Phân tích kiến thức chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” theo định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương từ trường và cảm ứng điện từ vật lý 11 THPT theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 57 - 58)

hướng giáo dục STEM

Kiến thức từ trường gồm: khái niệm từ trường, khái niệm từ trường đều, khái niệm đường sức từ, từ trường Trái Đất. Một số ứng dụng của từ trường như: la bàn dùng để xác định phương hướng, nam châm điện trong chuông báo trộm, thẻ từ dùng trong các bãi giữ xe, chụp ảnh cộng hưởng từ MRI, máy dò kim loại để phát hiện các vật bằng kim loại có từ tính trong lòng đất hay ở những nơi mà mắt thường không nhìn thấy, dụng cụ đo cường độ dòng điện,...Lực từ có nhiều ứng dụng trong động cơ điện, loa điện, cần cẩu nam châm điện, tàu đệm từ, máy phân loại bột khoáng sản để tách các chất có từ tính ra khỏi hỗn hợp, công tơ điện dùng để đo điện năng tiêu thụ.

Lực Lo-ren-xơ là lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong vùng không gian có từ trường. Nó có đặc điểm là luôn vuông góc với phương của véc tơ vận tốc chuyển động của hạt nên không làm thay đổi động năng của hạt mang điện. Nhiều ứng dụng trong kỹ thuật liên quan đến lực Lo-ren-xơ như: khối phổ kế là một thiết bị có tác dụng tách riêng các hạt tích điện (các ion) có cùng điện tích nhưng khối lượng khác nhau bằng cách cho dòng các ion bay vào một từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường sức, các ion cùng điện tích có khối lượng khác nhau sẽ bay theo những nửa đường tròn có bán kính khác nhau; các máy gia tốc hạt; nhận biết hạt tải điện trong các loại bán dẫn.

Kiến thức cảm ứng điện từ gồm: đại lượng từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Len-xơ (Lentz) về chiều dòng điện cảm ứng. Một số ứng dụng kỹ thuật của hiện tượng cảm ứng điện từ như: máy biến áp, máy phát điện, động cơ điện,.. Dòng điện Fu-cô (Foucault) ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng, trong các lò cảm ứng để nung nóng kim loại, lò tôi kim loại, bếp từ.

Hiện tượng tự cảm có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là trong các mạch điện xoay chiều. Trong đó, cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch

dao động và các máy biến áp,… Cuộn cảm có các chức năng như: làm cản trở dòng điện xoay chiều, để xoay pha của dòng điện xoay chiều (cảm kháng), là thành phần của mạch thu và phát sóng điện từ, làm nam châm điện, điều khiển sự cộng hưởng điện,…

(Nguyễn Thanh Nga và Tôn Ngọc Tâm,2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương từ trường và cảm ứng điện từ vật lý 11 THPT theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)