Danh mục các loài nấm đã ghi nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm lỗ polyporaceae tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)

3. Nội dung nghiên cứu

3.2.2. Danh mục các loài nấm đã ghi nhận

Từ kết quả ngoài thực địa cho thấy nấm Lỗ rất đa dạng về thành phần loài.

a. Danh mục các loài nấm thuộc họ Polyporaceae tại VQG Xuân Sơn.

Cho đến nay, hiện chƣa có nghiên cứu nào về nấm lớn tại VQG Xuân Sơn đƣợc công bố, do vậy các loài nấm đƣợc nghiên cứu của luận văn này đƣợc cho là nghiên cứu mới tại khu vực này, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.3 dƣới đây:

Bảng 3.4. Danh mục liệt kê các loài nấm thuộc họ Polyporaceae tại VQG Xuân Sơn

STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT

NAM

CÁC LOÀI ĐƢỢC GHI NHẬN MỚI

1. Hexagonia tenuis (Hook.) Fr. X

2. Microporus affinis (Blum & Nees:

Fr.)

Nấm ống nhỏ

hình quạt X

3. Microporus vernicipes (Berk.)

STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM

CÁC LOÀI ĐƢỢC GHI NHẬN MỚI

4. Microporus xanthopus (Fr.) Pat. O.

Kuntze.

Nấm ống nhỏ

chân vàng X

5. Microporus flabelliformis (Klotzsch)

Kuntze, X

6. P.cinnabarinus Jacq.:Fr) P. Karst.

1881

Nấm lie da

cam X

7. Pycnoporus sanguineus (L.) Murrill,

Bull (1904)

Nấm lie da

cam mỏng X

8. Polyporus perennis (L.) Fr., Systema

Mycologicum 1: 350 (1821) X

9. Polyporus leptocephalus (Jacq.) Fr. X

10. Polyporus badius (Pers.) Schwein. X

11. Polyporus arcularius (Batsch) Fr. X

12. Megasporoporia aff. hexagonoides

(Speg.) J.E. Wright & Rajchenb. X

b. Một số đặc điểm hình thái và hiển vi của các loài nấm đã ghi nhận

Khi thu mẫu có những loài mọc thành từng cụm với số lƣợng tƣơng đối lớn và có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn. Có những loài quả thể màu sắc đa dạng dễ dàng nhận diện và phân biệt đƣợc chúng.

- Một số đặc điểm hình thái chủ yếu để nhận biết một số loài nấm thuộc các chi trong họ nấm Lỗ Polyporaceae.

- Đặc điểm hình thái hiển vi của một số loài đã đƣợc ghi nhận + Loài Microporus flabelliformis (Kl.:Fr) Kunt.

Thể quả sống một năm, hình quạt, màu nâu vàng, nâu gỉ - hạt dẻ, chất da, có vân vòng đồng tâm, mép dạng sóng màu trắng vàng, mới đầu có lông tơ, về sau nhẵn bóng. Ống nấm rất nhỏ, 7-10 lỗ/mm, màu trắng, mặt dƣới mép không có lỗ. Cuống nấm mọc bên, ngắn 5-30mm, thô 20-50mm, gốc phình lên dạng đĩa, màu nâu nhạt. Ba hệ sợi nấm, nơi sinh sản không màu, vách mỏng có khóa, đƣờng kính 2-5 m, sợi khung không màu, vách dày, đƣờng kính 3-5 m; sợi bện kết không màu vách dày, phân nhánh, đƣờng kính 1- 2 m. Bào tử không màu, hình bầu dục 4-6 1,5-2,5 m. Mọc trên cây mục hoặc cành cây lá rộng. Phân bố rất rộng vùng nhiệt đới.

+ Loài Microporus xanthopus (Fr) Kunt. Thể quả sống một năm, có cuống chất da, tán nấm dạng phễu, gần phễu, rộng 3-15cm, dày 0,5-1mm, mặt tán màu nâu nhạt, nâu vàng nhạt, nâu đỏ đến nâu sẫm, nhẵn bóng, có vân đồng tâm, nếp nhăn bức xạ, mép mỏng, dạng sóng, phía dƣới không có lỗ. Mô nấm màu trắng hoặc hơi nhạt, dày 0,3-0,5mm. Ống nấm gắn cùng với mô nấm. Mặt lỗ hơi nâu tím, lỗ tròn 7-8 lỗ/mm. Cuống màu vàng, nâu vàng, nhẵn bóng, mọc giữa hoặc gần giữa, dài 5-50mm, gốc phình lên. Ba hệ sợi nấm; sợi sinh sản, không màu, vách mỏng, có đƣờng kính 2,5-5 m; sợi khung không màu, vách dày, phân nhánh, đƣờng kính 1,7-2,5 m. Bào tử hình trụ, không màu hơi uốn cong, 5-7,5 2-2,5 m. Mọc trên cây lá rộng, gây mục trắng.

+ Loài Microporus affinis (Blume & Nees:Fr.) Kurnt. Cuống nấm mọc bên, dài 1-2cm, thô 3-5mm, cùng màu với tán nấm. Quả thể sống 1 năm, có cuống, chất da, tán mọc đơn lẻ hoặc thành đám, hình gần tròn hoặc hình quạt dạng thìa, kích thƣớc 25-35 x 30-50 mm, dày 1-2mm, mặt tán nhẵn bóng, màu nâu đỏ, màu nâu đến nâu đến màu đen hồng. Có nếp nhăn và vân đồng tâm, mép mỏng, dạng lƣợn sóng,phía dƣới mép không có lỗ, sau khi khô hơi uốn vào trong. Mô nấm màu trắng, dày 1,5mm. Ống nấm ngắn màu gỗ hoặc gần trắng, dài 0,5mm, mặt lỗ nấm màu trắng đến trắng nhạt, lỗ tròn, 8-10

lỗ/mm. Ba hệ sợi nấm, sợi sinh sản không màu, vách mỏng có khóa, đƣờng kính 2-4,5 m. Mọc trên cây lá rộng, gây mục trắng. Phân bố các nƣớc vùng nhiệt đới.

c. Đặc điểm sinh thái của các loài đã đƣợc ghi nhận

- Phân bố nấm Lỗ rất rộng, từ núi cao đến đồng bằng đều có nấm Lỗ mọc. Chúng đa dạng không chỉ về môi trƣờng sống, địa hình, loài cây vật chủ mà những nơi nào có gỗ là có nấm Lỗ. Thông thƣờng nấm Lỗ đƣợc chia ra nấm mọc trên gỗ (trên gỗ mục, thân cây, thậm chí cành cây rơi) và nấm mọc dƣới đất. Những loài mọc trên gỗ phần lớn là những loài hoại sinh, một số ít kiêm ký sinh hoặc cả hai.

Sự biến đổi số loài nấm Lỗ thƣờng phụ thuộc vào vật chủ và điều kiện khí hậu nơi chúng sinh trƣởng và phát triển. Tại khu vực nghiên cứu, nấm Lỗ cũng phân bố không đều theo loài và các cá thể. Chúng biểu hiện mọc thành đám phân bố không đều. Trên các đám không đều các loài cây, số lƣợng của chúng. độ tàn che, sản lƣợng và các tính chất khác đều không nhƣ nhau. Nguyên nhân chính của sự phân bố không đều đó chủ yếu là do độ chiếu sáng tạo nên phân bố cây chủ, sự hình thành các loài sinh vật ký sinh, hoạt động của động vật và con ngƣời.

Trong quá trình điều tra thu thập mẫu nấm Lỗ, ta có thể phát hiện đƣợc nhiều loài nấm mọc trên các cây đổ, các bãi gỗ, các cành khô thuộc các chi nấm chất da và chất bần nhƣ Pycnoporus;ít thấy các loài chất gỗ.

Theo phân tích của các nhà sinh thái học, những vùng Ôn đới và Hàn đới có ít số loài và phân bố cá thể thƣa thớt, tính đa dạng rất thấp ; ở vùng Nhiệt đới số cá thể khá đồng đều giữa mọi loài, giữa 2 cây gần nhau rất ít khi cùng loài (rừng mƣa nhiệt đới), tính đa dạng loài khá cao. Tính đa dạng loài quần xã quyết định bởi thời gian tiến hoá, tính ổn đinh của môi trƣờng và tinh có

lợi của điều kiện sinh thái. Những cây to cổ xƣa vùng Nhiệt đới hình thành sự ổn định nhất về môi trƣờng, khí hậu nhiệt độ cao, nhiều mƣa rất có lợi cho sinh trƣởng các loài sinh vật nên tính đa dạng loài lớn nhất. (Wei Yulian, 2004) [20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm lỗ polyporaceae tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)