3.2.Định hướng tổ chức lãnh thổ CN TP.Hồ Chí Minh đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP hồ chí minh thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá (Trang 86 - 98)

3.2.1.Định hướng phát triển các ngành công nghiệp

Định hướng chung

Gần đây, tình hình trong nước và thế giới có nhiều sự biến động gây ảnh hưởng bất lợi đến các ngành sản xuất trong nước. Sản xuất công nghiệp TP. HCM cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp phải nhập khẩu điều tăng giá, xăng dầu tăng giá cao đột biến. Thị trường thế giới có nhiều tác động bất lợi : cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, sự kiện chống bán phá giá của Ủy ban châu Âu (EU), của Hoa Kì,... đã ảnh hưởng lớn, làm thu hẹp thị trường xuất khẩu của một số ngành công nghiệp chủ lực của thành phố như : dệt, may, da giày, thủy sản.

Tuy nhiên, GTSXCN năm 2005 của thành phố cũng đã đạt 269.503 tỉ đồng, tăng 14,5% so với năm 2004. Tốc độ tăng GTSXCN của Thành phố có xu hướng chậm lại và tụt hậu so với các tỉnh trong vùng KTTĐPN và cả nước. Vì vậy, định hướng nâng cao tỉ trọng CN TP. HCM trong tổng giá trị sản xuất CN của cả nước là vấn đề không đơn giản, khi nhiều tỉnh thành khác trong thời gian gần đây có tốc độ tăng trưởng rất cao như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hơn nữa, trong xu hướng phát triển chung của Thành phố vẫn còn nhiều doanh nghiệp bị lỗ, đáng báo động đỏ như chương 2 đã trình bày. Mặc dù vậy, khu vực đầu tư nước ngoài ở TP. HCM vẫn tăng, đặc biệt ở những ngành mà công nghiệp trong nước đang gặp khó khăn, nhờ có lợi thế về thị trường tiêu thụ ổn định, lợi thế thương hiệu sản phẩm.

Hiện tại và tương lai đều cần tăng khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp TP. HCM để đứng vững trên thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu, góp phần tăng khả năng hội nhập nhanh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tránh những rủi ro và ảnh hưởng bất lợi của thị ứường gây ra.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu CN TP. HCM theo hướng đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh, tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh thị trường để tăng cường xuất khẩu. Ưu tiên và tập trung vào các ngành có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh như công nghệ điện tử, tin học, viễn thông, CN hoa chất, CN cơ khí và chế tạo máy.

Tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới và khu vực nhằm thu hút đầu tư vốn và khoa học kĩ thuật để phát triển sản xuất công nghiệp, đồng thời phát triển đào

tạo nguồn nhân lực có trình độ cao ương sản xuất và quản lí kinh doanh nhằm tham gia có hiệu quả vào thị trường thế giới.

Quy hoạch, bố trí sắp xếp, điều chỉnh các KCN, KCX, KCNC nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các xí nghiệp chuyên ngành và phân bố hợp lí công nghiệp trong không gian nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường giữ vững an ninh quốc phòng. TP. HCM sẽ chủ động di dời các xí nghiệp sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường ra khỏi trung tâm thành phố, gắn với việc phát triển hệ thống xử lí nước thải, khí thải, rác thải của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.

Định hướng cụ thể

o UTriển khai xây dựng quy hoạch chỉ tiết các ngành công nghiệp trọng yếu

trên địa bàn thành phốU:

+ CN chế tạo máy : tập trung cho các ngành sản xuất và nội địa hoa lắp ráp ô tô,

sản xuất các phương tiện vận tải thúy, máy móc nông nghiệp, máy CN chế biến, máy công cụ thế hệ mới, sx trang thiết bị điện tử, robot công nghiệp.

+ CN Điện tử - công nghệ thông tin : tập trung sản xuất các linh kiện, phụ kiện

sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt Nam,...

+ Hoá chất: tập trung ưu tiên SX các sản phẩm hoá dược và các loại hạt nhựa,

các sản phẩm cao su cao cấp,...

- Ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ nanô vào SXCN.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu công nghiệp bao gồm các hoạt động : + Đánh giá tình hình thực hiện chuyển dịch cơ câu công nghiệp. + Đánh giá chất lượng HĐH công nghệ và tăng trưởng công nghiệp. + Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và hội nhập bằng nhiều hình thức thiết thực: hỗ trợ thông tin, tư vân, lập hiệp hội. + Hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới xử lí chất thải, sản xuất sạch.

+ Xây dựng chính sách ưu đãi cho các ngành công nghiệp trọng yếu.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hoa, bán hoặc cho thuê, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng nguồn vốn đầu tư, phát triển các ngành CN trọng yếu.

o UTriển khai xây dưng quy hoạch phát triển phân bố các KCNU:

- TP. HCM có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các KCN và KCX, KCNC, nhưng do quá trình phát triển đô thị, sự mở rộng đô thị, nhiều KCN đã nằm trong khu vực nội thành có dân cư đông đúc, gây cản trở cho sự phát triển đô thị. Do vậy, cần nghiên cứu điều chỉnh, bên cạnh việc quy hoạch mở rộng các KCN mới CCN mới, TP. HCM cần phải quy hoạch di dời các nhà máy xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoại thành theo hướng sắp xếp vào các CCN.

Phương hướng phát triển KCN của Thành phố là cải tạo nâng cấp, sắp xếp lại các KCN hiện có và quy hoạch thêm các khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy

hoạch phát triển CN TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng một số khu, CCN địa phương có quy mô nhỏ, công nghiệp sạch gắn với các khu dân cư. Hướng phát triển chính của CN Thành phố phải đảm bảo phát huy thế mạnh, tạo động lực phát triển vùng trọng điểm phía Nam, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho cả khu vực và cả nước. Tăng cường phát triển công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, có công nghệ hiện đại, với hàm lương khoa học cao, giá trị gia tăng lớn.

3.2.2.Định hướng đầu tư phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Theo con số tính toán của Viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, để duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao khoảng 12,0% /năm đến năm 2010 thì TP. Hồ Chí Minh cần phải tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư lổn hơn giai đoạn 2001 -2005 và đạt trung bình 4,5 tỉ USD/năm, cao hơn gần 1 tỉ ƯSD vốn đầu tư mỗi năm. Để tăng vốn đầu tư, Thành phố cần tổ chức thu hút các nguồn vốn từ khu vực Nhà nước, tư nhân trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Trong các nguồn vốn, xét về cơ cấu tỉ trọng đầu tư từ ngân sách, vốn ODA và vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước sẽ giảm đi, ngược lại tỉ trọng đầu tư của khu

vực tư nhân (đặc biệt là đầu tư vào sản xuất kinh doanh) và đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp từ nước ngoài sẽ tăng mạnh nhờ lợi thế thành viên WTO.

Tuy nhiên, cũng theo dự báo của Viện Kinh tế, tỉ trọng nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Thành phố có xu hướng giảm tỉ trọng từ 45% xuống còn 40% do các hoạt động dịch vụ của TP. Hồ Chí Minh đã tăng tốc phát triển và cần nhiều vốn đầu tư hơn. Nhưng, cũng theo tính toán này thì tỉ trọng đầu tư của toàn thành phố so với GDP tăng nhanh (tỉ lệ đầu tư so với GDP từ 41% giai đoạn năm 2001 -2005 lên 48% giai đoạn 2006 -2010) và so với quy mô ngày càng tăng của GDP thì tổng vốn đầu tư vào công nghiệp của Thành phố, xét về giá trị tuyệt đối vẫn tăng nhanh. Công nghiệp thành phố đến năm 2010 và năm 2020 sẽ vẫn là ngành kinh tế trọng yếu nhất của Thành phô".

3.2.3.Hướng TCLTCN TP. Hồ Chí Minh

Định hướng TCLTCN của Thành phố trong thời gian tới cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch tổng thể mặt bằng diện tích sử dụng trong các KCN, KCX. Dự kiến đến 2010, đất KCN là 7500 - 7700 ha (chiếm khoảng 3,6% đất tự nhiên), đến năm 2020: với phương án phát triển bình thường thì đất KCN khoảng 10.000 ha, với phương án phát triển tăng tốc thì đất KCN sẽ vào khoảng 15.000 ha (chiếm 7,15% đất tự nhiên), cần đề ra phương hướng đầu tư vốn cho các ngành CN trọng điểm. Di dời các KCN, Các XN, nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành và khu dân cư, xác định các KCN tiếp nhận các xí nghiệp CN di dời trên cơ sở tạo mối liên hệ kinh tế kĩ thuật, tạo điều kiện cho các xí nghiệp công nghiệp có điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất. Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại xuyên tâm và nối liền với hệ thống các vành đai đến các cảng nội địa và quốc tế. Thuê chuyên gia trình độ cao, nhiều kinh nghiệm (kể cả nước ngoài) tham gia tư vấn, thẩm định quy hoạch, dự án.

Thực hiện di dời:

- Sau 03 năm từ 2003 đến 2005, đã thực hiện di dời 996 cơ sở CN trên tổng số 1398 phải di dời (đạt 71,16 %), và 186 cơ sở xử lí ô nhiễm tại chỗ theo Quyết định 44/2005/QĐ-UB (bảng 2.14). Còn 402 cơ sở tiếp tục di dời, xử lí.

KCN Lê Minh Xuân (17 ha), CCN Lê Minh Xuân của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (96ha), KCN Tân Phú Trung, KCN An Hạ - huyện Bình Chánh (150 ha). Nghiên cứu đầu tư mở rộng các KCN để có thể sắp xếp bô" trí lại tất cả các cơ sở CN phải di dời.

Các cơ sở SXCN đang hoạt động được đề nghị giữ lại

Theo điều chỉnh quy hoạch của Sở CN TP. HCM là giữ lại là các cơ sở CN, CCN sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê có 12 CCN ở các quận được đề nghị giữ lại với 413,93 ha. Với các ngành nghề hoạt động chính là dệt may, cơ khí, điện tử, Sx giày dép, bao bì...

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN, KCX

o UĐối với KCN mới

- Tăng cường đảm bảo cơ sở hạ tầng KCN, KCX bằng cách thực hiện đấu thầu dự thay cơ chế xin - cho, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tăng cường đảm bảo cơ sở hạ tầng KCN, KCX bằng cách thực hiện đấu thầu dự thay cơ chế xin - cho, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Xây dựng giá cho thuê đất hợp lí tạo điều kiện cho việc xây dựng các KCN mới, cũng như khu mở rộng các KCN hiện có, UBND TP. HCM nên ban hành : "hạn mức giá cho thuê đất các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn Thành phố" để thực hiện chủ trương không thu lợi nhiều từ tiền cho thuê đất, nhằm khuyến khích thu hút nhiều nhà đầu tư vào KCN làm ăn, phát triển kinh tế rồi sau đó thu lại bằng thuế, bằng công ăn việc làm của người lao động, bằng sự phát triển của xuất khẩu...

- Quy định trách nhiệm đối với chủ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các KCN, KCX đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của Thành phố. Đảm bảo điện nước cho sx và sinh hoạt phục vụ cho việc phát triển sản xuất.

- Hướng phân bố các KCN mới tập trung ở các quận, huyện hướng bắc - đông bắc thành phố như Quận 9, Quận Thủ Đức và tây - tây nam là các huyện Bình Chánh, Củ Chi, là những quận vừa có diện tích đất rộng có khả năng bố trí các KCN, KCX mới, vừa có nền địa chất tốt thuận lợi cho việc bố trí nhà máy, xí nghiệp. Ngoài ra, một hướng phát triển phân bố khá nhiều KCN theo hướng đông nam, nhưng hướng này rất cần nghiên cứu kĩ lưỡng.

o UĐối với KCN hiện có

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, kĩ thuật nhằm hiện đại hóa trong sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN có thể mở rộng mặt bằng SXCN theo nhu cầu phát triển hợp lí.

- Tăng khả năng liên kết kinh tế, kĩ thuật với các KCN, KCX trong Thành phố và các vùng phụ cận nhằm tăng hiệu quả sx của KCN và sức lan tỏa ảnh hưởng đối với các KCN khác tạo sức phát triển mạnh cho CN Thành phố.

Xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN, KCX

- Việc tăng cường phát triển sản xuất CN, hình thành các KCN, KCX đồng nghĩa với việc tăng nhanh nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, tăng nhu cầu điện,

nước cho sản xuất công nghiệp. Đặc biệt cần chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải cho không chỉ tăng mạng lưới giao thông vận tải cho nội bộ KCN, KCX mà còn phải tăng cường hệ thống GTVT cho cả bên ngoài KCN, KCX để tạo mối liên kết giữa các KCN, KCX với nhau, đồng thời tăng cường hệ thống GTVT đối ngoại nhằm kết nối nền kinh tế Thành phố với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Việc tăng cường cơ sở hạ tầng, đặc biệt chú trọng việc phát triển GTVT nhằm :

- Hoàn thiện mạng lưới đường bộ phục vụ kết nối các đô thị vệ tinh, các KCN, KCX với nhau và với sân bay, hải cảng.

- Tăng cường vai trò mạng lưới đường sắt, gắn với các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị (đường sắt nối nội - ngoại ô, các KCN, KCX, CCN), đặc biệt trong những năm tới sẽ xây dựng đường tàu điện ngầm).

- Tăng hiệu suất vận tải đường thủy: cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước, cảng Nhà Bè để tăng khả năng vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu cho SX của TP. HCM và các tỉnh lân cận. Như vậy, vấn đề quy hoạch cơ sở hạ tầng cần chú ý tạo sự nối kết với hệ thống hạ tầng kĩ thuật với các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Chú ý tăng cường cơ sở hạ tầng cho các vùng phía đông bắc (Quận 9 và Thủ Đức), phía tây - tây bắc (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh) nhằm đảm bảo cho sự phát triển và thực hiện dự án xây dựng các KCN, KCX, CCN, KCNC trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

- Cần phải có quy hoạch triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực bên ngoài các KCN, KCX trong mối liên kết với hạ tầng các CCN, khu dân cư để tạo nên cơ sở hạ tầng hiện đại cho các đô thị vệ tinh.

- Xác định vai trò vị trí các KCN, KCX trong phát triển đô thị của TP. Hồ Chí Minh trong tương lai để có quy hoạch sử dụng đất hợp lí cho các KCN, KCX.

- Tăng khả năng đền bù giải tỏa của doanh nghiệp. Cho phép người dân đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất giải tỏa để giảm bớt khó khăn thiếu vốn của các KCN, KCX.

- Xác định điều kiện phân bố có tính đến ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước, hướng gió, tiếng ồn và bắt buộc phải tính đến hệ thống xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn.

- Khả năng kết nối với vùng phụ cận và các tỉnh trong việc hình thành các tiểu vùng công nghiệp trên cơ sở điều kiện giao thông nối liền mạch, tạo sự hình thành vùng công nghiệp tầm cỡ khu vực và châu Á. Khoảng sau năm 2020, ước tính nhu cầu đất cho KCN lên đến 15000 ha, chiếm 7,15% đất tự nhiên và chủ yếu hướng vào công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP hồ chí minh thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)