Tiến trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương từ trường và cảm ứng điện từ vật lý 11 THPT theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 44)

1.6.1. Tiến trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM

Dựa vào mục tiêu giáo dục STEM và các tiêu chí của một chủ đề STEM, quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM được thực hiện như sau:

Hình 1.7. Quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM13

* Vấn đề thực tiễn: được hiểu là các tình huống xảy ra có vấn đề đối với học sinh, có tính chất kỹ thuật. Nó có thể là các ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, con người cần giải quyết một công việc nào đó, thôi thúc học sinh tìm hiểu và thực hiện để đáp ứng nhu cầu. Nó cũng có thể là yêu cầu của định hướng nghề nghiệp, đòi hỏi học sinh giải quyết nhằm trải nghiệm một số nhiệm vụ của nghề nghiệp nào đó trong thực tế.

* Ý tưởng chủ đề STEM: là bài toán mở được hình thành có tính chất kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn mà học sinh gặp phải.

* Xác định kiến thức STEM cần giải quyết: là các kiến thức trong chủ đề có liên quan đến Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học…

* Xác định mục tiêu chủ đề STEM: là các kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh sẽ đạt được sau khi thực hiện chủ đề.

* Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề STEM: là các câu hỏi được đặt ra cho học sinh nhằm gợi ý để giúp học sinh đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của chủ đề. Bộ câu hỏi này rất cần thiết đối với chủ đề STEM phát triển năng lực sáng tạo, trong thời gian ngắn thì giáo viên cần định hướng thường xuyên cho học sinh qua câu hỏi định hướng hoạt động học tập.

1.6.2. Tiến trình thiết kế, chế tạo mô hình sản phẩm KT hỗ trợ dạy học chủ đề giáo dục STEM

Dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, kiến thức cần dạy và định hướng sản phẩm KT, quy trình thiết kế, chế tạo mô hình sản phẩm KT theo hướng lắp ráp hỗ trợ dạy học chủ đề giáo dục STEM được thực hiện như sau:

Hình 1.8. Tiến trình thiết kế, chế tạo mô hình KT

Bước 1: Xác định cấu tạo các bộ phận KT: dựa trên ý tưởng thiết kế để liệt kê các bộ phận cấu tạo của sản phẩm KT.

Bước 2: Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, mối liên hệ giữa các bộ phận KT: sau khi xác định cấu tạo các bộ phận của sản phẩm KT, ta bắt đầu tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Từ đó, xác định mối liên hệ giữa các bộ phận KT.

Bước 3: Xác định vị trí thích hợp các bộ phận KT: sau khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động, mối liên hệ giữa các bộ phận KT, ta bắt đầu xác định vị trí thích hợp giữa các bộ phận KT bằng cách phát họa trên giấy. Sao cho các bộ phận KT này hoạt động thật tối ưu.

Bước 4: Xác định bản vẽ thiết kế KT: sau khi xác định được vị trí thích hợp giữa các bộ phận KT bằng cách phát họa trên giấy. Ta bắt đầu xác định bản vẽ thiết kế KT trên giấy thật chi tiết các bộ phận và có sự liên kết giữa các bộ phận KT với nhau.

Bước 5: Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết: sau khi xác định được bản vẽ thiết kế KT, ta bắt đầu chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết cho quá trình gia công, chế tạo sản phẩm KT theo hướng lắp ráp.

Bước 6: Tiến hành gia công, lắp ráp sản phẩm: sau khi chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết xong, ta bắt đầu tiến hành gia công, lắp ráp sản phẩm KT hoàn chỉnh.

Bước 7: Vận hành thử sản phẩm KT: sau khi tiến hành gia công, lắp ráp sản phẩm xong, ta tiến hành vận hành thử sản phẩm KT để kiểm tra xem sản phẩm có hoạt động tốt không. Nếu không tốt thực hiện bước 8, nếu tốt chuyển sang thực hiện bước 9.

Bước 8: Sửa chữa, cải tiến sản phẩm: sau khi vận hành thử sản phẩm KT, nếu sản phẩm hoạt động không tốt, ta tiến hành sửa chữa, cải tiến sản phẩm lần (1) bắt đầu lại ở bước 6 cho đến bước 7, nếu sản phẩm hoạt động tốt thì thực hiện tiếp bước 9.

Sau khi sửa chữa, cải tiến lần (1) không thành công, ta tiến hành sửa chữa, cải tiến sản phẩm lần (2) bắt đầu lại ở bước 5 cho đến bước 7, nếu sản phẩm hoạt động tốt thì thực hiện tiếp bước 9.

Sau khi sửa chữa, cải tiến lần (2) không thành công, ta tiến hành sửa chữa, cải tiến sản phẩm lần (3) bắt đầu lại ở bước 4 cho đến bước 7, nếu sản phẩm hoạt động tốt thì thực hiện tiếp bước 9.

Sau khi sửa chữa, cải tiến lần (3) không thành công, ta tiến hành sửa chữa, cải tiến sản phẩm lần (4) bắt đầu lại ở bước 3 cho đến bước 7, nếu sản phẩm hoạt động tốt thì thực hiện tiếp bước 9.

Sau khi sửa chữa, cải tiến lần (4) không thành công, ta tiến hành sửa chữa, cải tiến sản phẩm lần (5) bắt đầu lại ở bước 2 cho đến bước 7, nếu sản phẩm hoạt động tốt thì thực hiện tiếp bước 9.

Sau khi sửa chữa, cải tiến lần (5) không thành công, Ta tiến hành sửa chữa, cải tiến sản phẩm lần (6) bắt đầu lại ở bước 1 cho đến bước 7, nếu sản phẩm hoạt động tốt thì thực hiện tiếp bước 9.

Thông thường, để tránh tốn thời gian sau mỗi vòng lặp sửa chữa, cải tiến từ lần thứ 2 trở đi nếu sản phẩm hoạt động không tốt, ta đều kiểm tra lại các bước trong vòng lặp đó.

Bước 9: Trang trí, hoàn thiện sản phẩm KT: sau khi sản phẩm đã được sửa chữa, cải tiến, ta tiến hành trang trí sản phẩm cho hoàn chỉnh.

1.7. Tiến trình dạy học chủ đề STEM sáng tạo kỹ thuật.

Giai đoạn 1: Đặt vấn đề kỹ thuật. Là giai đoạn mà HS sẽ được trải qua các hoạt động như: đặt vấn đề thực tiễn kỹ thuật, nghiên cứu kiến thức khoa học. Sau giai đoạn này thì HS được thuyết trình, báo cáo ngắn các vần đề đã tìm hiểu.

(1) Đặt vấn đề thực tiễn kỹ thuật: Vấn đề được lựa chọn mang đậm chất kỹ thuật gắn với thực tiễn, thường là các vấn đề:

- Thiết kế các sản phẩm KT nhằm hỗ trợ các công việc hằng ngày nhằm tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo được chất lượng của công việc.

- Sửa chữa, cải tiến các thiết bị KT (thiết bị điện tử, cơ khí hay các thiết bị, dụng cụ dùng trong gia đình).

- Tìm ra nguyên vật liệu mới có thể thay thế nguyên vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo được tính khả thi và mang lại hiểu quả kinh tế cao.

- Thiết kế lại vị trí thích hợp các chi tiết KT nhằm làm tăng hiệu suất hoạt động giữa các chi tiết trong thiết bị KT.

Các vấn đề này phải thú vị, hấp dẫn để HS tự nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề, tiếp nhận nhiệm vụ giải quyết các các đề KT một cách tự nhiên.

Thông thường, khi giải quyết các vấn đề thực tiễn kỹ thuật: chế tác các chi tiết KT, thiết kế chế tạo các thiết bị phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí,… Từ đó, học sinh ứng dụng được ngay vào cuộc sống.

(2) Nghiên cứu kiến thức khoa học: Sau khi đặt vấn đề, HS phát sinh nhu cầu cần giải quyết vấn đề theo cách vừa nêu theo tiến trình như thế nào? HS muốn làm được phải tự làm việc với tài liệu hướng dẫn để tìm hiểu các kiến thức khoa học liên quan đến vấn đề thực tiễn KT và HS kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán. Từ đó, HS xây dựng mô hình giả thuyết, đề xuất phương án kiểm tra giả thuyết và đưa ra kết luận chính xác cho vấn đề cần giải quyết. Sau khi HS giữa các nhóm nghiên cứu kiến thức khoa học và xây dựng mô hình giả thuyết thì cho HS các nhóm lên thuyết trình về những vấn đề đã tìm hiểu được hoặc chỉ báo cáo ngắn gọn kiến thức nền với những chủ đề HS khó xây dựng được mô hình giả thuyết.

Giai đoạn 2: Giải quyết vấn đề kỹ thuật. Là giai đoạn mà HS phải hoạt động nhóm để trải qua các nhiệm vụ:

a) Giải quyết vấn đề: Đề xuất phương án ⟹ Thiết kế bản vẽ, thuyết trình ⟹ Đề xuất quy trình gia công, chế tạo ⟹ Gia công, chế tạo (Cung cấp dụng cụ, nguyên vật liệu ⟹ Tiến hành gia công, chế tạo ⟹ Giải đáp thắc mắc KT).

b) Vận hành thử nghiệm

c) Thuyết trình, vận hành sản phẩm (3) Giải quyết vấn đề:

Đề xuất phương án: Đầu tiên, HS phải đề xuất ý tưởng hay phương án thiết kế

giải quyết vấn đề KT. HS càng có nhiều ý tưởng hay phương án sẽ càng dễ giải quyết được vấn đề KT một cách tối ưu.

Thiết kế bản vẽ, thuyết trình: các nhóm phác thảo bản vẽ KT về sản phẩm

nhằm cụ thể các ý tưởng, phương án thiết kế. Bên cạnh đó, HS còn phải nêu được hệ thống, cơ cấu TK của sản phẩm dựa trên bản thiết kế và lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp cho các chi tiết KT trong bản vẽ thiết kế. GV nên tạo điều kiện cho các nhóm HS tự do thiết kế bản vẽ KT và không nên nhận xét, so sánh bản vẽ KT của các nhóm nhằm tránh trường hợp hạn chế năng lực sáng tạo KT của các nhóm HS. Sau đó, GV cho các nhóm lần lượt thuyết trình bản vẽ KT. Phần thuyết trình cần làm rõ các chi tiết KT, vai trò các chi tiết KT, cơ cấu của sản phẩm, nguyên vật liệu dự kiến sử dụng,… GV cho các nhóm HS còn lại phản biện, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của từng bản vẽ KT. Trong nhiệm vụ này, học sinh có nhiều cơ hội để rèn luyện và phát triển tư duy phản biện. Cuối cùng, GV tổ chức các nhóm thảo luận, thống nhất bản vẽ KT tối ưu các chi tiết KT cũng như về cơ sở vật chất,… phù hợp với nguyên vật liệu GV đã chuẩn bị từ trước, nếu không phải dùng biện pháp thay thế.

Đề xuất quy trình gia công, chế tạo:

Sau khi HS thuyết trình về thiết kế bản vẽ KT, HS sẽ dựa vào đó đề xuất quy trình gia công, chế tạo sản phẩm nhằm phát triển thêm năng lực tự lực ở HS trong quá trình học. Giữa các nhóm nên thống nhất quy trình gia công, chế tạo chung để khi so sánh thao tác KT, khó khăn KT giữa các nhóm sẽ đồng đẳng hơn.

Gia công, chế tạo:

Đầu tiên, các nhóm lần lượt nhận dụng cụ, nguyên vật liệu từ GV đã chuẩn bị trước đó. Đối với các vật liệu dễ tìm như: vỏ lon, vỏ chai nhựa, nắp chai,… GV giao cho các nhóm tự chuẩn bị.

+ Tiến hành gia công, chế tạo sản phẩm

Sau đó, nhóm trưởng huy động và điều phối, phân chia nhiệm vụ các thành viên trong nhóm gia công, chế tạo các bộ phận, chi tiết KT của sản phẩm. Cuối cùng, lắp ráp các bộ phận, chi tiết KT thành sản phẩm.

+ Giải đáp thắc mắc kỹ thuật

Bắt đầu diễn ra cùng lúc HS thực hiện quá trình gia công, chế tạo sản phẩm. GV cần theo sát các hoạt động của HS khi dùng các dụng cụ, vật liệu không an toàn và nhắc nhở khi cần thiết. GV cần lưu ý các nhóm kiểm tra sản phẩm trước khi vận hành, cần xác định: Sản phẩm có cân bằng không? Lắp ráp đúng bản vẽ thiết kế không? Các chi tiết KT được kết nối chắc chắn chưa?... Trong nhiệm vụ này, học sinh có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển năng lực sáng kỹ thuật, năng lực thực hành, hình thành và phát triển các kỹ năng gia công vật liệu cơ bản như: sử dụng cưa máy hay cưa cầm tay, cắt và gọt bằng dao hay kéo, sử dụng máy khoan, sử dụng mỏ hàn,… Đặc biệt, GV cần quản lí, nhắc nhở các nhóm tuân thủ các quy tắc an toàn.

(4) Vận hành thử nghiệm

Các nhóm tiến hành vận hành và quan sát kết quả vận hành của sản phẩm. Nếu sản phẩm hoạt động ổn định, phù hợp với dự đoán thì các nhóm tiến hành viết báo cáo, chuẩn bị thực hiện báo cáo sản phẩm. Nếu sản phẩm hoạt động không ổn định, kết quả không phù hợp với dự đoán thì nhóm cần quay lại kiểm tra từ nhiệm vụ đề xuất phương án thiết kế và xem xét lại dự đoán ban đầu.

Bên cạnh đó, GV cần khuyến khích, định hướng và lựa chọn một số nhóm hay học sinh có năng lực kỹ thuật vượt trội tiến hành thử nghiệm cải tiến sản phẩm. Hơn nữa, GV nên điều phối những nhóm mà có thành viên có năng lực kỹ thuật tốt, sau khi nhóm hoàn thành nhiệm vụ mà trước thời gian quy định sẽ hỗ trợ các nhóm khác hoàn thành sản phẩm.

(5) Thuyết trình, vận hành sản phẩm

- Quá trình gia công, chế tạo, đặc biệt nêu được các khó khăn trong quá trình gia công, chế tạo và làm rõ được các giải pháp để giải quyết các khó khăn.

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sản phẩm.

- Vận hành sản phẩm. Cần khuyến khích và hướng dẫn các nhóm phối hợp thuyết minh với vận hành sản phẩm để minh họa.

GV nên khích lệ các nhóm huy động nhiều học sinh tham gia thuyết trình. Sau đó, GV tổ chức các nhóm phản biện, góp ý về sản phẩm, phần trình bày của các nhóm. Cuối cùng, GV tổ chức các nhóm đánh giá báo cáo sản phẩm thông qua các tiêu chí đánh giá.

Giai đoạn 3: Kết luận và đánh giá. Là giai đoạn mà HS phải hoạt động nhóm để trải qua các hoạt động:

a) Kết luận chung của GV. b) Thực hiện bài kiểm tra STEM. (6) Kết luận chung

GV căn cứ vào sự quan sát mức độ hoạt động của các nhóm, kết quả đánh giá của các nhóm HS với nhau và của GV để đưa ra đánh giá phù hợp. Sau đó, GV kết luận kiến thức cần dạy cho học sinh và GV khen thưởng đối với nhóm hoạt động tốt, khiển trách đối với nhóm hoạt động không tốt.

(7) Thực hiện bài kiểm tra STEM

Trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học vật lý theo định hướng giáo dục STEM, GV căn cứ trên nội dung của chủ đề và thời gian xây dựng chủ đề có thể cho HS thực hiện kiểm tra STEM hay không.

1.8. Điều tra thực tiễn dạy học STEM trong trường phổ thông

Để tìm hiểu về thực trạng học vật lý 11 – THPT theo định hướng giáo dục STEM, chúng tôi tiến hành điều tra tìm hiểu mức độ hứng thú của HS đối với môn Vật lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận được 69 HS phản hồi phiếu khảo sát dánh cho học sinh THPT được đính kèm trong phần phụ lục 2. Trong phần tìm hiểu hứng thú của học sinh, chúng tôi soạn 3 câu hỏi dành cho học sinh. Mỗi câu hỏi chúng tôi ghi lại phần trả lời của học sinh rồi thống kê thành từng bảng số liệu cụ thể như sau:

Đối với câu hỏi 1 “Mức độ hứng thú của em đối với môn Vật lý như thế nào?” để tiện cho việc thống kê chúng tôi mã hóa các mức độ thành các số như sau: “Rất hứng thú” = 4, “Hứng thú” = 3, “Bình thường” = 2, “Không hứng thú” = 1, “Rất không hứng thú” = 0. Ở câu hỏi này chúng tôi thống kê được là:

Bảng 1.2. Khảo khát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn vật lý.

Các mức Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Tần số 2 14 42 9 2

Tần số tích lũy 2 16 58 67 69

⟹ Từ bảng thống kê này cho thấy đa số HS chọn mức 2, có nghĩa là HS cảm thấy bình thường khi học môn Vật lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương từ trường và cảm ứng điện từ vật lý 11 THPT theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)