Thực trạng về bồi dưỡng HSG, chuyên Hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế e book hỗ trợ dạy và học chương liên kết hóa học chương trình trung học phổ thông chuyên (Trang 30 - 33)

1.1 .Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.4. Thực trạng về bồi dưỡng HSG, chuyên Hóa ở Việt Nam

1.4.1. Những khó khăn của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học

Tác giả Nguyễn Thị Ngà, luận án Tiến sĩ Giáo dục học: “Xây dựng và sử dụng tài liệutự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hóa học chung- chương trình trung học phổ thông chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”

[32], đã đưa ra những khó khăn của giáo viên khi bồi dưỡng HSG:

- Không xác định được giới hạn của các kiến thức cần dạy cho học sinh sao cho hợp lí, vì đôi lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng.

- Sách giáo khoa chuyên hoá lượng bài tập ít, các tài liệu tham khảo có nhiều bài đề cập đến những kiến thức quá xa chương trình.

- Đề thi HSG hóa học quốc gia những năm gần đây không công bố đáp án.

- Một số kiến thức giữa các tài liệu chưa thống nhất, gây khó khăn cho GV trong việc tham khảo và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.

- Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được chú trọng.

- Học sinh và phụ huynh chưa thật sự yên tâm do chính sách đặc cách của học sinh đạt giải chưa ổn định, đồng thời công sức ôn thi vào đại học nhỏ hơn mà hiệu quả lại cao hơn.

1.4.2. Những yêu cầu của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học

Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngà [32], GV khi bồi dưỡng HSG hoá học có những yêu cầu sau:

- Nên giới hạn kiến thức trước mỗi kì thi HSG hóa học.

- Thường xuyên tổ chức (ở mức toàn quốc hoặc mức cụm) các lớp bồi dưỡng hoặc các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trực tiếp bồi dưỡng HSG.

- Trang bị thêm nhiều phòng thí nghiệm hóa học ở các trường THPT chuyên.

- Nên sớm có chính sách cụ thể và rõ ràng để động viên kịp thời các GV trực tiếp bồi dưỡng HSG, nhất là khi có kết quả tốt.

1.4.3. Thực trạng tình hình tự học của HSG, học sinh chuyên Hoá

Tác giả Nguyễn Thị Ngà [32] đã tiến hành điều tra về tình hình tự học của 368 HS chuyên hóa ở 6 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương. Kết quả như sau:

1.4.3.1. Tình hình học tập của HS ở các trường THPT chuyên

- 53/368 HS (14,40%) cho rằng chỉ cần học trên lớp là đủ. - 20/368 HS (5,43%) cho rằng tự nghiên cứu tài liệu là chính.

- 310/368 HS (84,24%) cho rằng cần tự nghiên cứu những phần GV gợi ý.

Số liệu trên cho thấy thực trạng học sinh ở các trường THPT chuyên muốn đạt kết quả cao trong các kì thi HSG thì phải lĩnh hội một lượng kiến thức vô cùng lớn. Nếu chỉ học trên lớp là chưa đủ, hàng ngày các em phải dành nhiều thời gian cho việc tự học. Tuy nhiên việc tự học của các em cần có sự định hướng của GV.

1.4.3.2. Thời gian và hình thức tự học

a. Thời gian dành cho tự học ở nhà

- 280/368 HS (76,08%) sử dụng 4 - 5 giờ/ngày cho việc tự học. - 121/368 HS (32,88 %) sử dụng 3 - 4 giờ/ngày cho việc tự học.

b. Hình thức tự học ở nhà

- 256/368 HS (69,56 %) có đọc lại bài trên lớp. - 157/368 HS (42,66%) có tìm tư liệu trên mạng.

- 125/368 HS (33,96%) chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn của GV. - 250/368 HS (67,93%) đọc tất cả các vấn đề có liên quan đến bài học.

Kết quả điều tra cho thấy đa số HS ở các lớp chuyên đều có khả năng tự học Nhưng trên thực tế các em mất rất nhiều thời gian dành cho việc tự học nhưng hiệu quả không

cao, nguyên nhân là lượng kiến thức quá nhiều và một phương pháp tự học chưa có ở HS, ví dụ như đọc lan man, cái gì cũng đọc, bài tập nào cùng làm, chưa hệ thống hóa được lí thuyết và phương pháp giải toán .... Điều đó cho thấy việc tự học của HS ở các lớp chuyên hiện tại còn nhiều bất cập chủ yếu đọc lại bài trên lớp (69,56%) hoặc mất nhiều thời gian cho việc học kiến thức mới nhưng chưa hiệu quả. Vì vậy GV cần có hướng dẫn về nội dung, phương pháp học tập cho HS và yêu cầu kết quả cần đạt được để HS thực hiện và có cách học hiệu quả hơn.

Kết luận:

Các số liệu điều tra cho thấy HS ở các lớp chuyên đã xác định đúng vị trí về tự học khi học ở các trường THPT chuyên. Nhưng do không có hướng dẫn của GV và tài liệu học tập phù hợp, mặt khác do khả năng thu thập, xử lý các thông tin cho học tập của HS còn chưa tốt, chưa biết khái quát, tổng hợp thành các nội dung cơ bản của bài học mà chỉ liệt kê chung chung theo giáo trình, chưa biết phân tích để vận dụng nên chỉ nắm lý thuyết theo sách, chưa có sự luyện tập để củng cố và rèn luyện kỹ năng. Các GV dạy ở các trường THPT chuyên đã thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tăng cường tự học của HS như giao bài cho HS chuẩn bị nhưng chưa hướng dẫn cách học nên HS lúng túng trong việc tự học kiến thức mới hoặc khi vận dụng kiến thức đã học ở các bài tập khó.

Các kết quả điều tra ở các trường THPT chuyên còn cho thấy chương trình, SGK, tài liệu cho môn chuyên còn thiếu và khó cập nhật kịp với sự bùng nổ thông tin và phát triển quá nhanh của khoa học, công nghệ hiện đại. Việc khai thác nguồn tài liệu thông qua mạng internet của giáo viên và học sinh còn hạn chế .

Thực trạng này cho thấy cần phải xây dựng những tài liệu có nội dung kiến thức tổng hợp, hướng dẫn phương pháp học tập và đánh giá kết quả việc tự học dành cho HS trường THPT chuyên.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ E-BOOK CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế e book hỗ trợ dạy và học chương liên kết hóa học chương trình trung học phổ thông chuyên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)