2.5.1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh
(Được đính kèm trong mục 4 của phần phụ lục 3)
2.5.2. Thiết kế phiếu học tập
(Được đính kèm trong mục 4 của phần phụ lục 4)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM: LOA ĐIỆN 1) Mục tiêu dạy học
1.1) Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa về loa điện;
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện; - Tính được cường độ từ trường trong lòng ống dây;
- Trình bày được vai trò của ống dây và nam châm vĩnh cửu trong lo điện; - Trình bày được vai trò của màng loa trong loa điện.
1.2) Kỹ năng
- Đọc hiểu được tài liệu hướng dẫn làm loa điện; - Vẽ được sơ đồ cấu tạo của loa điện;
- Gia công, chế tạo được loa điện;
- Giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình gia công chế tạo loa điện; - Vận hành thử nghiệm và cải tiến loa điện;
- Phối hợp làm việc với nhau giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành sản phẩm.
1.3) Thái độ
- Hòa nhã, hợp tác làm việc nhóm;
- Tích cực, trung thực và tỉ mỉ khi gia công, chế tạo loa điện;
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình gia công, chế tạo loa điện; - Hứng thú trong việc tìm hiểu tài liệu hướng dẫn làm loa điện, tìm hiểu kiến thức.
1.4) Phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực làm việc nhóm; - Năng lực thuyết trình; - Năng lực sáng tạo kỹ thuật.
2) Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học theo nhóm; - Phương pháp dạy học thuyết trình;
- Phương pháp dạy học mở mang tính thiết kế.
3.1) Giáo viên
Gọi a là số nhóm trong một lớp học:
+ Dụng cụ: chuẩn bị a bộ dụng cụ. Mỗi bộ dụng cụ gồm: 1 kéo, 1 súng bắn keo, 1 dao rọc giấy.
+ Vật liệu: chuẩn bị a bộ vật liệu. Mỗi bộ vật liệu gồm: 25g dây đồng 0.2mm, 1 cuộn băng keo trong, 1 cuộn keo hai mặt, 2 cây keo nến, 1 tấm giấy A4, 1 viên nam châm vĩnh cửu, 1 vỏ chai nhựa 1.5L.
+ Mô hình loa điện mẫu
+ Phiếu tài liệu hướng dẫn học sinh (Mỗi nhóm 2 bản) + Phiếu học tập (Mỗi nhóm 1 bản)
3.2) Học sinh
- Dụng cụ học tập: thước kẻ, viết. - Vỏ chai nhựa 1,5L.
- Tìm hiểu trước ở nhà các kiến thức về lực từ.
4) Tiến trình dạy học
4.1) Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3 phút)
Việc lan truyền thông tin liên lạc, các thông báo mang tính tức thời hay đơn giản là trong các hoạt động giải trí, nghe nhạc, chúng ta đều cần đến một thiết bị có vai trò quan trọng không thể thiếu, đó là loa điện. Các nhà sản xuất thiết bị âm thanh đã cho ra đời những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, mẫu mã đa dạng phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Hôm nay các em sẽ cùng nhau tìm hiểu và tạo ra thiết bị này, bằng nhũng vật liệu tái chế quen thuộc dễ tìm trong đời sống hằng ngày và thân thiện với môi trường.
4.2) Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện
(Học sinh làm việc nhóm, mỗi nhóm từ 4 -6 thành viên có nhóm trưởng và thư ký)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian
- Giao tài liệu hướng dẫn và phiếu học tập cho các nhóm.
Đặt câu hỏi để tạo tình huống có vấn đề cho học sinh:
- Nhận tài liệu hướng dẫn và phiếu học tập
Trả lời các câu hỏi dẫn dắt của giáo
viên và nhận ra tình huống có vấn đề 20 phút Câu 1: Cấu tạo của loa
điện gồm những bộ phận nào?
Câu 1: Các bộ phận của loa như: nam châm vĩnh cửu, ống dây, khung loa,
màng loa, màng chống bụi, trụ sắt non,… Bộ phận chính của loa điện chính là màng loa.
Câu 2: Bộ phận nào của loa điện tạo ra âm thanh? Vì sao?
Câu 2: Màng loa. Sự rung (dao động) của màng loa phát ra âm thanh.
Câu 3: Màng loa được gắn với một ống dây đặt trong từ trường của nam châm vĩnh cửu. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây, màng loa có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
Câu 3: Có. Vì khi có dòng điện chạy qua ống dây đặt trong từ trường của nam châm, xuất hiện lực từ tác dụng lên ống dây, màng loa được gắn với ống dây nên cũng bị ảnh hưởng.
Câu 4: Khi cường độ dòng điện trong ống dây thay đổi theo một quy luật nhất định, sự dao động của màng loa có đặc điểm gì?
Câu 4: Màng loa cũng dao động có quy luật, phụ thuộc vào sự thay đổi của cường độ dòng điện trong ống dây).
Câu 5: Nếu tín hiệu âm thanh được chuyển thành tín hiệu dòng điện trong cuộn dây. Âm thanh do màng loa phát ra có mối liên hệ gì với các tín hiệu này?
Câu 5: Tín hiệu dòng điện trong cuộn dây làm màng loa phát ra âm thanh, âm thanh này tương tự như tín hiệu âm thanh ban đầu được đưa vào.
Câu 6: Em hãy nêu nguyên lý hoạt động của loa điện?
Câu 6: Khi cho tín hiệu điện chạy qua ống dây trong loa ⟹ có lực từ tác dụng lên ống dây ⟹ do ống dây được nối với màng loa nên làm rung màng loa
⟹ loa phát ra âm thanh.
4.4) Hoạt động 4: Gia công, chế tạo mô hình theo phương án thiết kế, vận hành thử và cải tiến mô hình loa điện
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian
- Cho học sinh thiết kế bản vẽ sơ đồ mạch điện và bản vẽ thiết kế cho mô hình loa điện.
- Nhận nhiệm vụ thiết kế sơ đồ mạch điện, bản vẽ thiết kế mô hình loa điện.
40 phút - Cho học sinh gia công,
chế tạo mô hình động loa điện theo quy trình lắp ráp trong tài liệu hướng dẫn dựa trên bản vẽ thiết kế mô hình đã cải tiến.
- Nhận nhiệm vụ gia công, chế tạo mô hình động loa điện theo quy trình lắp ráp mô hình trong tài liệu hướng dẫn dựa trên phương án thiết kế đã cải tiến. Giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình gia công, chế tạo mô hình. Trang trí mô hình.
- Giải đáp thắc mắc kỹ thuật trong quá trình gia công, chế tạo mô hình loa điện của các nhóm.
- Tiếp nhận giải đáp vấn đề KT và tiến hành thực hiện giải quyết vấn đề kỹ thuật trong quá trình gia công, chế tạo.
- Dựa vào bản thiết kế sơ đồ mạch điện. Hãy mắc mạch điện cho mô hình loa điện. Sau đó, kiểm tra mạch điện của các nhóm.
- Sau khi gia công, chế tạo mô hình loa điện, tiến hành lắp mạch điện cho mô hình.
- Cho học sinh tiến hành vận hành thử mô hình loa điện và cải tiến mô hình nếu không hoạt động hoặc hoạt động không tốt.
- Sau khi được giáo viên kiểm tra mạch điện, tiến hành vận hành thử mô hình loa điện. Nếu sản phẩm hoạt động không tốt thì tiến hành cải tiến.
4.5) Hoạt động 5: Thuyết trình sản phẩm và vận hành mô hình loa điện hoàn chỉnh
(Học sinh làm việc theo nhóm)
- Cho các nhóm học sinh lên thuyết trình về các vấn đề đã học được và tiến hành vận hành mô hình loa điện hoàn chỉnh trước cả lớp.
- Đại điện nhóm lên thuyết trình và vận hành mô hình sản phẩm của nhóm trước lớp.
27 phút
Lưu ý: nếu học sinh trong các nhóm thuyết trình thụ động trong hoạt động này thì giáo viên nên cho học sinh bóc thăm hoặc chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính công bằng và khách quan.
- Giữ sản phẩm mô hình của các nhóm trên một bàn trước lớp rồi cho tất cả mô hình hoạt động. Cho tất cả học sinh xem qua tổng thể mô hình của các nhóm. Sau đó cho học sinh tự rút ra nhận xét, đánh giá về kết quả sản phẩm đã làm được. - Lên bàn để sản phẩm các nhóm quan sát và rút ra nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. - Nhận xét và tuyên dương những nhóm làm việc hiệu quả.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm
5) Rút kinh nghiệm và chỉnh sửa giáo án
... ... ... ... ...
2.6. Thiết kế chủ đề STEM “Máy biến áp” 2.6.1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh
(Được đính kèm trong mục 5 của phần phụ lục 3)
2.6.2. Thiết kế phiếu học tập
(Được đính kèm trong mục 5 của phần phụ lục 4)
2.6.3. Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập
(Được đính kèm trong mục 2 của phần phụ lục 5)