2.3.1.Sự chuyển dịch cơ cấu CN
Trong 10 năm từ 1995 đến 2005, CN TP. HCM có sự phát triển khá mạnh mẽ về số lượng GTSX. Năm 1995 có 32.660 cơ sở SXCN, năm 2001 có 28.698, năm 2005 có 37.878 cơ sở. Năm 1995, Thành phố có 2 KCX (Tân Thuận và Linh Trung I) với diện tích 362 ha, năm 2001 có 12 KCN (các khu được xây dựng thêm là : KCX Linh Trung II, KCN Bình Chiểu, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Hiệp Phước, Tân Bình, Tân Thới Hiệp, Lê Minh Xuân, Tây Bắc Củ Chi, Cát Lái IV) với tổng diện tích là 3.647 ha, trong đó diện tích thực hiện là 3.170 ha. Đến năm 2005, sốKCN là 19 (các khu mới: KCNC TP. HCM, KCN Cát Lái II, Phong Phú, Tân Quy, Phú Mỹ, Pouchen, Tân Phú Trung), với tổng diện tích quy hoạch 7017 ha, trong đó đã đưa vào hoạt động 3289,2 ha, chiếm tỉ lệ 46,8%, nếu không tính 2000 ha KCN Hiệp Phước thì tỉ lệ đưa diện tích vào hoạt động chiếm trên 59%. Năm 2005, bên cạnh 19 KCN còn có 4 khu mới đang hình thành (là An Hạ, Xuân Thới Thượng, Đông Thạnh, Nhị Xuân). Phần lớn các KCN, KCX phân bố ở các quận ven và các huyện ngoại thành, một số KCN nằm ở khu vực dân cư đông đúc như KCN Tân Bình, KCX Tân Thuận. CN TP. HCM phát triển mạnh cả số lượng, chất lượng, các cơ sở doanh nghiệp ở Thành phố có quy mô trung bình về lao động và giá trị SXCN cao hơn mức trung bình của cả nước.
Như vậy, khu vực II chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tăng tỉ lệ % GDP chậm lại trong giai đoạn 2000 - 2005 (bảng 2.3 và biểu đồ 2.5).
Căn cứ vào các số liệu bảng 2.3, ta thấy khu vực I giảm mạnh tỉ trọng, khu vực II tăng khá nhanh, khu vực III giảm dần đến mức gần 50% như đã thể hiện trong biểu đồ 2.5. Cơ cấu kinh tế như trên là cơ cấu chuyển dịch theo hướng tiến tiến, tuy nhiên, cơ cấu đó cần phải gắn liền với tổng GDP lớn mới đánh giá hết ỷ nghĩa của nó. Thông thường trong nền kinh tế đang phát triển, khu vực li đạt đến cực đại khi hoàn thành CNH, HĐH và sau đó giảm dần, nhường chỗ cho tỉ trọng khu vực III tăng cao nhờ dựa vào cơ sở vững mạnh của nền SXCN.
Qua bảng số liệu 2.3 với bảng 2.4, có thể nhận thấy sự phù hợp giữa cơ cấu tỉ trọng GDP và tốc độ tăng trưởng của khu vực n. Giai đoạn 1995 - 2000, tốc độ tăng theo chiều hướng giảm ; giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng theo chiều hướng tăng chậm. Nếu tính theo giá so sánh năm 1994 thì năm 2000 so với năm 1995 có tổng GDP tăng hơn 1,62 lần, tương tự năm 2005 so với năm 2000 GDP tăng 1,68 lần, và nếu so năm 2005 với năm 1995 thì GDP tăng 2,72 lần. Đó là những con số tăng trưởng đáng khích lệ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, bởi nó chứa đựng yếu tố tụt hậu trong tốc độ tăng trưởng.
Bên cạnh đó dân số gia tăng nhanh, bình quân gia tăng trên 3% mỗi năm. Năm 1995 dân sốTP. HCM 4764671 người, năm 2005 lên đến 6239938 người, tăng thêm 1475267 người. Nếu tính theo giá so sánh năm 1994, GDP/người năm 1995 là 6841 ngàn đồng, năm 2005 là 14242 ngàn đồng, tăng 2,08 lần trong vòng 10 năm.
Trong năm 2005, GDP đầu người của TP. HCM theo giá thực tế là 1713 USD/người, cao hơn mức trung bình của cả nước gần 2,7 lần, nhưng thấp hơn mức trung bình so với Thái Lan là 1,5 lần, so với Malaysia là 2,7 lần, so với Brunây là 8,1 lần và so với thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) thì thấp hơn 3,5 lần.
Qua phân tích, ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng khu vực II của thành phố đang theo xu hướng giảm so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả 3 khu vực. Năm 1995 khu vực li tăng trưởng là 17,6%, năm 2000 là 11,9%, năm 2005 là 12,2%.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng chung GDP của 3 khu vực tương ứng với các năm nói trên làl5,3%, 9,0% và 12,2% (bảng 2.4). Như vậy, tốc độ tăng trưởng của khu vực li từ chỗ luôn cao hơn so với tổng chung GDP (17,6% so với 15,3%, và 11,9% so với 9%) đã giảm xuống ngang bằng 12,2% trong năm 2005. cần chú ý thêm rằng, đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng của khu vực ni đã vượt lên cao hơn khu vực II (12,5% so với 12,2%). Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.
Nếu đơn thuần xem xét qua các số liệu thì ta có nhận xét như trên, song để nhìn nhận đầy đủ sự phát triển kinh tế cả giai đoạn 10 năm (1995 - 2005) với đầy đủ những thuận lợi và khó khăn thì cần xem xét các tác động khách quan, chủ quan trong nước, trong vùng, trong Thành phố và các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các thị trường xuất nhập khẩu đối với TP. HCM, đặc biệt là sự biến động giá cả dầu mỏ và các rào cản về thuế quan. Tổng thể, từ 1995 đến 2005, GDP của Thành phố tăng gấp 2,72 lần,
riêng CN và xây dựng tăng gấp 3,3 lần.
2.3.2.Tổ chức LTSXCN theo ngành
Cơ cấu CN theo ngành của TP. HCM phát triển đa dạng từ sau đổi mới (1986), nhất là từ năm 1991 khi có thêm một hình thức tổ chức sản xuất mới mẻ, tiên tiến, đó là KCN (KCX đầu tiên tại Việt Nam là KCX Tân Thuận), các ngành CN của Thành phố không ngừng phát triển trong bối cảnh có nhiều khó khăn như khủng hoảng tiền tệ 1997 - 1998, dịch cúm gia cầm, dầu mỏ tăng giá liên lục, khủng bố quốc tế, xung đột khu vực, sắc tộc, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng lớn và phát triển chậm lại. GTSXCN của Thành phố tuy tốc độ tăng trưởng có chững lại theo hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức trên hai con số. Những ngành chủ lực chiếm GTSXCN cao là chế biến thực phẩm, đồ uống, may mặc, da giày, hoa chất, nhựa cao su, sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại. Qua các số liệu xử lí các tài liệu thống kê, vấn đề dễ nhận thấy tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành CN so với năm 2000 diễn ra theo chiều hướng tăng, nhưng các giữa các ngành lại có tốc độ tăng trưởng không đều, và không đều giữa các năm, giữa các thành phần kinh tế.
năm 2000 (tính theo giá so sánh năm 1994) cửa 3 nhóm thành phần kinh tế: thành phần kinh tế Nhà nước tăng trưởng thấp nhất, thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng trưởng cao nhất, thành phần kinh tế cố vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng cao sau thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
Với những tác động ảnh hưởng từ nhiều phía ương nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng CN có thể tiếp tục giảm chút ít trong năm 2006. Nhưng bối cảnh thế giới đã có những chuyển biến mới tích cực đối với nước ta, tốc độ tăng trưởng CN được dự đoán sẽ khởi sắc tăng dần từ năm 2007 và đạt đến tốc độ tăng cực đại vào những năm 2015 - 2020 khi cơ bản đã hiện đại hoá được nền CN.
• U Sự phát triển SXCN theo ngành
Nếu xem xét từng ngành CN cụ thể, có thể nhận thấy các ngành chiếm tỉ trọng cao hàng đầu trong thời gian qua cũng tăng trưởng không đều, thể hiện tính phát triển bền vững không cao và ngầm phản ánh những hạn chế, yếu kém ngay trong bản thân ngành CN, có thể là năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh giảm dần trong
xuất khẩu và trong tiêu thụ nội địa,... Trước hết, xem xét tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước của một số ngành (được tính theo giá so sánh năm 1994) qua biểu đồ 2.7a. Qua đó có thể thấy sự tăng trưởng không đều của các ngành không phải tập trung vào cùng một năm. Như vậy, có nghĩa là cùng trong bối cảnh, các khó khăn trở ngại đối với ngành này nhưng không trở ngại đối với ngành kia.
Giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm, đồ uống tăng cao nhất năm 2001 (17,2%), thấp nhất năm 2003 (3,9%) và đang chững lại ở năm 2005 (1,3%) ; trong khi đó, ngành hoá chất tăng cao nhất trong năm 2005 (22,6%), thấp nhất năm 2003 (8,5%). Tương tự, ngành nhựa cao su tăng cao nhất năm 2004 (32,4%), tăng thấp nhất năm 2002 (17,8%). Nếu như ngành chế biến thực phẩm, đồ uống và ngành hoá chất có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong năm 2003 (3,9% và 8,5%) thì ngược lại, trong cùng năm đó có những ngành tăng cao nhất như ngành may mặc (25,8%), ngành da giày túi xách vali (22,7%).
Rõ ràng rằng, tốc độ tăng trưởng của các ngành CN không đều, ở mỗi ngành thay đổi thất thường, biểu hiện tính bền vững không cao do tác động từ nhiều phía, như yếu tố thị trường, chính sách áp thuế chống bán phá giá của các thị trường nhập khẩu hàng hoa Việt Nam như Hoa Kì, EU trong thời gian vừa qua.
Vì vậy, thành phố cần phải có những giải pháp đồng bộ, chiến lược phát triển phù hợp đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tổng hợp sự chuyển dịch cơ cấu GTSXCN của các ngành CN Thành phố trong giai đoạn 2001 - 2005 được thể hiện ở hai biểu đồ 2.8 và 2.9 dưới đây, qua đó thấy rõ hơn tổng thể sự chuyển dịch của các ngành, nhất là 7 ngành chiếm tỉ trọng lớn. GTSXCN của TP. HCM năm 2001 là 114.887 tỉ đồng, đến năm 2005 : 249.503 tỉ đồng tăng 217%.
Kết quả phân tích GTSXCN các ngành CN chủ lực ở Thành phố đoạn 2001 - 2005 cho thấy sự thay đổi về tỉ trọng và thứ hạng như sau :
Ngành thực phẩm, đồ uống đứng đầu và chiếm tỉ trọng GTSXCN cao nhất, chiếm 21,5% năm 2001, giảm xuống còn 17% năm 2005 (giảm tới 4,5% trong 5 năm 2001-2005).
Nét tổng quát của CN TP. HCM là CN chế biến chiếm tỉ lệ gần tuyệt đối với 97,7% GTSXCN và 98,78% lao động (năm 2005), trong đó chủ yếu là các ngành thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng, thuộc các ngành sử dụng nhiều lao động và cũng đồng nghĩa với CN phát triển theo chiều rộng.
Tính riêng tổng 7 ngành CN chủ lực, trong năm 2001 : chiếm 65,7% GTSXCN và sử dụng 73,81% lao động CN, trong năm 2005 : GTSXCN chiếm 67% GTSXCN và 77,15% lao động. Do vậy, đây là những ngành sử dụng nhiều lao động, năng suất còn rất tháp, chủ yếu là những ngành có trình độ công nghệ không cao, thậm chí còn rất lạc hậu, do vậy khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn thấp về số lương, chất lượng, mẫu mã và giá thành. Bảng 2.7 chỉ rõ một số ngành CN chủ lực của TP. HCM trong các năm 2001 - 2005.
Thông qua thống kê, phân tích sự tăng, giảm sản lượng một số sản phẩm CN chủ
yếu của TP. HCM giai đoạn 2001 - 2005, ta tìm thấy sự phù hợp với tốc độ tăng trưởng của các ngành CN. Trong số 22 sản phẩm: có 4 sản phẩm tăng gấp hơn 3 lần là thúy sản chế biến, rượu các loại, quần áo may sẩn, trang in; có 7 sản phẩm tăng hơn 1,5 lần là thuốc lá, xút, phân bón, xà phòng, xi măng, thép, tivi ; Các ngành giảm so với năm 2001: vải thành phẩm, thuốc ống, sx điện.
• PUhân công lao động SXCN theo ngành
Lao động trong các ngành CN TP. HCM năm 2001 là 717.297, đến năm 2005 lao động trong các ngành CN tăng lên 1091299 lao động, trong đó lao động tập trung chủ yếu vào nhóm ngành CN chủ lực như : CN thực phẩm, đồ uống, dệt may, giày da, túi xách, hóa chất, nhựa - cao su, điện tử, các sản phẩm từ kim loại.
o UNhóm ngành thực phẩm, đồ uốngUnăm 2001 có 70819 lao động chiếm 9,87%
tổng số lao động của toàn ngành. So sánh số lao động và GTSX của các ngành CN TP. HCM có thể nhận thấy có ngành sx đạt hiệu quả kinh tế cao, ngược lại có ngành CN thuộc nhóm ngành CN chủ lực tuy chiếm tỉ trọng GTSX cao nhưng hiệu quả sx bình quân trên 1 lao động lại thấp. Qua tính toán cho thấy, bình quân 1% lao động
ngành thực phẩm đề uống làm ra 2,18% GTSXCN toàn Thành phố năm 2001; Đến năm 2005 lao động của ngành thực phẩm tuy tăng lên với 91456 người, chiếm 8,38% trong tổng số 1091299 lao động CN toàn Thành phố. Nhưng bình quân 1% lao động ngành này làm ra 2,03% GTSXCN. Rõ ràng đây là ngành giảm tỉ trọng nhiều nhất và giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể. Song điều đáng chú ý là mỗi lao động ở ngành này làm ra GTSXCN cao hơn 2 lần mức trung bình toàn ngành CN. Điều này chứng tỏ mức độ hiện đại hoa cao hơn nhiều ngành khác.
o UNgành dệt mayU, vẫn giữ được vị trí thứ 2, xếp sau ngành chế biến thực phẩm,
đồ uống, năm 2001 chiếm 11,1% GTSXCN và chiếm tới 28,6% lao động (205099 / tổng số 717297), nghĩa là 1% lao động của ngành này làm ra 0,39% GTSXCN. Năm 2005, các chỉ số tương tự như trên là : 13,3% GTSXCN, 31,68% lao động (345734 lao động). Như vậy, 1% lao động ngành dệt may làm ra tương ứng 0,42% GTSXCN. Do vậy, cần nhìn nhận và cân nhắc hiệu quả, năng suất và thâm dụng lao động của ngành này ( Tính trung bình 1% lao động CN Thành phố làm ra 1% GTSXCN, nếu 1 % lao động của ngành nào làm ra > 1% GTSXCN nghĩa là ngành đó có năng suất và hiệu quả cao, ngược lại 1 % lao động của ngành khác làm ra < 1% GTSXCN thì ngành đó có năng suất và hiệu quả thấp).
o UNgành da giày, vali túi xáchU từ thứ 4 tụt xuống thứ 6 về GTSXCN do ảnh
hưởng của thị trường.
o UNgành nhựa và cao suU này có tốc độ chuyển dịch cơ cấu GTSXCN nhanh thứ
hai (sau ngành may). Giai đoạn 2001 - 2005 tăng từ 6,8% lên 8,9% (tăng 2,1%), lao động cũng tăng từ 48 332 (chiếm 6,73%) lên 69 332 lao động (giảm còn 6,35%).
Trung bình 1% lao động làm ra 1,01% GTSXCN (năm 2001) và 1,4% GTSXCN (năm 2005). Đây là ngành có tốc độ tăng GTSXCN cao, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trung bình GTSXCN của mỗi lao động làm ra tăng từ 101% (năm 2001) lên 140% (năm 2005) so với mức bình quân toàn ngành CN Thành phố.
Các ngành tiếp theo, qua phân tích, kết hợp các bảng 2.7, 2.8, ta thấy các ngành hoa chất, sản phẩm từ kim loại cũng tăng khá. Các ngành còn lại như điện tử, cơ khí chính xác chiếm tỉ lệ nhỏ nên chưa thể hiện được vai trò mũi nhọn.
o UVề phân công lao động theo ngành trong CNU, cho thấy năm 2005, lao động
CN chế biến tăng lên, chiếm tới 98,78% lao động toàn ngành CN, trong khi CN khai thác giảm mạnh từ 0,74% (năm 2001) xuống còn 0,23% (2005), ngành SX và phân phối điện nước cũng giảm từ 1,05% (năm 2001) xuống còn 0,99% (năm 2005).
Tổng số lao động trong 7 ngành CN chủ lực chiếm tới 74,2% (năm 2001) lên 76,8% (năm 2005). Đáng chú ý là lao động trong ngành dệt may, da giày túi xách vali năm 2001 chiếm 48,1% và năm 2005 tăng lên tới 52,2%. Tổng số lao động CN năm 2005 so với năm 2001 tăng hơn 374 000 lao động, bình quân mỗi năm gia tăng thêm 93 500 lao động.
2.3.3.Tổ chức LTSXCN theo thành phần kinh tế
Công cuộc đổi mới (từ 1986) đã mở đường cho nhiều thành phần kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, theo đó nhiều hình thức sở hữu cũng được pháp luật công nhận và bảo vệ và khuyến khích phát triển. Sự nghiệp đổi mới đã thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu CN quốc doanh và ngoài quốc doanh. Chính sách mở cửa, đặc biệt sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài, tốc độ phát triển CN có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng, đóng vai trò rất quan trọng trong thời kì CNH, HĐH. Trước hết ta thấy rằng, về mặt số lượng, số cơ sở CN tăng lên rất nhanh chóng. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước giảm dần, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng cao chưa từng có, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Điều đó thể hiện tổ chức vận hành nền sản xuất CN theo cơ chế thị trường và nhiều thành phần kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.
Giai đoạn 2001 - 2005, số cơ sở SXCN không ngừng gia tăng, trung bình mỗi năm tăng thêm 2236 cơ sở, trong đó, năm 2003 tăng thêm nhiều nhất với 4183 cơ sở, năm 2004 tụt giảm nhiều nhất với 719 cơ sở do gặp nhiều khó khăn và làm ăn thua lỗ.