3.3.1.Các giải pháp
• Giải pháp vĩ mô
o UTổ chức quản lí
Trên cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí chiến lược của KCN, KCX trong công cuộc CNH, HĐH nền kinh tế TP. HCM, cần xem việc xây dựng và phát triển hệ thống các KCN, KCX trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là rường cột của nền kinh tế, một trong những nhiệm vụ trọng điểm chiến lược, có tính cấp thiết và lâu dài. Nền kinh tế phát triển không thể dựa vào cơ sở của nền công nghiệp yếu kém, và cũng không thể chỉ dựa vào các dịch vụ du lịch để phát triển bền vững. Vì vậy, KCN, KCX sẽ là mô hình tiên tiến nhất trong TCSXCN, góp phần quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH của Thành phố. Đây chính là nơi tạo ra lực lượng sản xuất mới về chất và lượng, tiến tiến về công nghệ, trực tiếp tác động hỗ trợ và thúc đẩy phát triển SXCN, đồng thời thúc đẩy các lĩnh vực khác của kinh tế - xã hội Thành phố phát triển, thúc đẩy sự mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế giữa TP. HCM với các vùng trong nước và với quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang và phát triển đô thị công nghiệp - dịch vụ, đô thị mới hiện đại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Chính phủ đã ban hành Quy chế KCN, Quy chế khu công nghệ kĩ thuật cao kèm theo Nghị định 36/CP, Nghị định 51/CP về đầu tư xây dựng... các luật lệ và chính sách sẽ được điều chỉnh ngay để phù hợp với những quy định, ràng buộc của WTO. Những điều đó đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống KCN, KCX trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn đến năm 2010 - 2020.
o UThực hiện cụ thể
+ Thực hiện và chỉnh sửa Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư, Luật đất đai, Luật đầu tư xây dựng ... Để đảm bảo cho hệ thống các KCN, KCX, KCNC, CCN, phát triển mạnh.
+ Tiếp tục triển khai nhanh các chương trình mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp chủ lực và phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố. Tập trung vốn Nhà nước và kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia vào các dự
án công nghiệp trọng điểm, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Chú trọng tạo chính sách và cơ chế để phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp tiêu thụ ít năng lượng
+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hoá chất để sớm đưa vào thực hiện thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thành phố theo đúng định hướng đã quy hoạch, tránh tình trạng phát triển các ngành theo hướng tự phát.
+ Tiến hành xây dựng chính sách tài chính đặc thù cho ngành công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Rà soát chính sách và cơ chế hoạt động, về quỹ đất và giá cho thuê đất của các KCN, KCX để nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đẩy mạnh chương trình di dời kết hợp với hiện đại hoá trang thiết bị công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy xí nghiệp và di dời vào nơi quy hoạch. Nhanh chóng khắc phục những trở ngại trong việc di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm, bố trí đủ mặt bằng (các KCN, CCN) và thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp di dời.
Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt là sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với các ngành chủ yếu như: dệt may, cơ khí, điện - điện tử, hoá chất. Phát triển các sản phẩm công nghệ cao sử dụng năng lượng Mặt Trời vào đời sống hàng ngày như thiết bị pin mặt trời, điện mặt trời, nhiệt mặt trời. Để làm những điều đó đòi hỏi môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, đặc biệt là chính sách kêu gọi đầu tư và hình thức, phương pháp tổ chức kêu gọi đầu tư rộng khắp.
Thành phố cần thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề có độ rủi ro cao nhưng đồng thời cũng mang lại lợi ít lớn.
Thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng ưu tiên và tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, bao gồm các giải pháp :
+ Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp. + Đánh giá chất lương tăng trưởng công nghiệp.
+ Tổng hợp nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu, tổ chức nhiều hình thức đào tạo trong và ngoài nước.
+ Khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, xúc tiến thương mại, duy trì và mở rộng thị trường.
+ Phổ biến và giám sát về pháp luật cho doanh nghiệp, nhất là luật lệ WTO. + Cung cấp thông tin theo chuyên đề sản phẩm về giá, nhu cầu, thị trường, dự báo,...
+ Thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.
+ Khảo sát thực trạng quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu, chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... để luôn điều chỉnh môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn hơn các nước khác.
o UGiải pháp hỗ trợ doanh nghiệpU :
Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố và Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng và hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ xây dựng chất lượng, thương hiệu và tăng năng lực cạnh tranh.
Chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, có kế hoạch đào tạo nhân tài. Mặt khác, cần nghiên cứu để sớm hình thành các trung tâm đào tạo nghề nghiệp cao cấp nhằm đào tạo những ngành nghề cần phải đầu tư lớn, yêu cầu kĩ thuật cao, ngành nghề mang tính đặc thù của nền kinh tế tri thức.
Thực hiện chương trình cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp công nghiệp về ngành như hiệu quả hoạt động, tình hình biến động, khó khăn, thuận lợi, chính sách líu đãi...
Quy hoạch phát triển KCN, KCX của TP. HCM phải phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, phát triển công nghiệp, phân bố dân cư thành phố, của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kì công nghiệp hoa, hiện đại hoá ; có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hoa với các KCN của các tỉnh lân cận trong một thể thống nhất. Từng bước di dời các cơ sở công nghiệp không còn thích hợp với nội thành ra các KCN tập trung ở ngoại vi TP. HCM hoặc KCN của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm trong sự phối hợp phân công phát triển các ngành công nghiệp giữa các tỉnh trong vùng. Phát triển công nghiệp phải đảm bảo môi trường bền vững.
Quy hoạch các KCN, CCN nhằm di dời hoặc phát triển các loại xí nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm của TP. HCM đến hạ lưu sông Sài Gòn, không để khu vực dân cư bị ô nhiễm nguồn nước và không khí. cần phối hợp với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm trong việc quy hoạch các KCN có mức độ ô nhiễm chung cho toàn vùng.
Việc quy hoạch các KCN mới hoặc mở rộng các KCN hiện hữu phải có sự tham gia ý kiến của nhân dân địa phương tại khu vực quy hoạch (nhất là dân đã qua nhiều thế hệ, sống định cư) để bảo đảm hài hoa lợi ích xã hội của người dân, của doanh nghiệp đầu tư phát triển, kinh doanh hạ tầng KCN. Khắc phục tình trạng coi trọng lợi ích của doanh nghiệp hơn lợi ích của người dân trong quy hoạch KCN, có thể động viên người dân tham cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Xây dựng quan điểm, nhận thức thống nhất từ lãnh đạo Thành phố đến các Sở ngành, quận huyện về vị trí chiến lược của KCN, KCX trong công cuộc CNH, HĐH nền kinh tế Thành phố đến năm 2020, góp phần quan trọng trong hội nhập quốc tế.
Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch KCN, KCX đã được Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, điều chỉnh lại công tác tổ chức quy hoạch, phát triển KCN, KCX trên địa bàn một cách căn bản, nhằm phát huy được những kết quả và khắc phục được những yếu kém của công tác quy hoạch trong thời gian qua, tiến tới khắc phục tình trạng chia cắt địa giới hành chính trong quy hoạch phát triển KCN, KCX và gắn kết được với quy hoạch phát triển KCN các tỉnh trong VKTTĐPN trong sự phân công, hợp tác chung, đảm bảo được lợi ích hài hoà của cả vùng kinh tế trọng điểm và lợi ích của từng địa phương trong vùng.
Điều chỉnh quy hoạch KCN còn nhằm tạo điều kiện nâng chất lượng của từng KCN, KCX của cả hệ thống các KCN, KCX, tạo tiền đề hình thành những tiểu vùng công nghiệp, những đô thị mới trên địa bàn TP. và cả trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ; điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng nâng chất lượng công nghệ, sản phẩm và chất lượng lao động trong các KCN của Thành phố. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong và ngoài các KCN, KCX và những vấn đề liên quan để cải thiện mội trường đầu tư vào các KCN, KCX.
Khắc phục tình trạng "quy hoạch treo" KCN và phát triển tự phát của cơ sở sản xuất công nghiệp ở Thành phố trong thời gian qua. Nhằm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ngày càng hoàn thiện hơn, thì Ưỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh không những chủ động đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn vai trò chủ đạo của mình, mà còn chú ý hơn đền quyền lợi và trách nhiệm của những quận, huyện có KCN, KCX trên địa bàn của mình. Phân bổ lại các nguồn thu ngân sách từ KCN cho quận, huyện có KCN, KCX để các địa phương này đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng KT- XH bên ngoài các KCN, KCX.
• Giải pháp vi mô về TCLTCN
Chấn chỉnh, xem xét tổ chức phối hợp, điều hành giữa Thành phố, quận, huyện trong đền bù, giải tỏa mặt bằng. Thực hiện vận động quần chúng trong diện di dời, động viên nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác giải toa đền bù.
Đối với các KCN mới thành lập, để lại toàn bộ nguồn thu từ tiền thuê đất của các công ti phát triển hạ tầng KCN cho Ngân sách quận, huyện có KCN, KCX.
Để lại 100% các nguồn thu ngân sách từ KCN trong vòng 5 năm đầu và 50% trong 5 năm tiếp theo (các loại thuế, lệ phí) cho địa phương có KCN.
Bố trí nguồn kinh phí về đào tạo lao động, về giãn dân, về nhập cư để xây dựng các tiểu đô thị mới cho các địa phương có KCN, KCX trên cơ sở được quy hoạch.
Đối với những KCN, KCX đã có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chủ đầu tư không triển khai, để tình trạng "quy hoạch treo", UBND Thành phố cũng cần kiên quyết phạt công ti chủ đầu tư hạ tầng KCN, KCX và đề nghị Chính phủ thu hồi giấy phép đầu tư để đâu thầu giao cho đơn vị khác thực hiện dự án.
Sau khi đã ban hành các điều kiện tiêu chuẩn KCN tương đương tiêu chuẩn KCN khư vực châu Á, nếu trong thời hạn quy định mà chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN không thực hiện đạt các tiêu chuẩn của dự án thì phải có biện pháp chế tài đối với công ti chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN.
3.3.2.Đề xuất và kiến nghị
Thực hiện cơ chế "một giá", "một khung chính sách ưu đãi" cho doanh nghiệp trong nước, ngoài nước đầu tư vào KCN, KCX.
Tăng thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp đầu tư xây nhà ở cho công nhân ở bên ngoài KCN.
Kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành bổ sung các chính sách ưu đãi cụ thể đối với doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư các ngành sản xuất mà Thành phố khuyến khích phát triển ương giai đoạn 2010 và 2020 vào các KCN. Công bố rộng rãi danh sách các ngành khuyến khích đầu tư phát triển.
Kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành các chính sách líu đãi, hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp đầu tư ra các tỉnh trong VKTTĐPN và các tỉnh khác đến năm 2010 và 2020.
Áp dụng chương trình AICO - là chương trình hợp tác giữa các nhà công nghiệp các nước ASEAN không đánh thuế linh kiện để hoàn chỉnh sản phẩm nhằm hạ giá thành để có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới - Chủ yếu áp dụng đối với các dự án đầu tư vào KCN để sản xuất sản phẩm phụ trợ cho sản xuất công nghiệp nhằm thay thế hàng nhập khẩu.
Đề nghị Chính phủ cho các KCN TP. Hồ Chí Minh thí điểm cấp giấy phép đầu tư cho một số dự án đầu tư nước ngoài chuyên làm Thương mại quốc tế để cung ứng thiết bị máy móc, nguyên, phụ liệu cho các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, đồng thời mua bán các sản phẩm của các xí nghiệp trong KCN.
Kiến nghị Chính phủ chủ trì, để các địa phương trong VKTTĐPN thống nhất xoá bỏ chính sách ưu đãi khác nhau đối với các KCN có điều kiện tương ứng như nhau trong cùng một khu vực nhưng nằm trên hai địa phương khác nhau như các KCN tại khu vực : Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) với các KCN Sóng Thần, Đồng An...(Bình
Dương); các KCN tại khu vực Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) với Đức Hoà (Long An); tại khu vực Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh) với Cần Giuộc (Long An).
Cần có chính sách khuyến khích những tập đoàn lớn đa quốc gia đầu tư các vào KCN hoặc tự xây dựng những KCN mới trong phần đất quy hoạch dự trữ.
Mở rộng phạm vi thực hiện quản lí Nhà nước các KCN, KCX theo cơ chế "một
cửa tại chỗ" với các nội dung sau :
Giao Ban quản lí HEPZA làm đầu mối giúp UBND TP. HCM chủ trì tổ chức thực hiện và quản lí Nhà nước về quy hoạch hệ thống KCN, KCX đã được phê duyệt trên địa bàn Thành phố : về quỹ đất; về tổ chức triển khai các KCN, KCX; về xây dựng hạ tầng đồng bộ ngoài KCN, KCX ...
Hình thành một công ty công ích xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX trực thuộc Ban quản lí KCN để hoạt động tích cực trong việc xây dựng hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX, đồng thời tác động bình ổn thị trường giá cả các KCN, KCX trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Kiến nghị Ban quản lí các KCN, KCX hoàn thiện hệ thông email, westsite của từng khu. Giúp các nhà đầu tư và các cấp ngành dễ dàng tìm hiểu, quản lí, thông tin.
Kiện toàn tổ chức của Ban quản lí KCN theo hướng : bổ sung một số Sở ngành có liên quan làm Uỷ viên của Ban quản lí thay thế các ưỷ viên do các Sở ngành đã cử trước đây - nay đã nghỉ hoặc hầu như không còn hoạt động, để đảm bảo tính chặt chẽ trong việc phối hợp thực hiện quản lí Nhà nước hoạt động của các KCN, KCX trên địa bàn (thay vì Ban quản lí thoa thuận quy chế phối hợp với từng Sở ngành chức năng). Các Uỷ viên Ban quản lí có thể là đại diện của các Sở ngành sau : kế hoạch - đầu tư, tài chính, thương mại, lao động, ngân hàng Nhà nước Thành phố, công an, hải quan Thành phố, tài nguyên - môi trường, khoa học - công nghệ, chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp trình độ cao có nhiều kinh nghiệm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm ban hành quy chế về tiền vay, tiền nợ theo
hướng tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau :
- Việc bảo đảm tiền vay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được