Đánh giá tính tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 theo định hướng giáo dục stem (Trang 59 - 62)

8. Cấu trúc của đề tài

3.7.1. Đánh giá tính tích cực

Theo dõi diễn biến thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy các biểu hiện ở HS phù hợp với tiêu chí đánh giá tính tích cực của HS đã đưa ra ở Chương 2. Chúng tôi thể hiện nó ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 . Tiêu chí đánh giá tính tích cực và biểu hiện cụ thể của HS trong tiến trình dạy học

Tiêu chí Biểu hiện cụ thể

(1) Thắc mắc, tìm hiểu các kiến thức mới, tình huống mới; [tương ứng với biểu hiện (a)]

- Khi chúng tôi đặt vấn đề vào chủ đề, hoặc hệ thống lại kiến thức, HS hai nhóm đều rất chú ý theo dõi.

Ví dụ một tình huống trong hoạt động 1 của nhóm trạm phong điện mini, khi chúng tôi từ các câu hỏi định hướng giới thiệu về đại lượng vật lý mới “động năng”, các em nhanh chóng chủ động hỏi chúng tôi “Đại lượng này là gì?”.

- Khi được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu các kiến thức liên quan, HS hai nhóm đều rất hào hứng và chủ động ghi chú lại vào sổ học tập cá nhân.

- Khi trả lời các câu hỏi suy luận từ kiến thức nền, HS hai nhóm rất chú ý theo dõi và đặt câu hỏi trao đổi với chúng tôi để hiểu rõ được vấn đề. Hầu hết các câu hỏi, ý kiến phát biểu của các em đều đúng đa số, nếu bạn đại diện trả lời diễn đạt chưa đúng quan điểm chung của nhóm, các em chủ động xin được bổ sung câu trả lời của bạn.

(3) Tìm hiểu từ nhiều nguồn kiến thức khác: bài báo, tạp chí, internet, bạn bè, chuyên gia…; [tương ứng với biểu hiện (c)]

Trong quá trình chế tạo sản phẩm, những khó khăn gặp phải các nhóm trạm phong điện mini và máy bay động cơ dây thun chủ động tìm hiểu thông qua internet và hỏi ý kiến chúng tôi và chuyên gia (giáo viên bộ môn vật lý của lớp).

Hình 3.7. HS xin ý kiến giáo viên bộ môn vật lý của lớp về cách chế tạo trạm phong điện

(4) Hợp tác, phối hợp với các thành viên trong nhóm và với các thành viên nhóm khác; [tương ứng với biểu hiện (c), (d)]

Trong các hoạt động nhóm, chúng tôi quan sát thấy HS hai nhóm phối hợp tốt với nhau. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ và hiệu lệnh bắt đầu thảo luận nhóm, thư ký sẽ đọc lại các câu hỏi và nhóm trưởng sẽ thường hỏi “Có bạn nào ứng cử làm nhiệm vụ

gì không?”, hầu hết các lần thảo luận, các thành viên đều nhanh

chóng chủ động ứng cử nhiệm vụ các em cảm thấy mình hoàn thành tốt, nếu có hai HS cùng ứng cử một nhiệm vụ, chúng tôi thấy các em sẽ chủ động thương lượng với nhau. Khi làm xong nhiệm vụ của mình các em thường hỏi thăm và hỗ trợ các bạn gặp khó khăn, sau đó nhóm sẽ tiến hành thảo luận để thống nhất lại câu trả lời chung.

Hình 3.8. Nhóm trạm phong điện mini đang phối hợp nhau thực hiện nhiệm vụ: thảo luận tìm vật liệu phù hợp cho sản phẩm

(5) Chủ động trao đổi kiến thức, những vướng mắc, khó khăn với GV ; [tương ứng với biểu hiện (c)]

HS thường chủ động liên hệ với giáo viên những khó khăn trong tiến trình thực hiện qua các báo cáo hằng tuần và trao đổi trên group chat của Facebook.

(7) Tìm tòi, bổ sung kiến thức từ việc nghiên cứu lý thuyết và từ những bài học kinh

- Khi tìm hiểu các chủ đề kiến thức nền, HS tra cứu thêm thông tin từ đề cương môn vật lý 10 của trường để hoàn thành nhiệm vụ.

- Từ việc quan sát thực tiễn nhận thấy các trạm phong điện lớn thường đặt ở ven biển hoặc trên núi cao. Các em nghiên cứu

nghiệm rút ra từ thực tiễn; [tương ứng với biểu hiện (f)]

lý thuyết về đại lượng động năng và biết được nguyên nhân là do động năng của gió tỉ lệ thuận với lũy thừa bậc hai của vận tốc gió vì thế vận tốc gió là một trong những yếu tố quyết định khi muốn sử dụng năng lượng gió.

- Trong quá trình chế tạo, các gặp khó khăn trong việc lắp ráp mạch điện. Các em đã chủ động tìm hiểu cách mắc mạch qua Internet.

- Trong quá trình chế tạo, các em đề xuất lắp thêm pin năng lượng mặt trời và đã chủ động tra cứu Internet bổ sung kiến thức hiện tượng quang điện từ việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời.

(12) Tích cực trong thảo luận nhóm, trao đổi với bạn cùng lớp, với chuyên gia; [tương ứng với biểu hiện (c)(d)]

Trong quá trình hoạt động nhóm, HS hai nhóm thường xuyên đặt những câu hỏi trao đổi thông tin với nhau. Khi phát hiện ý tưởng về một vấn đề của bạn khác quan điểm của mình, các em sẽ chủ động nêu lên thắc mắc của bản thân.

Hình 3.9. HS nhóm máy bay động cơ dây thun thảo luận để tìm cách thay đổi vật liệu

(14) Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra, tôn trọng tập thể, đoàn kết với các thành viên; [tương ứng với biểu hiện (c)(d)(e)]

HS nhóm trạm phong điện mini có mặt đúng giờ họp nhóm, sau khi đã thảo luận cách chỉnh sửa mô hình, các em cùng nhau thực hiện phương án đã thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 theo định hướng giáo dục stem (Trang 59 - 62)