Trên cơ sở lí luận về TCLTCN, điều cần nhấn mạnh là tổ chức không gian lãnh thổ 3 chiều và chiều thứ thứ chính là chiều biến thiên của thời gian. Nếu TCLTCN không chú ý đến chiều biến thiên của thời gian thì TCLT sẽ dễ bị lạc hậu nhanh, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường không đồng bộ và nguy cơ phát triển, phân bố công nghiệp bất hợp lí cao, dẫn đến phát triển không bền vững. Quy hoạch phát triển CN và TCLTCN lẽ ra phải tiên phong đi trước thời gian, thì ngược lại phải chạy theo đuôi cái hiện hữu nên thường phải điều chỉnh, chắp vá, đôi khi bắt buộc phải xây dựng lại hoặc di dời gây lãng phí tốn kém. Như vậy, việc nhấn mạnh chiều thời gian trong TCLTCN chính là một phần của chiếc cầu đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triển và phân bố nền công nghiệp HĐH gắn với kinh tế tri thức, gắn với phát triển bền vững, không xem nhẹ lợi ích nào trong cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.
Lí luận TCLTCN trước đây chỉ chú ý đến vấn đề lợi ích kinh tế theo hướng cực tiểu hoa chi phí và cực đại hoa hiệu quả, thường xem nhẹ hiệu quả xã hội và môi trường, nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, khó có thuốc chữa tận gốc. Ngày nay, trên quan điểm phát triển bền vững, không làm thiệt hại ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai, người ta rất quan tâm đến chiều biến thiên thời gian ương TCLTCN. Mặt khác, khi người ta tiến hành TCLTCN ở vùng này thì cũng rất quan tâm đến các vùng khác kế cận, nhằm đảm bảo tính đồng bộ, liên thông nhau bằng các mối liên kết cùng phát triển, không ngăn cản, vùi dập nhau. TCLTCN mà không đi trước một bước, không chú ý đúng mức chiều thời gian thì thông thường dẫn đến nhiều hậu quả tai hại như mới hình thành đã thấy lạc hậu, mới hình thành đã thấy bất hợp lí cần phải thay đổi,... nhiều KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường mà sau đó khó lòng khắc phục, xử lí triệt để những ô nhiễm đó.
Về thực trạng TCLTCN TP. HCM
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp non trẻ, mới bước đầu phát triển, còn thể hiện nhiều vấn đề bất cập trong tiến trình tổ chức sắp xếp, phân bố lại SXCN theo các định
hướng và quy hoạch, hướng tới sự hợp lí và hiệu quả. Song, thực trạng còn thể hiện nhiều bất cập rất đáng quan tâm. Những điều quan tâm sâu sắc có thể rút ra sau đây :
• Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của Thành phố thấp hơn cả nước và phần còn lại của VKTTĐPN. Tốc độ phát triển đang theo chiều hướng giảm .
• CN tập trung chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động (như thực phẩm, dệt, may, da giày), chứng tỏ công nghiệp đang phát triển theo chiều rộng là chủ yếu.
• Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp chủ lực không ổn định và cũng theo chiều hướng giảm tốc độ tăng trưởng.
• Các ngành sử dụng nhiều lao động có năng suất lao động rất thấp so với mức bình quân toàn toàn ngành của Thành phố ( như dệt, may chỉ bằng 0,42% so với mức bình quân là 100%).
• Tỉ lệ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cao nhất là khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài rất đáng báo động. Điều này cần nghiên cứu đánh giá một cách kĩ lưỡng để làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Trong xu thế hội nhập, vấn đề cấp thiết phải tiến hành HĐH công nghiệp để tăng sức cạnh tranh của CN TP. HCM. Do đó, cần định hướng tập trung vào các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao.
• TCLTCN TP. HCM mới hình thành, đang trên đà hoàn thiện. Hướng phát triển lan tỏa theo vành đai hướng đông bắc, bắc, tây bắc và tây nam cùng với hệ thống giao thông quy hoạch hiện đại. Mặt khác, phải hết sức thận trọng khi phát triển xuống phía đông nam của Thành phố vì đây là vùng cửa sông đất thấp có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường và những khó khăn trong đầu tư xây dựng...
• TCLTCN TP. HCM cần phát triển lan tỏa, kết nối tạo thế liên hoàn với vùng phụ cận của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, tạo thành lãnh thổ công nghiệp và tạo nên nhiều đô thị vệ tinh.
• Trong tương lai CN TP. HCM phát triển mạnh mẽ, nhưng với không gian hạn hẹp của Thành phố sẽ là yếu tố cản trở khả năng phát triển CN TP. HCM. Do đó, SXCN TP. HCM sẽ phát triển lan tỏa vượt khỏi giới hạn hành chính, nên cần có sự tổ chức phối hợp nhịp nhàng trong TCLTSXCN giữa TP. HCM với các tỉnh thành lân
cận để trở thành vùng CN phát triển năng động, hiệu quả cao.
TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện chiến lược "đi tắt đón đầu" trong TCLTCN, trên cơ sở tạo sự chuyển dịch cơ cấu CN từ hướng phát triển theo chiều rộng, sang chiều sâu. Qua 15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX và KCNC TP.HCM đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng thay thế hàng nhập khẩu, tăng hàng hoa xuất khẩu, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tăng trưởng nền kinh tế, ổn định xã hội. TP.HCM cần TCLTCN khoa học, hợp lí, nhằm phát huy có hiệu quả cao trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội và môi trường để đưa TP. Hồ Chí Minh phát triển thành một trong những thành phố lớn có sức mạnh về CN, về thương mại dịch vụ của khu vực và thế giới, đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản thành quốc gia CN có trình độ tiên tiến.