học chủ đề STEM
Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh giải các bài toán kỹ thuật. Thường xuyên tổ chức cho học sinh giải các bài toán kỹ thuật trong giờ học vật lý, đặc biệt là các bài toán liên quan đến thực hành theo hướng lắp ráp các sản phẩm KT. Đây là hoạt động quan trọng, cốt lõi trong việc phát triển năng lực sáng tạo KT cho HS. Thường thì giao nhiệm vụ cho HS bằng các dụng cụ hay vật liệu thô sơ để HS tính toán kích thước và gia công thành các chi tiết KT, sau đó lắp ráp các chi tiết này thành một sản phẩm KT nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng, kỹ xảo thực hành KT. Thông qua đó, HS đạt được một số thao tác tư duy KT nhất định. Nhưng việc giao nhiệm vụ như vậy sẽ trở nên bất tiện, gây khó khăn cho HS khi thời gian trên lớp không cho phép. Như vậy, để đảm bảo việc thực hành của HS trong thời gian cho phép sự chuẩn bị trước khi lên lớp của GV là hết sức cần thiết như quy trình lắp ráp sản phẩm và gia công trước một số vật liệu thô thành các chi tiết của sản phẩm KT.
Biện pháp 2: Xây dựng nhiệm vụ phát thảo bản vẽ KT khi nghiên cứu thí nghiệm hay sản phẩm kỹ thuật. Vẽ phát thảo bản vẽ KT là một trong những nhiệm vụ không
thể thiếu khi nghiên cứu thí nghiệm hay sản phẩm KT. HS được khắc sâu trong trí nhớ về sơ bộ các thí nghiệm vật lý hay sản phẩm KT. Và đặc biệt không chỉ giúp HS rèn luyện khả năng phát họa mà còn giúp HS phát triển tư duy hình ảnh về sản phẩm KT, tưởng tượng KT,…
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động thiết kế bản vẽ KT từ các bộ thí nghiệm hay sản phẩm KT. Sau khi phát thảo sơ bộ về các bộ thí nghiệm vật lý hay sản phẩm KT thì có thể cho HS thiết kế bản vẽ KT. Khi đó từ bản phát thảo sơ bộ của mình, HS sẽ vẽ chi tiết hơn, tỉ mỉ hơn với đầy đủ các thông số KT.
Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh thuyết trình, phản biện về sản phẩm thông qua bản vẽ kỹ thuật. Sau khi HSThuyết trình cũng là cách kiểm tra sự hiểu biết về bản thiết kế KT, cách HS suy nghĩ về trình tự logic để hình thành bản vẽ thiết kế, HS sẽ phải phân tích công dụng các chi tiết KT trong bản thiết kế nhằm giúp GV định hướng phát triển tư duy KT cho HS. Qua đó, HS được củng cố và mở rộng các thuật ngữ KT, được hình thành và phát triển kỹ năng thuyết trình, phản biện khi đứng trước đám đông.
Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động nhằm nghiên cứu về sản phẩm kỹ thuật. Khi HS tham gia hoạt động nghiên cứu các sản phẩm KT có nghĩa là tạo điều kiện cho HS mở rộng phạm vi hiểu biết về các sản phẩm KT, cấu tạo KT, các kết cấu hay chi tiết KT được liên kết với nhau, về nguyên lý hoạt động của sản phẩm KT,…
Biện pháp 6: Khai thác các lỗi kỹ thuật của các sản phẩm kỹ thuật. Mỗi sản phẩm KT có ưu và nhược điểm riêng, có phạm vi và yêu cầu sử dụng nhất định. Điều này có thể có HS sẽ biết, có HS sẽ chưa biết. Việc sử dụng các sản phẩm KT vào thực tế sẽ gặp khó khăn hoặc không sử dụng được khi không dùng đúng mục đích của sản phẩm. Khi cho HS tiếp xúc với các sản phẩm KT là việc hết sức cần thiết, nhưng cho HS tìm ra các lỗi KT thì đòi hỏi HS cần tư duy về KT, nắm rõ các nguyên lý KT,…hơn rất nhiều.
Biện pháp 7: Tạo điều kiện cho học sinh cải tiến, sửa chữa sản phẩm kỹ thuật.
Sau khi cho HS tìm ra được các lỗi KT từ sản phẩm KT, GV nên tạo điều kiện cho HS bài tập về nhà hay làm việc nhóm thảo luận về cách cải tiến, sửa chữa sản phẩm KT
để tạo nên bước nhảy về tư duy KT. Làm tiền đề cho HS vận dụng các khái niệm, sự phát triển năng lực sáng tạo KT.
Biện pháp 8: Hướng dẫn cho học sinh tiếp xúc, làm quen với những thiết bị, sản phẩm kỹ thuật mới. HS sẽ cảm thấy thích thú, kích thích tính tò mò khi được tiếp xúc, làm quen những thiết bị, sản phẩm KT được ứng dụng những công nghệ mới. Từ những thiết bị, sản phẩm KT mới HS sẽ tìm ra những kiến thức vật lý nào đã được ứng dụng chính và những kiến thức các môn học khác liên quan.