3. Nội dung nghiên cứu
3.5.2. Các giải pháp bảo tồn
Kiểm soát việc thu mẫu họ nấm lỗ Polyporaceae
- Việc thu mẫu nấm với mọi mục đích nghiên cứu đều phải có giấy xin phép, nếu làm trái cần có hình thức xử phạt khi bị bắt gặp đang thu mẫu trái phép tại Vƣờn quốc gia.
- Tăng cƣờng việc kiểm tra giám sát việc thu mẫu.
- Lập hệ thống thông tin theo dõi việc thu mẫu tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn. Quy hoạch, tạo lập hệ thống bảo tồn họ nấm lỗ Polyporaceae
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, điều tra, giám sát hiện trạng đa dạng sinh học về họ nấm lỗ Polyporaceae , dùng giải trình tự DNA để phân loại chính xác loài, nghiên cứu các đặc điểm sinh học, môi trƣờng sống của chi nấm, từ đó tạo lập cơ sở dữ liệu cho việc quản lý vào bảo tồn họ nấm lỗ Polyporaceae.
- Tạo lập hệ thống thông tin theo dõi hiện trạng của họ nấm lỗ Polyporaceae nói riêng và các sinh vật khác của Vƣờn quốc gia nói chung.
- Hoàn thiện quy hoạch và phân khu quy hoạch họ nấm lỗ Polyporaceae . Đề bảng hiệu, rà chắn để du khách có thể tham quan nhƣng không xâm hại.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về nấm lớn Giải pháp về kỹ thuật
- Tiến hành điều tra, giám định để đánh giá toàn diện hiện trạng các loài nấm lớn trên địa bàn Vƣờn quốc gia; thu thập, nghiên cứu các thông tin về đặc điểm sinh thái học của các loài chủ yếu và các loài nấm có giá trị cao, trong đó cần làm rõ: loại hình rừng, sinh cảnh, điều kiện sống để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp phát triền tiềm năng khoa học, kinh tế của các loài nấm lớn .
- Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nƣớc trong bảo tồn đa dạng sinh học, đầu tƣ cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và các loài nấm lớn nói riêng.
- Tăng cƣờng phòng chống chữa cháy rừng bằng cách tăng cƣờng trang thiết bị cho kiểm lâm gồm các phƣơng tiện hoạt động phù hợp với địa bàn rừng núi, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng.
Giải pháp kinh tế
- Hỗ trợ ngƣời dân trong việc học nghề, hỗ trợ vốn bán đầu mở trang trại nuôi trồng nấm.
- Tăng cƣờng đào tạo nghề, khuyến khích ngƣời lao động học tập, nâng cao trình độ tay nghề nuôi trồng nấm.
Giải pháp về đào tạo, giáo dục và tuyên truyền:
- Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho các cán bộ địa phƣơng nhằm đảm bảo mỗi cán bộ đều có đƣợc tiếp cận những kiến thức mới nhất về bảo vệ rừng; để đƣa ra phƣơng pháp tốt trong vận động, tuyên truyền quần chúng, nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng đến ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ du khách thập phƣơng.
Nhận xét: Với những biện pháp bảo tồn đã đƣợc nêu trên, biện pháp cần chú trọng chính thứ nhất là việc quản lý chặt chẽ, kiểm soát thu mẫu bởi vì hiện nay số lƣợng ngƣời dân và khách du lịch ra vào Vƣờn quốc gia khá nhiều khó có thể quản lý chặt chẽ mặc dù cơ quan Kiểm lâm hoạt động rất tích cực và có trách nhiệm. Tuy nhiên có nhiều ngƣời dân vẫn có thể ra vào VQG theo đƣờng trái phép nên cần quản lý chặt chẽ việc ra vào VQG. Thứ hai là tăng cƣờng bảo tồn giống và quy hoạch hệ thống thông tin hiện trạng loài nấm nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo tồn lƣu trữ loài. Từ việc bảo tồn lƣu trữ loài có thể kết hợp với làm kinh tế nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thu đƣợc 67 mẫu nấm, trong đó có 30 mẫu nấm thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae gồm 5 chi, 12 loài: Hexagonia tenuis, Microporus affinis, Microporus vernicipes, Microporus flabelliformis, Microporus xanthopus, Polyporus badius, Pycnoporus sanguineus, Polyporus
perennis, Polyporus arcularius, Megasporoporia hexagonoides.
Về độ phong phú loài: Đã thu đƣợc 30 mẫu thuộc họ nấm Lỗ Polyporaceae, trong đó Hexagonia tenuis chiếm 20%, Polyporus arcularius
chiếm 13,3%, Microporus xanthopus có độ phong phú tƣơng đối chiếm 10%. Các loài thuộc 4 chi là Megasporoporia, Microporus, Polyporus và
Pycnoporus có độ phong phú chiếm 6,7%.
Xây dựng đƣợc lƣợc đồ phân bố các loài của họ nấm lỗ Polyporaceae. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển họ nấm lỗ Polyporaceae và môi trƣờng sống của chúng nhƣ: kiểm soát việc thu mẫu nấm lỗ Polyporaceae, quy hoạch khu vực bảo tồn nấm lỗ Polyporaceae, tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về nấm lớn, hợp tác trong nƣớc và quốc tế…
Kiến nghị
Khu vực nghiên cứu có diện tích khá lớn và đƣợc biết tới là nơi có độ ĐDSH về thực vật nói chung và nấm nói riêng, do đó cần có sự nghiên cứu sâu hơn nữa cũng nhƣ thành lập đƣợc danh sách loài chính thức và đầy đủ cho khu vực. Mở rộng quy mô nghiên cứu để đánh giá tác động vai trò của con ngƣời tới môi trƣờng sống của họ nấm lỗ Polyporaceae. Nghiên cứu quy trình trồng nấm có giá trị, từ đó tiến hành trồng nấm để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nghiên cứu thêm về trình tự ADN của các loài nấm ở các Vƣờn quốc gia khác ở Việt Nam và trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nƣớc ngoài
1. B.K Cui và H.J Li (2012), Taxonomy and phylogeny of the genus
Megasporoporia and its related general, Mycologia.
2. Bi Zhishu, Zheng Guoyang, Li Taihui (1993), The Macrofungus Flora Of
China’s Guangdong Province. Chinese University Press.
3. Hawksworth D. L., Kirk P. M., Sutton B. C. and Pegler D. N. (1995),
Ainsworth and Bisby's Dictionary of the Fungi, 8th ed., International
Mycological Institute, Kew.
4. James Ginnis (2017), Polypores of British Columbia Prov. B.C., Victoria, B.C. Tech. Rep. 104
5. Kirk, P.M.; Cannon, P.F.; Minter, D.W.; Stalpers, J.A. 2008. Dictionary of
the Fungi, Tenth Edition BABI Europe-UK
6. Kreds, 1989, Ecological Methodology, Harper & Row Publishers, New York.
7. M. D. Mashitah,Z. Zulfadhly &S. Bhatta (2009), Binding Mechanism of Heavy Metals Biosorption by Pycnoporus Sanguineus.
8. Michael Kuo (2010), Mushrooms taxanomy, Mushroom expert.
9. Murrill, W. A. (1905). The Polyporaceae of North America--XII. A
synopsis of the white and bright-colored pileate species. Bulletin of the
Torrey Botanical Club 32: 469-493
10. Pegler D. N., Spooner B. (1994), The mushroom identifier, The Apple Press, London.
11. Peter E Mortimer, Jianchu Xu, Samantha C Karunarathna, Kevin D Hyde (2014) Mushrooms for Trees and People
13. Ryvarden L., Gilbertson R. L. (1993), European Polypores Part 1, Groland Grafiske A/s Oslo, Norway
14. Singer R. (1986), The Agaricales in modern taxonomy, Sven Koeltz Scientific Books, Germany.
15. Smith Myron L., Johann N. Bruhn & James B. Anderson (1992), The
fungus Armillaria bulbosa in among the largest and oldest living organisms,
Nature 356, pp. 428-431.
16. Smith Myron L., Johann N. Bruhn & James B. Anderson (1992), The
fungus Armillaria bulbosa in among the largest and oldest living organisms,
Nature 356, pp. 428-431.
17. Teng S. C. (1996), Fungi of China, Mycotaxon Ltd., New York.
18. Tom Volk (2010), Tom Volk's Fungus Department of Biologi,. 9-2010. 19. Tom Volk (2010), Tom Volk's Fungus of the month. University of Wisconsin – La Crosse.
20. Wei Yulian (2004), Ecological function of wood-inhabiting fungi in forest
ecosystem, Chinese Journal of Applied Ecology.
21. Zhou Qixing (2008), Heavy metal pollution ecology of macro-fungi:
Research advances and expectation, Chinese Journal of Applied Ecology.
Tài liệu trong nƣớc
22. Lê Xuân Thám (2003), Nấm Linh Chi tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam, nhà xuất bản Khoa Học và Kĩ Thuật.
23. Lê Xuân Thám, Phạm Ngọc Dƣơng (2013), Atlas nấm Cát Tiên, Nxb Đồng Nai
24. Nguyễn Phƣơng Uyên (2005), Khảo sát sinh trưởng một chủng nấm Vân
chi đen (Trametes versicolor) có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đại học Nông
25. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Quốc Thông, Trần Đình Thắng (2015),
Thành phần hóa học của quả thể nấm tổ ong lông thô (Hexagonia
apiaria (Pers.) Fr.) ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Vinh.
26. Phạm Nữ Kim Hoàng, Phan Hữu Hùng, Đỗ Thị Thiên Lý, Lê Thị Châu, Trƣơng Bình Nguyên (2012), Điều tra ban đầu về khu hệ nấm lớn dọc tuyến
đường tỉnh 723 thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng), Hội nghị
khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6.
27. Trần Tuấn Kha (2009), Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài
nấm Lỗ (Aphyllophorales) tại vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội . Tạp chí NN và
PTNT, số 4/2009
28. Trần Đình Thắng (2012), Tổng quan dự án dữ liệu nấm lớn, Trƣờng đại học Vinh
29. Trần Tuấn Kha (2015), Luận án tiến sĩ lâm nghiệp, Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh thái học của các loài thuộc bộ nấm Lỗ Polyporales làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nấm lớn ở vườn
quốc gia Ba Vì, Đại học Lâm Nghiệp.
30. Trần Thị Phú (2018), Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam,
Học viện Khoa học và Công nghệ.
31. Trịnh Tam Bảo, Trịnh Tam Kiệt (2011), Đa dạng nấm lớn Việt Nam và
giá trị tài nguyên của chúng, Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ
nhất hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
32. Trịnh Tam Kiệt ( 2011), Nấm lớn ở Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản KHTN&CN, Hà Nội
33. Trịnh Tam Kiệt (1980), “Vị trí của nấm trong sinh giới và hệ thống của
34. Trịnh Tam Kiệt (1980), Vị trí của nấm trong sinh giới và hệ thống của
chúng theo quan điểm hiện đại, Tạp chí Sinh học, Tập 2(4), tr. 11-15.
35. Trịnh Tam Kiệt (2014), Danh lục nấm tại Việt Nam, nhà xuất bản NN, Hà Nội.