Đánh giá chung về việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 theo định hướng giáo dục stem (Trang 76 - 101)

8. Cấu trúc của đề tài

3.7.4. Đánh giá chung về việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo

trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn”

Thực tế giảng dạy cho thấy, HS được phát triển một số năng lực sau đây:

+ Làm việc với tài liệu: Đọc và tìm kiếm các thông tin cần thiết trong đề cương

môn vật lý khối 10 của trường, tra cứu thông tin trên Internet.

+ Thực hành: Các nhóm thực hiện thiết kế bản vẽ, lắp ráp và vận hành được trạm

phong điện mini.

+ Giao tiếp: Tuy có một số nội dung HS thuyết trình vẫn chưa thật chính xác về

bản chất khoa học, nhưng đa số các nhóm đều tự tin thuyết trình báo cáo kết quả, diễn đạt lưu loát, có sự phối hợp giữa các bạn thuyết trình với nhau. Nhóm báo cáo tự tin nói lên ý kiến của mình và bảo vệ ý kiến đó.

+ Làm việc nhóm: Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn

nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập chung.

Bên cạnh đó, HS còn phát triển được những kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng gia công cơ bản; kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện; tư duy kỹ thuật được hình thành và phát triển.

Tiến trình trên là khả thi để tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn”

trong thời lượng 4 tuần ở trường THPT. Thực tế giảng dạy cho thấy, dạy học chương “Các định luật bảo toàn” theo định hướng giáo dục STEM đã phát huy tính tích cực, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếu GV dạy tăng thời gian dự án thành 5 tuần (thêm 1 tuần) thì tiến trình dạy học sẽ tốt hơn vì HS có thêm thời gian để lắp ráp; đề xuất và khắc phục các lỗi không vận hành được của trạm phong điện mini, điều đó góp phần phát huy tính tích cực và năng lực giải quyết vấn đề, và bồi dưỡng thêm tính sáng tạo của HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau đợt thực nghiệm sư phạm, thông qua việc tổ chức, theo dõi, phân tích diễn biến và kết quả thực nghiệm, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Việc tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Các định luật bảo toàn – Vật lý 10” theo định hướng giáo dục STEM đã đạt được mục tiêu dạy học đề ra. HS đã phát huy được tính tích cực và năng lực giải quyết vấn đề của mình trong quá trình học tập.

- Trong thời lượng 4 tuần, chúng tôi tổ chức HS làm việc nhóm trải nghiệm với bản vẽ thiết kế và sản phẩm nhưng những kiến thức nền tảng của chương Các định luật bảo toàn –

Vật lý 10 vẫn đảm bảo truyển tải được đến HS.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và rèn luyện một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng làm việc nhóm, thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phản biện.

- Tiến trình dạy học góp phần tạo được hứng thú học Vật lý của HS nhờ vận dụng các kiến thức hàn lâm vào thực tiễn, trực quan sinh động hơn. GV không những dạy kiến thức khoa học mà còn giúp HS hiểu được tác hại của các nguồn nhiên liệu tạo ra điện gây ô nhiễm môi trường , của khí thải từ động cơ phản lực ra môi trường, từ đó góp phần giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sống.

- Các phân tích thực nghiệm trên đã khẳng định tính khả thi của việc tổ chức dạy học chương Các định luật bảo toàn – Vật lý 10 theo định hướng giáo dục STEM trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một số hạn chế, khó khăn đối với phương án dạy học đã soạn thảo:

- Thực nghiệm chỉ tiến hành trên phạm vi hẹp, có tính đặc thù đối tượng, vùng miền nên cũng chưa thể khẳng định tính hiệu quả với toàn bộ đối tượng HS THPT.

- Nếu tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì phải thay nội dung kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học đã đề ra.

- Để việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM đạt hiệu quả tốt nhất cần phải có các phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu, máy vi tính, lớp học kết nối Internet); Cũng cần có phòng học được trang bị đầy đủ các dụng cụ kỹ thuật; Sự đòi hỏi cao ở người học (sử dụng được Power Point, cách khai thác các tài liệu,…) Sự đòi hỏi cao ở người dạy từ khâu chuẩn bị ý tưởng, giáo án, chuẩn bị dụng cụ - thiết bị - tài liệu dạy học, nên cũng tạo thách thức cho cả trường học, người dạy và người học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả thu được của khóa luận, đối chiếu với nhiệm vụ đã đặt ra, chúng tôi đã thực hiện đúng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo định hướng giáo dục STEM, cụ thể: làm rõ khái niệm về giáo dục STEM; mối quan hệ giữa Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học; các mức độ áp dụng giáo dục STEM và tiến trình dạy học một bài học STEM do Bộ giáo dục và Đào tạo đề xuất. Đồng thời, khảo sát tính hiệu quả của phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số nghiên cứu trong nước thời gian gần đây.

- Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương Các định luật bảo toàn

– Vật lý 10 theo định hướng giáo dục STEM, cụ thể: dựa trên cơ sở lý luận và thực

tiễn, chúng tôi đã đề xuất xây dựng nội dung và tổ chức dạy học một số kiến thức chương Các định luật bảo toàn - Vật lý 10 theo định hướng giáo dục STEM, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS và bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của HS.

- Thực nghiệm sư phạm đề tài tại trường trung học phổ thông, cụ thể: tiến hành kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài qua việc thực nghiệm hai chủ đề đã đề xuất tại trường THPT trong thời gian 4 tuần.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm: kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi của đề tài. Tổ chức dạy kiến thức Vật lý chương Các định luật bảo toàn - Vật lý 10 thông qua các chủ đề

STEM có các vấn đề xuất phát từ thực tiễn làm kích thích trí tò mò và tưởng tượng của HS, tăng mức độ quan tâm của HS. Kết quả đánh giá định tính và định lượng đã chứng tỏ tiến trình tổ chức dạy học này không những kích thích hứng thú học tập, phát triển năng lực giải quyết vấn đề mà còn rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc của người học.

Do điều kiện về thời gian, năng lực và khuôn khổ của khóa luận nên quá trình thực nghiệm chỉ tiến hành tổ chức dạy học chính khóa trên 2 nhóm với tổng học sinh 10 em do đó quá trình thực nghiệm chưa có tính khái quát cao. Chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, và có những cải tiến để đề tài phát huy hiệu quả trong điều kiện dạy học ở nước ta.

Ngoài ra, chúng tôi còn có có một số kiến nghị để việc triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông nói chung và trong dạy học

môn vật lý nói riêng đạt hiệu quả cao cần có sự đầu tư và chỉ đạo mang tính đồng bộ, cụ thể là:

- Dạy học phải được đổi mới toàn diện, tăng tính thực tiễn từ nội dung kiến thức, đến các bài tập liên quan.

- Muốn đổi mới dạy học thì phải đổi mới cách kiểm tra và đánh giá. GV phải có hình thức đánh giá và cách thức xây dựng tiêu chí đánh giá cho phù hợp với mục tiêu dạy học đã đề ra.

- Muốn dạy học theo định hướng giáo dục STEM, phát triển các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học thì cũng cần cải thiện cơ sở vật chất của các trường phổ thông để phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện các phương pháp dạy học mới, tích cực.

- Cần tăng cường hơn về truyền thông để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là đội ngũ GV về STEM, một xu thế giáo dục mang tính tất yếu trên thế giới hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đổi mới giáo dục và tham gia sâu, rộng vào các tổ chức, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ giáo dục và Đào tạo. (2019). Tài liệu tập huấn “Xây dựng và thực hiện các chủ đề

giáo dục STEM trong trường trung học. Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2019.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo. (2018). Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục

trung học năm học 2018-2019. Công vănsố 3711/BGDĐT-GDTrH, Hà Nội, ngày 24

tháng 08 năm 2018.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo. (2017). Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018

của ngành giáo dục. Chỉ thị số: 2699/CT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm

2017.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2017

6. Bộ giáo dục và Đào tạo. (2016). Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục

trung học năm học 2016-2017. Công vănsố 4325/BGDĐT-GDTrH, Hà Nội, ngày 01

tháng 09 năm 2016.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Sách Giáo

Khoa Vật lí 10 (Ban Cơ bản), NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Nguyễn Thành Hải. (2017). Giáo dục STEM không để biến học sinh thành nhà khoa học. Báo Khoa học và Phát triển, 923, 18.

9. Lacne I.Ia. (1977). Dạy học nêu vấn đề. NXB Giáo dục HN.

10. Hoàng Phước Muội, Nguyễn Thanh Nga. (2017). Tổ chức dạy học một số kiến thức

chương Động lực học chất điểm vật lý 10 theo định hướng giáo dục STEM. Hội thảo

khoa học giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới, TP. Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thanh Nga, Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ. (2018). Dạy học chủ đề STEM cho học sinh

trung học cơ sở và trung học phổ thông. TP. Hồ Chí Minh:NXB Đại Học Sư Phạm

Thành Phố Hồ Chí Minh, 9.

12. Nguyễn Thanh Nga. (2015). Tổ chức dạy học dự án trong dạy học Vật lý đại cương nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển tư duy kỹ thuật của sinh viên

ngành kỹ thuật. Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP HN.

13. Hoàng Phê chủ biên. (2005). Từ điển Tiếng Việt. Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng.

14. Lê Xuân Quang. (2017). Dạy học môn công nghệ theo định hướng giáo dục STEM. Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

15. Hà Xuân Thành. (2017). Dạy học toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng

các tình huống thực tiễn. Luận văn Tiến sĩ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà

Nội.

16. Lương Việt Thái (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Hồng Thuận, Phạm Thanh Tâm. (2011).

người học. Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số: B2008-37-52 TĐ, HN.

17. Thủ tướng chính phủ. (2017). Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ 4. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

số:16/CT-TTg, Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017.

18. Thủ tướng chính phủ. (2015). Chiến lược phát năng lượng tái tạo của việt nam đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, số: 2068/QĐ-TTg, Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015.

19. Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Hải Yến. (2012). Xã hội học tập – Học tập suốt đời và các kỹ

năng tự học. Hà Nội: NXB Dân Trí.

20. Lê Ngọc Tứ, Nguyễn Minh Khánh, Nguyễn Thị Ngọc Châu. (2017). Tổ chức dạy học kiến thức “Sự ảnh hưởng ánh sáng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt và sinh trưởng ở thực vật” – Sinh học 10 theo định hướng giáo dục STEM. Hội thảo khoa học giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới, TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu Tiếng Anh

21. OECD. (2002). Definition and Selection of Competencies: Theoretical and

Conceptual Foundation.

22. Weinert F. E. (2001). Vergleichende Leistungsmessung in Schulen - eineumstrittene

Selbstverstondlichkeit, In F. E. Weinert (eds), Leistungsmessung in Schulen,

Weinheim und Basejl: Beltz Verlag.

23. OECD. PISA. (2003). Assessment Framework: Mathematics, Reading Science and

Problem Solving Knowledge and Skills.

Trang web 24. https://www.knowatom.com/blog/what-is-the-stem-cycle 25. https://www.evn.com.vn/d6/news/Thong-tin-bao-chi-Hoi-thao-Thuc-day-phat-trien- dien-mat-troi-ap-mai-tai-Viet-Nam-66-142-23196.aspx 26. https://nguyentandung.org/khat-vong-lam-chu-bau-troi-cua-may-bay-viet-nam-do- nguoi-viet-nam-che-tao.html 27. https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/chang-ky-su-8x-viet-tham-gia-che-tao-may-bay- khung-airbus-1374745213.htm 28. https://vtc.vn/chang-ky-su-tre-che-tao-thiet-bi-bay-made-in-vietnam-gia-400-trieu- d392159.html 29. https://vlstock.com/2018/01/16/nganh-hang-khong-2018-bau-troi-bay-mo-rong/ 30. http://s.cafef.vn/hvn-302832/viet-nam-se-la-thi-truong-hang-khong-tang-truong- nhanh-thu-5-the-gioi-cuoc-canh-tranh-khoc-liet-nhin-tu-vietnam-airlines.chn 31. http://enternews.vn/can-bang-thuong-mai-la-mot-trong-nhung-yeu-to-cua-quyet- dinh-mua-boeing-787-va-airbus-a350-cua-vietnam-airlines-122841.html 32. https://congthuong.vn/dong-co-may-bay-dau-tien-san-xuat-tai-hoa-lac-se-xuat- xuong-vao-thang-12019-113011.html

33. https://www.baotintuc.vn/kinh-te/viet-nam-co-nha-may-dau-tien-san-xuat-linh-kien-

hang-khong-vu-tru-20190329120756468.htm

34. http://www.mt.gov.vn/mmoitruong/tin-tuc/1092/21098/canh-bao-ve-su-nguy-hai-

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

MÔ TẢ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ ĐỀ TRẠM PHONG ĐIỆN MINI

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối cao. Năm 2018, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo High Net Worth 2019 của Wealth-X ngày 06/03/2019, Việt Nam đứng thứ 4 toàn cầu về tốc độ tăng lượng người siêu giàu.

Hình 1 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011- 2018.

Hình 2 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á năm 2018.

Hình 3 Việt Nam đứng thứ 4 toàn cầu về tốc độ tăng lượng người siêu giàu giai đoạn 2018-

2023

Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng của ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng cũng rất cao. Theo dự báo của Tổng công ty điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 7,1% thì nhu cầu điện của Việt Nam vào năm 2020 là khoảng 200.000 GWh và vào năm 2030 là 327.000 GWh. Tuy nhiên, theo Tổng công ty dự tính thì ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện của chúng ta chỉ đạt 165.000 GWh vào năm 2020 và 208.000 GWh vào năm 2030. Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện một cách nghiêm trọng và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm[3]. Hiện nay, những nguồn phát điện có công suất đủ lớn để đóng vai trò động lực cho nền kinh tế gồm: than, dầu, khí, thủy năng và hạt nhân. Tuy nhiên, chúng đang cạn kiệt và gây ô nhiễm mô trường. Cho nên, việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và an toàn hết sức cần thiết.

Năng lượng gió là một dạng năng lượng sạch, tái tạo được. Theo số liệu về Lượng khí thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương các định luật bảo toàn vật lý 10 theo định hướng giáo dục stem (Trang 76 - 101)