2.2.Công nghiệp TP.HCM trong bối cảnh phát triển công nghiệp cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP hồ chí minh thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá (Trang 41 - 45)

Đối với nền sản xuất CN, KCN, KCX ra đời cùng với chính sách đổi mới, mở cửa từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 là bước ngoặt đột phá lớn trong tể chức và phát triển CN để đẩy nhanh quá trinh CNH, HĐH. Tại các kì Đại hội Đảng lần thứ VI, vu, VUI, IX và X của Đảng, vấn đề xây dựng, phát triển các KCN, KCX, KCNC đã được đưa ra và chỉ đạo thực hiện ngày càng quyết liệt. Cuối năm 2005, cả nước đã có 131 KCN ở 47 tỉnh thành, riêng TP. HCM có 19 KCN và 4 khu đang hình thành với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 7000 ha, trong đó đã đưa vào hoạt động gần 3300 ha. KCN (theo nghĩa rộng bao gồm cả KCX, KCNC) là một trong các hình thức TCLTCN đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa phát triển rút ngắn đối với tiến trình CNH, HĐH. Trong 15 năm ( 1991 - 2006), tình hình phát triển và phân bố các KCN theo các vùng trên cả nước có sự chuyển biến lớn (bảng 2.1)

Vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 73% số lượng KCN, KCX cả nước (96/131 KCN, KCX). Quy mô trung bình của KCN, KCX là 206 ha, ương đó : vùng Tây Nguyên 115,75 ha ; vùng Đông Bắc Bắc Bộ 144,5 ha ; vùng Đông Nam Bộ 253,34 ha (trong đó TP. HCM 330 ha), đồng bằng sông Hồng 173,65 ha. Năm 1991, cả nước mới chỉ có 1 KCN, đến năm 2003 có 76 KCN và tính đến cuối năm 2005 đã có đến 131 KCN được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập, phân bố khắp 47 tỉnh, thành với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm gần 27000 ha, trong đó diện tích đất trong các KCN có thể cho thuê hơn 18000 ha.

Sau 15 năm xây dựng và phát triển với những chính sách ưu đãi, các KCN, KCX ở Việt Nam đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia. Đầu tư vào KCN, KCX bao gồm các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX, sản xuất CN (như hoa chất, dệt may, điện tử,...) và dịch vụ sản xuất CN. Đến cuối năm 2005 đã thu hút được 2120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đăng kí đạt 16,843 tỉ USD và 2367 dự án trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 113 nghìn tỉ đồng. Trong tổng số 50 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào KCN, KCX ở Việt Nam, các nước có vốn đầu tư lớn là Đài Loan (3,7 tỉ

USD), Nhật Bản (3,2 tỉ USD), Hàn Quốc (2,1 tỉ USD) Singapore (Ì tỉ ƯSD),... Doanh nghiệp các nước kinh tế phát triển khác trong tổ chức OECD như Hoa Kì, Anh, Pháp, Đức, Italia,... đều có mặt, song các tập tập đoàn CN đầu tư lổn theo chiều sâu chưa vào cuộc.

Các KCN, KCX trên cả nước đã đóng góp rất quan ương vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, đa dạng hoá ngành nghề, chuyển giao công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế cả nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế (đã có quan hệ kinh tế với 118 nước và vùng lãnh thổ của 5 châu lục). GTSXCN của các doanh nghiệp trong các KCN, KCX so với tổng GTSXCN cả nước đã tăng từ 8% (1996) lên 14% (2000) và 28% (2005). Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ương KCN, KCX từ 1996 đến 2005 ước đạt khoảng 28,5 tỉ USD (trong đó, thời kì 2001 - 2006 đạt 22,3 tỉ ƯSD). Các doanh nghiệp này đã đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước ; thời kì 2001 - 2005, tổng giá trị nộp ngân sách đạt khoảng 2 tỉ USD, tăng 45%/năm và gấp 6 lần thời kì 1996-2000.

Các KCN, KCX ngày càng sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác sản xuất và góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện chính sách xã hội. Cụ thể, tính đến cuối năm 2005, 1 ha đất CN ở KCN, KCX đã vận hành thu hút 1,93 triệu USD vốn đầu tư, đạt giá trị sản xuất CN từ 0,54 triệu USD (năm 2001) lên 0,76 triệu USD (năm 2005) và xuất khẩu bình quân là 0,33 triệu USD/ha/năm. Nếu GTSX nông nghiệp của Ì ha trung bình tạo ra lo triệu đồng thì 1 ha đất CN tạo ra hơn 12 tỉ đồng. Đến tháng 6/2006, các KCN, KCX đã thu hút 865 000 lao động trực tiếp (trong đó TP. HCM chiếm hơn 188 ngàn) và ước khoảng 1,2 - 1,5 triệu lao động gián tiếp.

Tuy nhiên, việc phát triển các KCN, KCX trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế như: chất lượng quy hoạch còn thấp, tể chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để; hiệu quả sử dụng đất chưa cao ; chất lượng lao động còn kém (mới có 4 - 5% lao động có trình độ đại học và trên đại học ; 30% công nhân kĩ thuật có qua đào tạo ; còn lại hơn 60% là lao động giản đơn); đời sông của người lao động còn nhiều vấn đề phải quan tâm (mới có 33 KCN, KCX xây dựng được công trình xử lí nước thải tập trung).

Dự kiến đến năm 2015 sẽ tiếp tục đầu tư đồng bộ, thành lập mới có chọn lọc khoảng 23 000 đến 26 000 ha đất KCN, KCX, phấn đấu lấp đầy diện tích sử dụng đất trong các KCN, KCX bình quân cả nước trên 60% diện tích, thu hút mới 6500 - 6800 dự án với vốn đăng kí 36 - 39 tỉ USD.

Đến năm 2020 sẽ hoàn thành cơ bản mạng lưới KCN, KCX trên toàn lãnh thổ, với tổng diện tích từ 60 000 đến 80.000 ha (Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo). Nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hội nghị APEC 14 diễn ra tại Hà Nội thành công tốt đẹp (2006), các dự báo có thể thay đổi theo hướng khả quan về cơ hội tăng cao vốn đầu tư FDI.

TP. HCM không nằm ngoài bối cảnh chung của cả nước, đồng thời có nhiều ưu thế của một thành phố lớn - trung tâm của VKTTĐPN phát triển nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của TP. HCM ương những năm gần đây có xu hướng chững lại và liên tục giảm sút so với cả nước. Nếu như 1995 GTSXCN TP. HCM chiếm 28,55% của cả nước thì năm 2000 GTSXCN của TP. HCM là 25,48% (giảm 3,07%), đến năm 2005 đã giảm xuống còn 23,55% (giảm 1,93%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP hồ chí minh thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)