Tiêu chí đánh giá tính tích cực của HS trong dạy học theo định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 theo định hướng giáo dục stem (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc của đề tài

2.4.1. Tiêu chí đánh giá tính tích cực của HS trong dạy học theo định

STEM

Căn cứ vào các đặc trưng của dạy học theo định hướng giáo dục STEM, tiến trình dạy học kiến thức Vật lý theo định hướng giáo dục STEM, và một số biểu hiện tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS, chúng tôi cụ thể hoá tính tích cực của HS thông qua các tiêu chí ở bảng 2.4. Đây là công cụ đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng (HS trong cùng nhóm đánh giá lẫn nhau), tự đánh giá của HS.

Tuy nhiên để phù hợp với thực tế giảng dạy, GV có thể cân nhắc, lựa chọn và chỉnh sửa các tiêu chí sao cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng HS, với phương

pháp dạy học mình lựa chọn.

Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá tính tích cực của HS trong dạy học theo định hướng

giáo dục STEM [11] Tiêu chí Các mức độ tích cực Rất thường xuyên (5) Thường xuyên (4) Thỉnh thoảng (3) Hiếm khi (2) (1) Thắc mắc, tìm hiểu các kiến thức mới, tình huống mới; [tương ứng với biểu hiện (a)]

(2) Đề xuất vấn đề và lập kế hoạch, tiến hành thực hiện kế hoạch, giải quyết một vấn đề cụ thể có liên quan đến nội dung kiến thức học; [tương ứng với biểu hình (b)]

(3) Tìm hiểu từ nhiều nguồn kiến thức khác: bài báo, tạp chí, internet, bạn bè, chuyên gia…; [tương ứng với biểu hiện (c)]

(4) Hợp tác, phối hợp với các thành viên trong nhóm và với các thành viên nhóm khác; [tương ứng với biểu hiện (c), (d)]

(5) Chủ động trao đổi kiến thức, những vướng mắc, khó khăn với GV ; [tương ứng với biểu hiện (c)]

(6) Làm sơ đồ, mô hình, làm bộc lộ cấu trúc bài học, giúp dễ nhớ và vận dụng;

[tương ứng với biểu hiện (f)]

(7) Tìm tòi, bổ sung kiến thức từ việc nghiên cứu lý thuyết và từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn;

[tương ứng với biểu hiện (f)]

và nghề nghiệp tương lai [tương ứng với biểu hiện (f)]

(9) Mở rộng kiến thức sang nhiều lĩnh vực khác nhau, liên hệ kiến thức được học (mới) với kiến thức đã học (cũ) và với kiến thức các môn học khác;

[tương ứng với biểu hiện (f)]

(10) Phối hợp kiến thức của nhiều môn khác nhau (tính liên môn) để vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến nghề nghiệp và cuộc sống;

[tương ứng với biểu hiệu (f)]

(11) Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm, thảo luận nhóm; [tương ứng với biểu hiện (b)]

(12) Tích cực trong thảo luận nhóm, trao đổi với bạn cùng lớp, với chuyên gia; [tương ứng với biểu hiện (c)(d)]

(13) Tôn trọng ý kiến người khác, biết tiếp thu một cách có chọn lọc, hoàn thiện bản thân; [tương ứng với biểu hiện (c)(d)]

(14) Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra, tôn trọng tập thể, đoàn kết

với các thành viên; [tương ứng với biểu

hiện (c)(d)(e)]

(15) Tự chịu trách nhiệm với hành động bản thân; [tương ứng với biểu hiện (e),(f)]

2.4.2. Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS trong dạy học theo định hướng STEM

Chúng tôi sử dụng bảng các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.

Bảng 2.5. Tiêu chí đánh năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS đối với

chủ đề [6]

Năng lực hợp phần Biểu hiện

Nhận ra ý tưởng mới

Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

Phát hiện và làm rõ vấn đề phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; trong cuộc sống.

Hình thành và triển khai ý tưởng mới

Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

Đề xuất, lựa chọn giải pháp đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

Thiết kế và tổ chức hoạt động

Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp; tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động; biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao; đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.

Tư duy độc lập

Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 theo định hướng giáo dục stem (Trang 42 - 45)