêu đề nào, font chữ đó. Không dùng nhiều quá nhiều font chữ vì sẽ làm rối mắt người xem, gây phản cảm với một tài liệu khoa học.

- Giữ nguyên kiểu thiết kế (cấu trúc, màu sắc) của các trang con đối với trang chủ hoặc chỉ thay đổi ít, nếu thấy thực sự cần thiết.

2.2.3. Dễ dàng khám phá các đường link

Tạo các đường link bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để người dùng có thể xem lại hoặc xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút "Back" hay "Forward" như các website.

2.2.4. Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường

Cần bảo đảm dung lượng bị chiếm dụng không quá lớn để máy tính cấu hình thấp không bị chậm đi khi dùng e-book. Sử dụng đồ họa để trang trí là rất tốt nhưng không lạm dụng, bởi việc này vừa làm giảm tính thẩm mỹ vừa làm tăng dung lượng e- book lên gấp nhiều lần.

Phần mềm điều khiển hoạt động của e-book phải tương thích với đa số trình duyệt web hiện có. Nếu không thì cần để sẵn tập tin cài đặt phần mềm bổ sung trong CD và được thiết kế thành tập tin tự kích hoạt khi người dùng nạp CD vào máy tính.

Hãy xem xét cẩn thận việc nội dung của e-book sẽ hiển thị như thế nào ở các trình duyệt khác nhau (Internet Explorer, Netscape, Firefox, …), ở tất cả các cấp độ phân giải (800 x 600, 1024 x 768, 1280 x 1024, 1400 x 1050) và ở các màn hình tỷ lệ khác nhau (4:3 hay 16:9).

Với nguồn kiến thức và số lượng bài tập rất lớn từ các tài liệu tham khảo, người soạn sẽ dễ dàng làm cho e-book trở nên quá tải đối với HS. Để tránh tình huống này, cần bảo đảm nguyên tắc bám SGK và SBT.

Cần cân nhắc kỹ những nội dung ngoài SGK, chỉ phát triển thêm những vấn đề thực sự cần thiết cho HS trong việc ôn tập thi TNPT hoặc TSĐH.

2.2.6. Không biến e-book thành bản tóm tắt của sách giáo khoa

Sẽ rất đơn điệu và thiếu sáng tạo nếu thiết kế e-book theo hướng như thế. Vì vậy, phần lý thuyết phải có định hướng bổ sung thêm những kiến thức hỗ trợ giúp HS hiểu và nhớ bài tốt hơn; phần bài tập không được giống hệt SGK và SBT. Các bài tập phải có phân chia dạng, loại và cần được viết lại cho gọn, đổi chất và thay số liệu. Thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế e book hỗ trợ dạy và học chương liên kết hóa học chương trình trung học phổ thông chuyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)