1.3.1.Ở Đài Loan
Đài Loan nhanh chóng trở thành một trong những "con rồng" Đông Á chỉ sau 30 năm thực hiện quá trình CNH. Kế hoạch xây dựng các KCN - KCX được triển khai từ năm 1966 (với KCX Cao Hùng), đến nay đã có hơn 100 khu đi vào hoạt động, và đóng góp nhiều thành quả quan trọng cho nền kinh tế. Phát triển các KCN Đài Loan có đặc trưng đáng lưu ý :
- Phối hợp thông minh giữa tổ chức các KCN trọng điểm với những KCN địa phương phù hợp trong từng lãnh thể. Bên cạnh 12 KCN quan trọng nhất tập trung ở những tỉnh, thành phố trọng điểm do Trung ương quản lí, Đài Loan đã mở rộng mạng lưới với hơn 80 KCN trên toàn quốc do chính quyền địa phương và tư nhân quản lí ; hầu hết các huyện đều có KCN. Với hình thức tổ chức này, Đài Loan có thể tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, vừa tận dụng các nguồn lực địa phương, phát triển ổn định các ngành công nghiệp chế biến thấp, nhằm tăng tốc CNH các vùng nông nghiệp.
- Đặc biệt lưu ý đến những điều kiện cơ sỡ hạ tầng, giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ và ổn định, thông tin liên lạc nhanh chóng với giá cả dễ chấp nhận.
- Chính sách thông thoáng, có những ưu tiên nhất định như miễn giảm thuế một số năm, thuế suất thấp, một số trường hợp được vay vốn ưu đãi. Chẳng hạn thuế thu nhập xí nghiệp chỉ ở mức 22-25% trong các KCN kĩ thuật cao, trong khi Singapore là 40%.
- Chi phí đầu tư hạ tầng trung bình/kmP
2
Pvà giá thuê nhà xưởng tương đối thấp so với Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan.
- Các KCX đều đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tì lệ nội địa hoa ngày càng cao, thông qua hoạt động gia công của các xí nghiệp vệ tinh ngoài KCX, những liên kết phía sau thậm chí phía trước ngày càng cao với thị trường nội địa.
1.3.2.Ở Thái Lan
Năm 1972, Thái Lan bắt đầu xây dựng các KCN, Năm 1997 đã có 64 khu đi vào hoạt động. Các KCN Thái Lan vẫn chưa lấp đầy toàn bộ, nhưng trong hơn 30 năm phát triển, các KCN đã góp phần đắc lực giúp Thái Lan nhanh chóng vượt qua thời kì đầu của CNH và đang chuẩn bị kết thúc công cuộc CNH.
Phát triển các KCN Thái Lan có đặc trưng đáng lưu ý :
- Cực phát triển kinh tế mạnh nhất của Thái Lan hầu như chỉ tập trung vào Bangkok, do vậy mà các KCN tạo ra 3 vành đai xung quanh Bangkok với những lợi thế khác nhau. Vành đai thứ nhất gồm 6 tỉnh, có ưa thế tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn là Bangkok, hạ tầng thuận lợi, lao động vừa đông vừa có trình độ ; vành đai thứ hai gồm 10 tỉnh bao xung quanh vành đai thứ nhất, lợi thế kém hơn ; vành đai cuối cùng gồm 60 tỉnh còn lại, kém lợi thế nhất.
- Chính phủ Thái Lan có chủ trương phát triển cân đối lãnh thổ, nhằm khắc phục thế đơn cực trước kia, bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi tài chính hoàn toàn khác nhau ở 3 vành đai phát triển KCN. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu thiết bị máy móc : vành đai 1-2 được giảm 50%, vành đai 3 được miễn hoàn toàn ; thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất : vành đai 1-2 được miễn trong vòng 3 năm, vành đai 3 được miễn trong vòng 5 năm ; thuế thu nhập công ti: vành đai 1 được miễn 3 năm, vành đai 2 được miễn 7 năm, vành đai 3 được miễn 8 năm và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo.
- Bộ máy quản lí thống nhất theo cơ chế "một cửa". Các hoạt động từ điều tra, thiết kế ban đầu, đến những quy định giá cả bất động sản, thủ tục cấp giấy phép,... đều tập trung vào Cục quản lí các KCN Thái Lan (IEAT ). Hình thức quản lí này đã đảm bảo các dịch vụ hành chính KCN trở nên nhanh chóng, hiệu quả. Thường các nhà đầu tư chỉ mất một ngày là làm xong mọi thủ tục, và chỉ sau một tuần có thể nhận được giấy phép bước vào xây dựng.
- Các KCN Thái Lan là điển hình của quản lí môi trường có hiệu quả. Bên cạnh quản lí môi trường bằng luật pháp và chính sách, Thái Lan còn mạnh dạn áp dụng các công cụ kinh tế theo nguyên tắc PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền). Các chất thải đều được xử lí thỏa đáng và doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả những chi phí ấy.
1.3.3.Ở Malaysia
Cũng bắt đầu xây dựng các KCN từ đầu những năm 70 như Thái Lan. Tuy diện tích của Malaysia nhỏ hơn Thái Lan và tương đương Việt Nam, dân số chỉ 26 triệu (năm 2005) nhưng Malaysia có số lượng KCN nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt đến 166 khu (năm 1997). Có thể rút ra một số nhận xét trong mô hình phát triển KCN ở Malaysia như sau :
- Malaysia đã mạnh dạn mở ra nhiều khu thương mại tự do (50 khu), có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, nhà đầu tư được tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không bị quốc hữu hoa tài sản, thời hạn thuê đất có thể kéo dài đến 99 năm.
- Phát triển nhiều doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài KCX. Hình thức này đã lôi cuốn được nhiều doanh nghiệp trong nước tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu mà không phải tăng đầu tư mở rộng hạ tầng và diện tích các KCX.
- Có chính sách hỗ trợ vốn tích cực từ phía Nhà nước. Nguồn von từ ngân sách các bang và liên bang chủ yếu dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Hầu hết các KCN đều có vị trí thích hợp, giao thông thuận lợi, mặt bằng mở rộng, giá đất không cao, phần lớn nằm ở ngoại vi thành phố có thể tránh ô nhiễm môi trường cho những trung tâm dân cư đông đúc, mà vẫn tiếp cận nơi cung cấp lao động.
- Quan tâm thích đáng đến hạ tầng xã hội như nhà ở cho người lao động, chợ, trường học, trạm xá, khu vui chơi ; nhất là những điều kiện sinh hoạt cho chuyên gia nước ngoài.
Bên cạnh những ưu điểm trên đây, Malaysia có cơ chế quản lí các KCN chưa được thích hợp lắm. Bộ máy quản lí các KCN tương đối cồng kềnh, mỗi tiểu bang đều có một bang quản lí riêng nhưng không được phép giải quyết sự việc, họ chỉ tập hợp các vấn đề rồi kiến nghị lên ban quản lí trung ương xử lí. Mặc dù các nhà đầu tư chỉ cần tiếp xúc với Phòng Xúc tiến được thành lập ở các ban quản lí địa phương (không phải liên hệ với tất cả các bộ phận khác nhau), nhưng do không được phân cấp quyết định, phải trải qua một số khâu trung gian, nên nhiều vụ việc không được giải quyết kịp thời.
1.3.4.Ở Hàn Quốc
Hàn Quốc chọn KCX làm khâu đột phá từ hơn 4 thập kỉ trước, tạo cầu nối kinh tế trong và ngoài nước. Các KCX được phép tổ chức các vệ tinh gia công bên ngoài KCX, tạo nên cái gọi "chế xuất ngoài KCX". Các xí nghiệp ngoài KCX được uy thác để có thể hoạt động hết công suất, nhằm đáp ứng nhu cầu trong KCX, phục vụ nhu cầu xuất khẩu cao. Từ một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá đến năm 1953, sau 4 thập kỉ, Hàn Quốc đã vươn lên quốc gia công nghiệp mới (NIC), GDP đầu người đạt trên 10.000USD/năm.
1.3.5.Ở Trung Quốc
Trung quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế lớn ven duyên hải, như Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam,... Họ đã rất thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài (khoảng 60 tỉ USD/năm trong những năm gần đây),... tăng đột biến giá trị xuất khẩu (đạt trên 500 tỉ USD/năm 2005),... GDP đầu người tăng nhanh,... Thượng Hải là trung tâm kinh tế năng động hàng đầu của Trung Quốc, với 17 triệu dân, có khu phố Đông nổi tiếng mới phát triển trong thời mở cửa, GDP đầu người đã vượt qua 6000USD/ năm 2005, có nghĩa tổng GDP của Thượng Hải đã vượt con số 100 tỉ USD/năm.