Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long​ (Trang 88 - 90)

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tạ

3.2.2. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức

3.2.2.1. Tăng cường phối hợp phân công trách nhiệm từng bộ phận trong thực hiện bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc phân công trách nhiệm từng bộ phận để thực hiện bồi dưỡng GV theo triệu tập của Sở GD-ĐT được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ “khá”, thực tế các cấp quản lí chưa thực hiện tốt khâu phối hợp nên mục tiêu của biện pháp này nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn việc phân công, phối hợp với các bộ phận tham gia bồi dưỡng tập huấn tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT được hiệu quả hơn.

b) Nội dung của biện pháp

Tăng cường việc phối hợp với các cơ quan quản lí cấp trên và các tổ chuyên môn để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD- ĐT.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần phân công 01 thành viên trong ban lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác BDTX cho GV; giao nhiệm vụ cho TTCM trong việc tham mưu đề cử xây dựng đội ngũ GV cốt cán, có trình độ, năng lực chun mơn vững vàng, có uy tín nghề nghiệp để cử đi tham gia lớp tập huấn do Sở GD-ĐT hay Bộ GD-ĐT tổ

chức. Sau khi tham gia tập huấn, HT phân công nhiệm vụ cho từng GV cốt cán, theo chuyên đề họ phụ trách để cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng sát với thực tế nhu cầu GV của trường mình cần bồi dưỡng và thực hiện cam kết trách nhiệm với đội ngũ GV cốt cán về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần nắm rõ tình hình đội ngũ, trình độ, năng lực và phẩm chất của các thành viên trong tổ để có sự lựa chọn được đội ngũ GV cốt cán chất lượng, từ đó phân cơng nhiệm vụ, trách nhiệm các thành viên một cách công bằng, khách quan. Sự phân công phù hợp giúp các bộ phận phối hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

3.2.2.2. Chú trọng phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc phân công trách nhiệm cá nhân trong trong việc thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV được các đối tượng khảo sát đánh giá mức độ thực hiện “khá”, nên mục tiêu của biện pháp này nhằm củng cố thực hiện tốt hơn việc phân công thực hiện hoạt động này.

b) Nội dung của biện pháp

Chú trọng phân công trách nhiệm mỗi bộ phận, cá nhân GV trong tự học, tự bồi dưỡng, đây là nội dung chủ yếu trong hoạt động BDTX của GV, việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ để GV tự khẳng định năng lực nghề nghiệp của bản thân, tự tìm ra mặt mạnh, những vấn đề cần cải thiện theo các yêu cầu của Chuẩn. Từ đó có kế hoạch học tập bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm tiếp theo.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần xác định rõ việc phân công trách nhiệm mỗi cá nhân GV trong tự học, tự bồi dưỡng là rất cần thiết. Hướng dẫn cụ thể rõ ràng mục đích, yêu cầu, nội dung và quy trình của hoạt động này, phân công giáo viên cốt cán của tổ hỗ trợ giúp đỡ các GV trong tổ trong việc trao đổi chuyên môn, giúp việc tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân được thực hiện thường xuyên.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần quan tâm đến phân công trách nhiệm các bộ phận hỗ trợ như cán bộ thư viện, nhân viên thiết bị hỗ trợ và phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập, nghiên cứu của mỗi cá nhân GV, ln động viên khuyến khích đội ngũ về tinh thần vượt khó trong tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long​ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)