Phƣơng pháp phân tích mẫu vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm lỗ polyporaceae tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 37)

3. Nội dung nghiên cứu

2.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu vật

 Mô tả đặc điểm bên ngoài cần thể hiện rõ:

- Mũ nấm (pileus): Kích thƣớc, hình dạng, bề mặt, màu sắc - Thịt nấm (context): Độ dày và màu sắc

- Lá nấm (lamellae): cách đính, khoảng cách, độ rộng, màu sắc.

- Cuống nấm (stipe): kích thƣớc, hình dạng, bề mặt, màu sắc ở đỉnh và ở chân, các đính ở rễ

- Mùi, vị, màu sắc bào tử

Trong ngày sau khi thu mẫu nấm về, dung dao cắt mũ nấm ra khỏi cuống, úp xuống một tờ giấy, lấy cốc úp lại để thu bào tử nấm. Tiến hành phân tích mẫu nhờ các thiết bị: kính hiển vi.

Hình 2.2. Cấu tạo của nấm

a. quả thể nấm; b. thịt nấm; c. lỗ nấm; d. phiến nấm; e. cuống nấm

 Cách soi mẫu qua kính hiển vi:

- Mẫu vật phân tích tốt nhất là mẫu tƣơi vừa mới thu hái hoặc ngay ngày hôm sau sử dụng kính hiển vi để soi mẫu nấm:

- Cắt một mảnh thật nhỏ và mỏng từng bộ phận của nấm nhƣ lá nấm, mũ nấm và cuống nấm để soi các cấu trúc hiển vi. Thƣờng dùng các vật kính phóng to 4 lần và 100 lần để soi mẫu.

- Bào tử nấm thƣờng đƣợc tìm thấy tại lỗ nấm, ta có thể thấy hình dạng phóng to của chúng dƣới vật kính 100. Bào tử thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae thấy dƣới một số dạng nhƣ hình 2.3 dƣới đây.

a b

c

d

Hình 2.3. Một số hình dạng của bào tử

A. Bào tử hình trụ; B. Bào tử hình trụ lõm; C. Hạt điều; D. Dạng hạt thóc; E. Thuôn elip; F. Elip rộng; G. Gần với hình cầu; H. Hình cầu; I. Gai; J. Gai lồi hình hạt thóc; K. Vách dày, có nhân, đỉnh lõm

(Nguồn sách: Polypores of British Columbia 2017) [4]

- Lỗ nấm, mũ nấm, thân nấm thƣờng đƣợc soi để xem cấu trúc cấu tạo, ví dụ nhƣ ở thân nấm sẽ quan sát đƣợc cấu trúc dạng sợi (stipitipellis) khi soi bằng vật kính 100.

- Những lát cắt mẫu tƣơi thƣờng đƣợc quan sát trong nƣớc cất. Khi mẫu nấm quá bé và khô lại, trƣớc khi cắt có thể ngâm vào trong nƣớc cho mẫu phình to

ra để dễ dàng cho việc cắt mảnh mẫu nấm ở từng bộ phận. Khi soi tại vật kính 100 phải dung dầu soi kính, sau khi sử dụng xong cần sử dụng isopropamol để lau sạch kính hiển vi, tấm kính và lamen kính đƣợc rửa bằng nƣớc xà phòng tại phòng thí nghiệm.

Lƣu ý: mô tả hình thái soi kính hiển vi cần vẽ và chụp ảnh lại các hình ảnh: -Hình dạng của bào tử

-Cấu trúc của thân nấm, lá nấm và cuống nấm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm lỗ polyporaceae tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 37)