3. Nội dung nghiên cứu
2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm thu mẫu
- Địa điểm : Tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu
+ Quá trình thu mẫu nấm đƣợc thực hiện theo tuyến đƣờng 01 tại bản Dù và tuyến 02 và 03 tại bản Lấp. Khu vực thích hợp để thu mẫu là những nơi ẩm ƣớt có bóng dâm hay ven rừng và trong rừng thì việc thu mẫu cũng diễn ra thuận lợi hơn.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Thu mẫu từ ngày 14/04/2018- 06/10/2018
2.3. Thiết bị nghiên cứu
Dụng cụ, thiết bị trong phòng thí nghiệm: -Kính hiển vi, lamen kính, lá kính
-Nƣớc, dầu soi kính, KOH 10% -Isopropamol
-Bút, giấy, máy ảnh
Dụng cụ để lấy mẫu ngoài thực địa: - Dao nhỏ: dùng khi đào, lấy mẫu;
- Giấy bạc để gói, đựng mẫu hoặc hộp nhựa. - Máy ảnh để chụp ảnh mẫu ngoài hiện trƣờng;
- Giấy bút ghi chép mô tả nhanh ngoài hiện trƣờng, bút đánh dấu mẫu; - Máy định vị tọa độ.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phƣơng pháp thu mẫu 2.4.1. Phƣơng pháp thu mẫu
Thu thập mẫu:
- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nấm đƣợc lấy ngẫu nhiên tại các nơi dƣới gốc cây, trên thân cây gỗ mục và chủ yếu dọc theo trục đƣờng di chuyển chính của Vƣờn quốc gia Xuân Sơn.
- Thời gian thích hợp lấy mẫu: Sau mƣa khoảng 2-3 ngày ta tiến hành lấy mẫu vì mƣa nấm phát triển rất nhanh.
Lƣu ý: Khi thu mẫu cần phải cẩn thận không để mẫu bị dập nát, thu mẫu với các kích thƣớc khác nhau, cả còn non lẫn trƣởng thành, nếu mẫu là loài phổ biến với số lƣợng lớn, cần thu với lƣợng thích hợp. Lấy mẫu: khi phát hiện mẫu nấm lấy máy ảnh chụp ảnh toàn bộ cây nấm (gồm mũ nấm, lá nấm, cuống nấm). Chụp cùng thƣớc kẻ để đo kích thƣớc của nấm có thể đo nhanh.
- Quan sát và ghi chép nhanh các đặc điểm bên ngoài của nấm là: màu sắc, khí hậu đặc điểm tự nhiên tại khu vực lấy mẫu có những loài cây chủ yếu mọc xung quanh cây nấm. Nếu biết tên nấm có thể ghi nhanh tên mẫu vào giấy.
- Tiếp đến tiến hành lấy mẫu: Dùng dao tách nấm ra khỏi giá thể, khi tách cần lấy cả một mẩu nhỏ gỗ mà nấm sống trên đó. Nếu nấm mọc trên đất thì cần lấy cả rễ và loại bỏ bớt đất đi. Không lấy những mẫu bị hƣ hỏng. Lƣu ý: Những mẫu nấm có kích thƣớc nhỏ, dễ gãy vỡ đƣợc đựng riêng trong các lọ nhỏ, hộp nhựa... Không dùng túi nilon để đựng mẫu vì nó không thoát khí và hơi nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
2.4.2. Phƣơng pháp xử lý và bảo quản mẫu vật
Mẫu lấy đƣợc bảo quản nơi thoáng mát. Nếu giấy bọc bị bẩn hay ƣớt thì đƣợc thay thế, mô tả, ghi chép tiếp những đặc điểm của nấm vào phiếu điều tra theo mẫu. Chụp ảnh toàn cây nấm, khi bị cắt lớp và rõ mũ nấm.
- Nấm đƣợc xử lý bằng cách phơi khô tự nhiên, làm khô trong tủ lạnh hoặc sấy bằng máy sấy hoa quả ở nhiệt độ 40-45oC. Sau khi nấm đã khô thì cho vào hộp hoặc phong bì giấy kèm theo nhãn, tất cả mẫu đựng trong 1 bao to hoặc hộp to, cho silicagel để hút ẩm chống mốc, hỏng mẫu.
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu vật
Mô tả đặc điểm bên ngoài cần thể hiện rõ:
- Mũ nấm (pileus): Kích thƣớc, hình dạng, bề mặt, màu sắc - Thịt nấm (context): Độ dày và màu sắc
- Lá nấm (lamellae): cách đính, khoảng cách, độ rộng, màu sắc.
- Cuống nấm (stipe): kích thƣớc, hình dạng, bề mặt, màu sắc ở đỉnh và ở chân, các đính ở rễ
- Mùi, vị, màu sắc bào tử
Trong ngày sau khi thu mẫu nấm về, dung dao cắt mũ nấm ra khỏi cuống, úp xuống một tờ giấy, lấy cốc úp lại để thu bào tử nấm. Tiến hành phân tích mẫu nhờ các thiết bị: kính hiển vi.
Hình 2.2. Cấu tạo của nấm
a. quả thể nấm; b. thịt nấm; c. lỗ nấm; d. phiến nấm; e. cuống nấm
Cách soi mẫu qua kính hiển vi:
- Mẫu vật phân tích tốt nhất là mẫu tƣơi vừa mới thu hái hoặc ngay ngày hôm sau sử dụng kính hiển vi để soi mẫu nấm:
- Cắt một mảnh thật nhỏ và mỏng từng bộ phận của nấm nhƣ lá nấm, mũ nấm và cuống nấm để soi các cấu trúc hiển vi. Thƣờng dùng các vật kính phóng to 4 lần và 100 lần để soi mẫu.
- Bào tử nấm thƣờng đƣợc tìm thấy tại lỗ nấm, ta có thể thấy hình dạng phóng to của chúng dƣới vật kính 100. Bào tử thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae thấy dƣới một số dạng nhƣ hình 2.3 dƣới đây.
a b
c
d
Hình 2.3. Một số hình dạng của bào tử
A. Bào tử hình trụ; B. Bào tử hình trụ lõm; C. Hạt điều; D. Dạng hạt thóc; E. Thuôn elip; F. Elip rộng; G. Gần với hình cầu; H. Hình cầu; I. Gai; J. Gai lồi hình hạt thóc; K. Vách dày, có nhân, đỉnh lõm
(Nguồn sách: Polypores of British Columbia 2017) [4]
- Lỗ nấm, mũ nấm, thân nấm thƣờng đƣợc soi để xem cấu trúc cấu tạo, ví dụ nhƣ ở thân nấm sẽ quan sát đƣợc cấu trúc dạng sợi (stipitipellis) khi soi bằng vật kính 100.
- Những lát cắt mẫu tƣơi thƣờng đƣợc quan sát trong nƣớc cất. Khi mẫu nấm quá bé và khô lại, trƣớc khi cắt có thể ngâm vào trong nƣớc cho mẫu phình to
ra để dễ dàng cho việc cắt mảnh mẫu nấm ở từng bộ phận. Khi soi tại vật kính 100 phải dung dầu soi kính, sau khi sử dụng xong cần sử dụng isopropamol để lau sạch kính hiển vi, tấm kính và lamen kính đƣợc rửa bằng nƣớc xà phòng tại phòng thí nghiệm.
Lƣu ý: mô tả hình thái soi kính hiển vi cần vẽ và chụp ảnh lại các hình ảnh: -Hình dạng của bào tử
-Cấu trúc của thân nấm, lá nấm và cuống nấm.
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá đa dạng về loài
Các tiêu chí để phân loại các loài.
- Đặc điểm bên ngoài: dựa vào các đặc điểm đã mô tả trên phiếu mô tả bao gồm màu sắc, lá nấm, thân nấm, mùi, vị, và môi trƣờng sống, ảnh chụp thực tế, cần nhận xét các đặc điểm của loài, so sánh sự khác và giống nhau với một số mẫu vật trên các vùng trên thế giới.
- Đặc điểm hình thái trên kính hiển vi: hình dạng của bào tử.
2.4.5. Phƣơng pháp định loại nấm lớn.
Luận văn dựa theo phƣơng pháp định loại theo khoa phân loại của một số tài liệu dung để định loại nấm Lỗ
+ Nấm lớn ở Việt Nam (tập 1)- GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt (2011) [32]. + Danh mục nấm lớn ở Việt Nam - GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt (2014) [35]. + Polypores of British Columbia 2017- James Ginns [4].
+ The Macrofungus Flora Of China’s Guangdong Province – Bi Zhishu, Zheng Guoyang, Li Taihui [2].
2.4.6. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu
Thông tin về phân bố của loài đƣợc căn cứ vào mức độ phong phú của loài tại địa điểm nghiên cứu.
+ Độ phong phú của loài đƣợc tính theo công thức của Kreds [6]: P%=(ni/∑n)x100
Trong đó:
P : là độ phong phú của loài
ni: là số cá thể trong khu vực nghiên cứu;
Chƣơng 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
3.1. Thành phần nhóm loài thuộc họ Polyporaceae và độ đa dạng của loài nấm lỗ thuộc họ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn nấm lỗ thuộc họ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn
Nhận xét chung về đặc điểm các chi nấm thuộc họ nấm Lỗ Polyporaceae tại VQG Xuân Sơn
Điều kiện môi trƣờng để thu thập đƣợc các mẫu nấm thuộc họ Polyporaceae thƣờng ở nơi ẩm ƣớt, sau mƣa từ 7-15 ngày là thời điểm nấm mọc rất nhiều, có thể mọc trên thân cây đang sống, thân cây đổ gần suối hoặc chủ yếu là cành gỗ mục, đang bị phân hủy hoặc chết. Kết quả nghiên cứu tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn thuộc khu vực Phú Thọ sau 3 lần đi khảo sát và thu mẫu thực địa đã thu đƣợc 30 mẫu thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae trong đó có 12 loài thuộc 5 chi.
Bảng 3.1. Tổng số mẫu và số mẫu thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae ở VQG Xuân Sơn
STT Thời gian lấy mẫu Tổng số mẫu Mẫu thuộc họ Polyporaceae 1 14/04/2018 10 5 2 9/06/2018 46 15 3 6/10/2018 11 10
Bảng 3.2. Phân loại các chi và loài nấm thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae ở VQG Xuân Sơn
ST
T KHM Chi Tên loài
Số lƣợng
1. XS.18.19 Hexagonia Fr. Hexagonia tenuis
(Hook.) Fr. 6
2. XS.3.04
Microporus P. Beauv.
Microporus affinis (Blum
& Nees: Fr.) 2 3. XS.18.15 Microporus vernicipes (Berk.) 2 4. XS.1.01 Microporus xanthopus (Fr.) Pat. O. Kuntze. 3 5. XS.3.07 Microporus flabelliformis (Klotzsch) Kuntze 1 6. XS.1.04 Pycnoporus (Jacq.:Fr) P.cinnabarinus Jacq.:Fr 2 7. XS.3.05 Pycnoporus sanguineus (L.) Murrill 2 8. XS.1.03 Polyporus P. Micheli ex Adans. Polyporus perennis (L.) Fr., 2 9. XS.18.21 Polyporus leptocephalus (Jacq.) Fr. 2
10. XS.3.03 Polyporus badius (Pers.)
Schwein. 2
11. XS.1.02 Polyporus arcularius
ST
T KHM Chi Tên loài
Số lƣợng
12. XS.3.01
Megasporoporia
Ryvarden & J.E. Wright,
Megasporoporia aff.
hexagonoides (Speg.) J.E. Wright & Rajchenb.,
2
Qua bảng 3.2 cho thấy, chi Polyporus và chi Microporus chiếm ƣu thế hơn so với các nhóm loài khác. Bên cạnh đó tỷ lệ giữa các mẫu nấm thu đƣợc thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae chiếm 45% kết quả thể hiện ở hình 3.1
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ (%) các mẫu thuộc họ nấm Lỗ Polyporaceae thu đƣợc tại khu vực nghiên cứu
Các loài thuộc họ nấm Lỗ Polyporaceae chiếm 45% trong tổng số mẫu thu đƣợc trong 3 lần thu mẫu tại VQG Xuân Sơn.
Trong quá trình thu mẫu theo từng đợt lấy ngoài mẫu thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae thu đƣợc còn có các họ nấm khác nhƣ Ganodermataceae, Agaricaceae, Auricularaceae, Xylariaceae, Hymenochaetaceae,
45% 55%
Loài nấm lỗ Polyporaceae Loài khác
Marasmiaceae, Phanerochaetaceae. Điều này cho thấy nấm ở VQG Xuân Sơn rất phong phú về số lƣợng cũng nhƣ số loài.
3.2. Độ đa dạng của các loài nấm tại VQG Xuân Sơn 3.2.1. Độ phong phú của các loài nấm tại VQG Xuân Sơn 3.2.1. Độ phong phú của các loài nấm tại VQG Xuân Sơn
Nấm Lỗ ở VQG Xuân Sơn phong phú về thành phần loài. Đƣợc thể hiện ở một số điểm trong quá trình thu thập mẫu nhƣ sau:
- Số lƣợng quả thể, kích thƣớc, bề mặt và màu sắc thƣờng rất phong phú. - Môi trƣờng sống, điều kiện khí hậu, độ ẩm môi trƣờng tại VQG Xuân Sơn là môi trƣờng lý tƣởng để góp phần tạo điều kiện cho các loài nấm trong đó đặc biệt là các loài thuộc họ nấm Lỗ (Polyporaceae) sinh trƣởng và phát triển mạnh mẽ.
- Nếu so sánh với kết quả điều tra của một số khu vực hệ nấm nƣớc ngoài nhƣ khu hệ nấm Lớn phía Bắc Thái Lan, phía nam nƣớc Mĩ hay khu bảo tồn thiên nhiên Nam Lĩnh, Quảng Đông và một số khu vực trong nƣớc nhƣ: Thừa Thiên Huế, vƣờn Quốc gia Ba Vì hay danh mục nấm VQG Cát Tiên [9] có thể nhận thấy nấm Lỗ (Polyporaceae) ở Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn cũng rất phong phú và đa dạng về thành phần loài.
Bảng 3.3. Độ đa dạng của quả thể và độ phong phú của các loài thuộc họ nấm Lỗ (Polyporaceae) tại VQG Xuân Sơn
STT
Tên loài thuộc họ nấm Lỗ (Polyporaceae) Số lƣợng mẫu Độ phong phú của loài (%) Số lƣợng quả thể (3 lần thu mẫu) Độ đa dạng của quả thể (%) 1 Hexagonia tenuis 6 20,0 8 19,0 2 Microporus affinis 2 6,7 4 9,5 3 Microporus vernicipes 2 6,7 3 7,1
STT
Tên loài thuộc họ nấm Lỗ (Polyporaceae) Số lƣợng mẫu Độ phong phú của loài (%) Số lƣợng quả thể (3 lần thu mẫu) Độ đa dạng của quả thể (%) 4 Microporus flabelliformis 1 3,3 8 19,0 5 Microporus xanthopus 3 10,0 4 9,5 6 Pycnoporus cinnabarinus 2 6,7 2 4,8 7 Pycnoporus sanguineus 2 6,7 2 4,8 8 Polyporus perennis 2 6,7 2 4,8 9 Polyporus leptocephalus 2 6,7 2 4,8 10 Polyporus badius 2 6,7 2 4,8 11 Polyporus arcularius 4 13,3 2 4,8 12 Megasporoporia hexagonoides 2 6,7 3 7,1 Tổng 30 100 34 100 Nhận xét:
Về độ phong phú của loài: Trong tổng số 30 mẫu thuộc họ nấm Lỗ Polyporaceae thu đƣợc thì tại khu vực nghiên cứu loài có độ phong phú cao nhất đó là: Hexagonia tenuis chiếm 20%, loài có độ phong phú cao thứ hai đó là loài Polyporus arcularius chiếm 13,3%. Tiếp đó là loài Microporus
Megasporoporia, Microporus, Polyporus và Pycnoporus độ phong phú chiếm 6,7%. Điều này có thể do Hexagonia tenuis dễ thích nghi với những thay đổi của thời tiết dù trời mƣa ẩm ít và mƣa ẩm nhiều.
Ngoài ra, về độ lặp của mẫu: Trong quá trình thu mẫu có mẫu kí hiệu XS.18.19 là loài Hexagonia tenuis đƣợc lặp lại qua 3 lần thu mẫu. Polyporus
arcularius (kí hiệu mẫu XS.1.02) lặp lại qua 2 lần thu mẫu. Từ đó có thể
thấy mẫu XS18.19 có tính đa dạng, phong phú nhất trong tổng số 30 mẫu thuộc họ nấm Lỗ Polyporaceae.
3.2.2. Danh mục các loài nấm đã ghi nhận
Từ kết quả ngoài thực địa cho thấy nấm Lỗ rất đa dạng về thành phần loài.
a. Danh mục các loài nấm thuộc họ Polyporaceae tại VQG Xuân Sơn.
Cho đến nay, hiện chƣa có nghiên cứu nào về nấm lớn tại VQG Xuân Sơn đƣợc công bố, do vậy các loài nấm đƣợc nghiên cứu của luận văn này đƣợc cho là nghiên cứu mới tại khu vực này, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.3 dƣới đây:
Bảng 3.4. Danh mục liệt kê các loài nấm thuộc họ Polyporaceae tại VQG Xuân Sơn
STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT
NAM
CÁC LOÀI ĐƢỢC GHI NHẬN MỚI
1. Hexagonia tenuis (Hook.) Fr. X
2. Microporus affinis (Blum & Nees:
Fr.)
Nấm ống nhỏ
hình quạt X
3. Microporus vernicipes (Berk.)
STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM
CÁC LOÀI ĐƢỢC GHI NHẬN MỚI
4. Microporus xanthopus (Fr.) Pat. O.
Kuntze.
Nấm ống nhỏ
chân vàng X
5. Microporus flabelliformis (Klotzsch)
Kuntze, X
6. P.cinnabarinus Jacq.:Fr) P. Karst.
1881
Nấm lie da
cam X
7. Pycnoporus sanguineus (L.) Murrill,
Bull (1904)
Nấm lie da
cam mỏng X
8. Polyporus perennis (L.) Fr., Systema
Mycologicum 1: 350 (1821) X
9. Polyporus leptocephalus (Jacq.) Fr. X
10. Polyporus badius (Pers.) Schwein. X
11. Polyporus arcularius (Batsch) Fr. X
12. Megasporoporia aff. hexagonoides
(Speg.) J.E. Wright & Rajchenb. X
b. Một số đặc điểm hình thái và hiển vi của các loài nấm đã ghi nhận
Khi thu mẫu có những loài mọc thành từng cụm với số lƣợng tƣơng đối lớn và có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn. Có những loài quả thể màu sắc đa dạng dễ dàng nhận diện và phân biệt đƣợc chúng.
- Một số đặc điểm hình thái chủ yếu để nhận biết một số loài nấm thuộc các chi trong họ nấm Lỗ Polyporaceae.
- Đặc điểm hình thái hiển vi của một số loài đã đƣợc ghi nhận + Loài Microporus flabelliformis (Kl.:Fr) Kunt.
Thể quả sống một năm, hình quạt, màu nâu vàng, nâu gỉ - hạt dẻ, chất da, có vân vòng đồng tâm, mép dạng sóng màu trắng vàng, mới đầu có lông tơ, về sau nhẵn bóng. Ống nấm rất nhỏ, 7-10 lỗ/mm, màu trắng, mặt dƣới mép không có lỗ. Cuống nấm mọc bên, ngắn 5-30mm, thô 20-50mm, gốc phình lên dạng đĩa, màu nâu nhạt. Ba hệ sợi nấm, nơi sinh sản không màu, vách mỏng có khóa, đƣờng kính 2-5 m, sợi khung không màu, vách dày, đƣờng kính 3-5 m; sợi bện kết không màu vách dày, phân nhánh, đƣờng kính 1- 2 m. Bào tử không màu, hình bầu dục 4-6 1,5-2,5 m. Mọc trên cây mục hoặc cành cây lá rộng. Phân bố rất rộng vùng nhiệt đới.
+ Loài Microporus xanthopus (Fr) Kunt. Thể quả sống một năm, có cuống chất da, tán nấm dạng phễu, gần phễu, rộng 3-15cm, dày 0,5-1mm, mặt tán màu nâu nhạt, nâu vàng nhạt, nâu đỏ đến nâu sẫm, nhẵn bóng, có vân đồng tâm, nếp nhăn bức xạ, mép mỏng, dạng sóng, phía dƣới không có lỗ. Mô