KẾ HOẠCH DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ STEM: “TÀU YA-MA-TÔ” 1. Mục tiêu dạy học
1.1. Kiến thức
- Phát biểu được bản chất dòng điện trong môi trường điện phân; - Nhận biết NaCl là chất điện ly và dung dịch NaCl dẫn điện được;
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tàu Ya-ma-tô;
- Trình bày cách xác định chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện trong chất diện phân.
1.2. Kỹ năng
- Thiết kế được bản vẽ KT tàu Ya-ma-tô;
- Gia công, chế tạo và thuyết trình được cách thức chế tạo tàu Ya-ma-tô; - Vận dụng giải các bài tập tính độ lớn của lực từ trong chất điện phân; - Giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình gia công, chế tạo tàu; - Vận hành thử nghiệm, cải tiến mô hình sản phẩm;
- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện va bảo vệ chính kiến.
1.3. Thái độ
- Tích cực tham gia thiết kế bản vẽ KT, gia công và chế tạo sản phẩm; - Sử dụng các dụng cụ và vật liệu an toàn, hiệu quả;
- Phân chia nhiệm vụ cho nhau và làm việc nhóm có hiệu quả.
1.4. Phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác; - Năng lực thuyết trình; - Năng lực sáng tạo kỹ thuật.
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học theo nhóm; - Phương pháp dạy học đàm thoại.
3. Chuẩn bị
3.1. Giáo viên
+ Dụng cụ: chuẩn bị a bộ dụng cụ. Mỗi bộ dụng cụ gồm: 1 dao rọc giấy, 1 súng bắn keo, 1 kéo.
+ Vật liệu: chuẩn bị a bộ vật liệu. Mỗi bộ vật liệu gồm: 1 miếng mút xốp 10cm x 15cm dày 2cm, 4 que đè lưỡi, 2 keo nến, 2 viên pin 9V, 2 jack pin 9V, 1 cuộn keo 2 mặt, 20cm dây điện, 1 công tắc điện, 2 miếng lá nhôm có kích thước 1,5cm x 10cm, 2 viên nam châm vĩnh cửu (nam châm trắng), 0.2kg muối trắng.
+ Sản phẩm mẫu
+ Tài liệu hướng dẫn học sinh (Mỗi nhóm 2 bản) + Phiếu học tập (Mỗi nhóm 1 phiếu)
3.2. Học sinh
+ Dụng cụ học tập: thước thẳng, bút viết, giấy trắng,…
+ Tìm hiểu kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt trong từ trường đều.
4. Tiến trình dạy học
4.1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2 phút)
Thông thường các tàu di chuyển trên biển bằng chân vịt. Các chân vịt này phải dùng bằng hợp chất đặc biệt để không bị ăn mòn bởi nước biển. Vì trong nước biển có chứa rất nhiều muối, là chất đã làm ăn mòn. Do vậy, để hạn chế việc ăn mòn này trong thế chiến thứ II quân đội Nhật đã thiết kế tàu chiến hạm có thể di chuyển rất lâu trên biển mà không cần dùng chân vịt, đó là tàu Ya-ma-tô. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và gia công, chế tạo mô hình tàu Ya-ma-tô này.
4.2. Hoạt động 2: Thiết kế bản vẽ tàu Ya-ma-tô
(Học sinh chia nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 thành viên có nhóm trưởng và thư ký)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian
Phát tài liệu hướng dẫn, phiếu học tập, dụng cụ và vật liệu cho mỗi nhóm.
Nhận tài liệu hướng dẫn, phiếu học tập, dụng cụ và vật liệu của nhóm.
Nghiên cứu tài liệu được giáo viên cung cấp.
Giới thiệu dụng cụ và vật liệu.
Kiểm tra dụng cụ và vật liệu của nhóm.
Cho HS tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mô hình tàu Ya-ma-tô. Sau đó cho HS thuyết trình.
Nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ. Sau đó đại diện nhóm lên thuyết trình trước lớp.
Cho học sinh thiết kế bản vẽ tàu Ya-ma-tô theo hình dạng yêu thích.
Lưu ý: Có thể gợi ý bằng lời hoặc hình ảnh mô hình mẫu đã chuẩn bị trước.
Nhận nhiệm vụ thiết kế bản vẽ mô hình tàu Ya-ma-tô theo hình dạng nhóm yêu thích từ nhóm trưởng. 15 phút Cho học sinh lắp mạch điện Các thành viên còn lại cùng lắp mạch điện.
Quan sát, cải tiến bản thiết kế của các nhóm.
Trình bày và cải tiến bản thiết kế của nhóm.
4.3. Hoạt động 3: Gia công, chế tạo mô hình tàu Ya-ma-tô theo bản thiết kế, chuẩn bị bài thuyết trình (Học sinh làm việc theo nhóm)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian
Cho học sinh gia công, chế tạo mô hình tàu theo phương án thiết kế và chuẩn bị bài thuyết trình theo hướng dẫn trong tài liệu.
Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ thành viên nào gia công, chế tạo mô hình xe theo phương án thiết kế, thành viên nào soạn bài thuyết trình. Sau đó tiến hành làm nhiệm vụ nhóm trưởng đã được giao. Thư ký ghi chép lại nhiệm vụ của các thành viên.
Giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình gia công, chế tạo.
Giải đáp thắc mắc kỹ thuật của các nhóm.
Tiếp nhận và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
Cho học sinh vận hành thử mô hình và ghi chép vào phiếu học tập.
Vận hành thử mô hình.
(Nếu mô hình hoạt động không tốt → tiến hành cải tiến mô hình)
Ghi bài vào phiếu học tập.
4.4. Hoạt động 4: Thuyết trình sản phẩm và vận hành mô hình tàu hoàn chỉnh
(Học sinh làm việc theo nhóm)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian
Chọn 2 - 4 nhóm học sinh lên thuyết trình và vận hành mô hình tàu hoàn chỉnh trước cả lớp.
Đại điện nhóm lên thuyết trình và vận hành sản phẩm của nhóm. Giải đáp câu hỏi của các nhóm còn lại và trả lời câu hỏi từ giáo viên.
30 phút
Nhận xét, đánh giá và tuyên dương những nhóm làm việc hiệu quả.
Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
5 phút
5. Rút kinh nghiệm và chỉnh sửa giáo án
... ... ... ... ...