2.5.1. Đối với học sinh
Để hỗ trợ cho HSG hóa học tự học phần “Liên kết hóa học”- chương trình chuyên, chúng tôi đã thiết kế và biên soạn e-book để giúp các em nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập. Và để đạt được kết quả đó, các em nên thực hiện theo các bước sau:
- Nắm thật kĩ nội dung trọng tâm mỗi bài học trong chương “Liên kết hóa học”. - Nắm được cách giải của từng dạng thường gặp trong trang “Phương pháp giải”, sau đó tập giải các ví dụ mẫu và tham khảo phần hướng dẫn giải (không chỉ nhằm mục đích giúp HS hiểu sâu lý thuyết mà còn rèn luyện cho các em phương pháp trình bày bài)..
- Cuối cùng, HS sẽ làm bài tập được phân thành các dạng cụ thể ở trang “Bài tập”. Đa số hệ thống các bài tập tại đây được lấy từ các đề thi chọn HSG hóa học. Các bài tập ở đây đòi hỏi HS có khả năng tư duy cao, vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt.
2.5.2. Đối với giáo viên
E-book là nguồn tư liệu hỗ trợ cho GV trong công tác bồi dưỡng HSG hóa học. Khi sử dụng e-book trong các giờ dạy, GV cũng phải thay đổi cách thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động trên lớp. Có thể tiến hành như sau:
- Yêu cầu HS đọc trước các nội dung có liên quan đến bài học trong e-book.
- Giải đáp thắc mắc, bổ sung và kết luận những kiến thức trọng tâm của bài cho HS.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của e-book đối với việc dạy và học ở trường THPT chuyên.
Tính khả thi
- Số lượng HS sử dụng e-book để tự học. - Sự phù hợp của e-book với điều kiện thực tế.
Tính hiệu quả
- Kết quả học tập của HS được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra). - Nâng cao khả năng tự học (đánh giá qua việc HS báo cáo những nội dung được
GV phân công).
- HS hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn (đánh giá qua phiếu tham khảo ý kiến).
- Nguồn tư liệu hỗ trợ cho GV trong công tác bồi dưỡng HSG hoá học ở trường THPT (đánh giá qua phiếu tham khảo ý kiến).
3.2. Đối tượng thực nghiệm
- Chúng tôi tiến hành TNSP tại lớp 10 – Hóa của hai trường THPT Nguyễn Thượng Hiền; 10 – Hóa; trường THPT Gia Định tại TP HCM. Ở lớp thực nghiệm: Dạy theo nội dung kiến thức và BTHH được biên soạn trong khóa luận.
- Ở lớp đối chứng: Dạy theo nội dung của GV giảng dạy vẫn thường dùng.
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng Trường thực nghiệm Lớp thực nghiệm Lớp
đối chứng Giáo viên dạy THPT
Nguyễn Thượng Hiền 10 – Hóa 11 - Hóa Lê Thị Mỹ Trang THPT Gia Định 10 - Hóa 11 – Hóa Trương Đào Ngọc Nga
3.3. Nội dung thực nghiệm
Bài “Sự lai hóa” là một bài rất quan trọng và thường có mặt trong các đề thi HSG. Vì vậy GV sẽ tiến hành giảng dạy và tổ chức cho HS thảo luận bài này ở lớp.
3.4. Tiến hành thực nghiệm
Bước 1. Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng
Dựa trên cơ sở trình độ HS ở các lớp TN và ĐC đồng đều nhau.
Bước 2. Chuẩn bị
- Phát đĩa CD đến các trường thực nghiệm, kèm theo phiếu tham khảo ý kiến GV, HS và các đề kiểm tra.
- Gặp GV thực nghiệm, trao đổi với GV tham gia thực nghiệm về mục đích, cách tiến hành và kế hoạch giảng dạy cho lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Soạn đề kiểm tra phần “Liên kết hóa học”
Bước 3. Tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC
- Ở lớp thực nghiệm: sử dụng e-book khi dạy bài mới và rèn luyện bài tập ở nhà sau mỗi bài mới.
- Ở lớp đối chứng: sử dụng SGK và SBT chuyên hóa 10 khi dạy bài mới và rèn luyện bài tập ở nhà sau mỗi bài mới.
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả
Tiến hành kiểm tra, chấm bài ở từng lớp:
Cho bài kiểm tra 15’: GV cho HS làm bài kiểm tra ngay sau bài học dưới hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Bước 5. Tham khảo ý kiến GV và HS về e-book
Để nhận được nhưng thông tin phản hồi về hình thức, nội dung, các ưu điểm và hạn chế của e-book, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của GV và HS.
Bước 6.Xử lí kết quả theo phương pháp thống kế toán học
Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học, các bước thực hiện như sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.
= + + + = = + + + ∑k 1 1 2 2 k k i i 1 2 k i 1 n x n x ... n x 1 x n x n n ... n n ni: tần số của các giá trị xi . n: số HS tham gia thực nghiệm.
b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán. S2 = 2 i i(x x) n n 1 − − ∑ và S = 2 i i n (x x) n 1 − − ∑
c. Hệ số biến thiên V: đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc 2 mẫu có qui mô rất khác nhau.
V = S *100% x
d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x ±m. m = S
n e. Đại lượng kiểm định Student
tkđ = TN DC 2 2 TN DC n (x x ) (S S ) − + (n là số HS của nhóm thực nghiệm)
− Chọn xác suất α (từ 0,01 ÷ 0,05). Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị tα,kvới độ lệch tự do k = 2n − 2.
−Nếu tkđ ≥ tα, k thì sự khác nhau giữa xTNvà xDC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
−Nếu tkđ < tα, k thì sự khác nhau giữa xTNvà xDC là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1 Kết quả về mặt định lượng
Bảng 3.2. Bảng điểm kiểm tra
Lớp Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10H (TN1) 32 0 0 0 0 0 2 6 10 8 3 3 11H (ĐC1) 35 0 0 0 2 2 10 8 8 3 2 0 10H (TN2) 35 0 0 0 0 1 6 5 10 7 4 2 11H (ĐC2) 32 0 1 0 2 3 9 11 5 1 0 0 Bảng 3.3. Bảng điểm trung bình Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 7,41 6,00 7,03 5,41
Bảng 3.4. Bảng % học sinh đạt điểm khá, giỏi, trung bình, yếu, kém
Lớp % học sinh giỏi % học sinh khá % học sinh trung bình % học sinh yếu, kém
10H (TN1) 18,7% 56,3% 25,0% 0,0% 11H (ĐC1) 5,7% 31,4% 51,4% 11,5% 10H (TN2) 17,1% 48,6% 31,4% 2,9% 11H (ĐC2) 0,0% 18,8% 62,5% 18,7%
Bảng 3.5. Bảng tỉ lệ % học sinh đạt điểm xitrở xuống Lớp Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 0 0 0 0 0 6,3 25,0 56,3 81,3 90,6 100 ĐC1 0 0 0 5,7 11,4 40,0 62,9 85,7 94,3 100 100 TN2 0 0 0 0 2,9 20,0 34,3 62,9 82,9 94,3 100 ĐC2 0 3,1 3,1 9,4 18,8 46,9 81,3 96,9 100 100 100
Từ số liệu ở trên tiến hành vẽ đồ thị đường lũy tích của các lớp TN và ĐC.
0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 ĐC1
0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN2 ĐC2
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra lớp TN2 và ĐC2
Quan sát đồ thị đường lũy tích của các lớp TN và ĐC, nhận thấy đường lũy tích của lớp TN luôn nằm bên phải của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ lớp TN có kết quả học tập cao hơn lớp ĐC.
Từ số liệu ở bảng 3.3, tiến hành vẽ đồ thị tổng hợp kết quả học tập của các lớp TN và ĐC.
0 10 20 30 40 50 60 YK TB K G TN1 ĐC1 Hình 3.3. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập lớp TN1 và ĐC1 0 10 20 30 40 50 60 70 YK TB K G TN2 ĐC2 Hình 3.4. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập lớp TN2 và ĐC2
Quan sát đồ thị tổng hợp kết quả của các lớp TN và ĐC, tác giả nhận thấy tỉ lệ % HS khá và giỏi của các lớp TN cao hơn và tỉ lệ HS trung bình, yếu kém thấp hơn so với các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ sau khi học e-book, kết quả học tập của HS có sự tiến bộ hơn.
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng Lớp X ± m S V (%) T ĐC TN ĐC TN ĐC TN 1 6,00±0,25 7,41±0,23 1,48 1,34 24,67 18,08 3,99 2 5,41±0,24 7,03±0,25 1,41 1,52 26,06 21,62 4,62
- Kết quả các tham số thống kê ở bảng 3.5:
+ xTN> xDC: điểm trung bình cộng của các lớp TN đều cao hơn lớp ĐC, như vậy kết quả kiểm tra lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
+ Hệ số biến thiên VTN < VĐC: nghĩa là mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng các lớp TN nhỏ hơn, chứng tỏ trình độ lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.
Sau khi nghiên cứu xây dựng e-book, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, nhưng do thời gian thực nghiệm và số lượng GV, HS được khảo sát còn hạn chế, nên chưa đủ khẳng định một cách chắc chắn hiệu quả của e-book như mục đích của đề tài đưa ra. Tuy nhiên, qua kết quả TN sư phạm bước đầu có thể khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, tiến trình dạy - học có sự trợ giúp của e-book là phù hợp và có tính khả thi.
Như vậy ta có thể thấy khi sử dụng PP giảng dạy mới giúp cho học sinh nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được năng lực tư duy của bản thân , góp phần hình thành thói quen tư duy và tự học của HSG hóa học.
3.5.2. Kết quả về mặt định tính
3.5.2.1. Nhận xét của GV về giáo án có sử dụng e-book
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét của các GV dạy THPT ở TP.HCM và một số tỉnh khác.
Bảng 3.7. Danh sách giáo viên nhận xét giáo án có sử dụng e-book
STT Họ tên giáo viên Trường Tỉnh, Thành phố
1 Nguyễn Thị Thanh Hiền
THPT Nguyễn Thượng Hiền
TP. Hồ Chí Minh 2 Hà Thị Kim Liên
3 Phạm Minh Vương 4 Trương Công Luận
5 Vũ Thị Hải Yến Chuyên Lê Hồng Phong 6 Trương Đào Ngọc Nga THPT Gia Định 7 Trần Đức Thanh Chuyên Trần Đại Nghĩa 8 Trần Thị Tú Anh
THPT Nguyễn Chí Thanh 9 Tống Thanh Tùng
10 Đặng Thị Thanh Mai THPT Bùi Thị Xuân
11 Vũ Độ THPT Dân lập Á Châu
12 Hoàng Thị Thắm
THPT Trần Phú 13 Nguyễn Tuyết Trinh
14 Phan Thị Hồng Diệu THPT Giồng Ông Tố 15 Nguyễn Thái Lâm THPT Nam Kì Khởi
Nghĩa 16 Nguyễn Thị Thu Hà THPT Võ Thị Sáu
17 Cù Tiến Thành THPT Nguyễn Du
18 Võ Thị Mai Hương
THPT Nguyễn Hiền 19 Đỗ Thành Trung
20 Nguyễn Thị Xuân Tâm
22 Nguyễn Thanh Phương 23 Nguyễn Đức Chính 24 Trần Thị Nam Phương 25 Đinh Thị Xuân Mai 26 Phạm Ánh Nguyệt 27 Nguyễn Minh Quang 28 Mai Quốc Mạnh
29 Nguyễn Thị Thanh Thắm Trung cấp Nhân đạo 30 Trần Văn Phương Chuyên Nguyễn Du
Buôn Mê Thuột 31 Đinh Thị Xuân Thảo ĐH Tây Nguyên
32 Lê Thị Phượng THPT KonTum
33 Ngô Thị Vân Anh THPT Hoàng Hoa Thám Nha Trang 34 Trần Xuân Đại THPT Đinh Tiên Hoàng Vũng Tàu 35 Trần Hải Bằng Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Kiên Giang 36 Hoàng Đình Dũng THPT Phước Thiền
Biên Hòa – Đồng Nai
37 Vũ Thị Thúy Dung THPT Long Phụng
38 Trương Văn Sơn THPT Tam Hiệp
39 Phan Thị Như Lê Chuyên Lương Thế Vinh 40 Uông Thị Mai Chuyên Hùng Vương
Sau khi tiến hành phát phiếu điều tra, chúng tôi đã thu được 40 phiếu của các giáo viên ở TP. HCM và một số tỉnh khác.
Bảng 3.8. Nhận xét của GV về giáo án có sử dụng e-book
Tiêu chí đánh giá Mức độ TB
1 2 3 4 5
I. Đánh giá về nội dung
Đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết 0 0 0 21 19 4.48
Tính khoa học, sư phạm
−Kiến thức chính xác, khoa học 0 0 0 10 30 4.47 −Bài tập phù hợp với trình độ chung của HS 0 0 2 13 25 4.58 −Bám sát SGK và có phát triển thêm 0 0 0 11 29 4.73
Tính phong phú, đa dạng
− Kiến thức, tư liệu thiết thực và được cập
nhật 0 0 0 8 32 4.80
− Các vấn đề nóng bỏng của thời đại gắn liền
hóa học và cuộc sống 0 0 0 5 35 4.88
– Các vấn đề về môi trường đang được xã hội
quan tâm 0 0 0 5 35 4.88
−Nội dung phong phú, đa dạng 0 1 5 22 12 4.13
II. Đánh giá về hình thức
−Thiết kế khoa học 0 0 2 18 20 4.45
−Bố cục hợp lí, logic 0 0 0 11 29 4.73
−Dễ truy cập vào các mục cần thiết 0 0 0 26 14 4.35 − Giao diện đẹp, màu sắc hài hòa, hấp dẫn,
thân thiện 0 0 0 3 37 4.93
III. Đánh giá về tính khả thi
−Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS 0 0 8 22 10 4.05 −Phù hợp với trình độ học tập của HS 0 0 6 21 13 4.18 − Phù hợp với điều kiện giảng dạy, học tập 0 0 9 14 17 4.20
của GV và HS (có máy vi tính)
− Phù hợp với khả năng sử dụng máy vi tính
của GV và HS 0 0 0 10 30 4.75
IV. Đánh giá về hiệu quả khi sử dụng e-book
−Hỗ trợ tốt cho HS tự học 0 0 1 34 5 4.10
−HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 0 0 2 5 33 4.78 −Là nguồn tư liệu tốt cho GV trong giảng dạy 0 0 0 4 36 4.9 − Cải thiện khả năng làm bài và ghi nhớ kiến
thức cho HS 0 0 6 22 12 4.15
−Góp phần nâng cao chất lượng dạy học 0 0 3 20 17 4.35 − Góp phần tăng mức độ hứng thú học tập bộ
môn
0 0 5 23 12 4.18 −Kết quả học tập được nâng lên 0 0 4 28 8 4.10 − Góp phần vào việc đổi mới phương pháp
dạy học 0 0 3 17 20 4.43
Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt
- Đánh giá về nội dung: các GV đều nhận xét giáo án có sử dụng e-book chứa đầy đủ
thông tin cần thiết (4,48), bám sát SGK và có phát triển thêm (4,73), bài tập phù hợp với trình độ của HS (4,58). Nội dung kiến thức, tư liệu thiết thực và được cập nhật (4,8), các vấn đề gắn liền hóa học và cuộc sống (4,88), hóa học với môi trường (4,88). Kiến thức đưa ra trên giáo án là chính xác và khoa học (4,47). Nội dung trong giáo án phong phú, hệ thống (4,13).
- Đánh giá về hình thức: Giáo án được tạo ra tuân thủ tính khoa học, nhất quán về cách trình bày (4,45), bố cục hợp lí, logic (4,73), dễ sử dụng (4,35), bên cạnh đó giao diện còn được thiết kế đẹp, hấp dẫn, thân thiện và đều được GV đánh giá rất cao (4,93).
- Đánh giá về tính khả thi: nhìn chung giáo án phù hợp với thời gian dạy học (4,05); phù hợp với trình độ học tập của HS (4,18); phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của HS
và GV (4,75); phù hợp với điều kiện thực tế của GV và HS có máy vi tính, không cần cấu hình mạnh và phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học sinh (4,05).
- Đánh giá về hiệu quả khi sử dụng e-book : giáo án có tác dụng tốt đối với học sinh,
giúp học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh (4.78); cải thiện khả năng ghi nhớ (4,15), làm cho các em hứng thú học hóa học hơn (4,18); nâng cao khả năng tự học cho các em (4,1). E-book là nguồn tư liệu tốt cho GV giảng dạy (4,9). Từ đó làm cho chất lượng giờ